Đến nội dung

Hình ảnh

Chứng minh rằng tồn tại vô số các số nguyên tố có dạng $4k + 3$.

- - - - - phản chứng minh

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 14 trả lời

#1
tcm

tcm

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 250 Bài viết

Bài 1: Chứng minh rằng tồn tại vô số các số nguyên tố có dạng $4k + 3$.

 

Cách giải (của sách):

 

Nhận xét: Mỗi số dạng $n = 4k + 3$ sẽ có ít nhất một ước nguyên tố có dạng đó.

Thật vậy, rõ ràng $n$ có ước cùng dạng với nó vì bản thân $n$ là ước của $n$. Gọi $p$ là ước nhỏ nhất trong các ước như thế. Nếu $p$ là số nguyên tố thì nhận xét được chứng minh. Nếu $p$ là hợp số thì $p$ phân tích được thành tích các thừa số nguyên tố lẻ (do $p$ lẻ). Các thừa số này không thể có cùng dạng $4m + 1$ (vì khi đó theo câu a, $p$ sẽ có dạng $4m + 1$). Vậy ít nhất một thừa số nguyên tố có dạng $4k + 3$.

Giả sử chỉ có hữu hạn các số nguyên tố có dạng $4k + 3$ là $p_{1}, p_{2}, ..., p_{n}$.

Xét số $N = 4p_{1}p_{2}...p_{n} - 1$ thì $N$ có dạng $4k + 3$. Theo nhận xét trên thì $N$ có ít nhất một ước nguyên tố dạng $4k + 3$. Nhưng từ cách xác định $N$ thì $N$ không thể chia hết cho bất cứ số nguyên tố nào có dạng $4k + 3$. Điều mâu thuẫn này chứng tỏ giả sử trên là sai. Vậy có vô số các số nguyên tố có dạng $4k + 3$.

 

Mình thắc mắc ở những chỗ in đậm:

1. Vì sao lại gọi $p$ là ước nhỏ nhất mà ko phải là ước lớn nhất hay ước bất kỳ trong các ước của $n$?

2. Vì sao $p$ là số nguyên tố mà nhận xét được chứng minh? Giả sử số $55$ có dạng $4k + 3$, số này có hai ước là $5$ và $11$. Rõ ràng ước nhỏ nhất $5$ là số nguyên tố nhưng chỉ có dạng $4k + 1$, chỉ $11$ mới có dạng $4k + 3$ !

 

Bài 2: Cho $a, b$ là 2 số thực sao cho với mọi số thực $c > 0$ ta luôn có $a < b + c$. Chứng minh rằng $a \leqslant b$.

 

Cách giải (của sách):

 

Giả sử ngược lại là $a > b$. Khi đó $\frac{a - b}{2} > 0$. Do $a < b + c$ nên với mọi $c > 0$ nên với $c = \frac{a - b}{2}$, ta có: $a < b + \frac{a - b}{2}$ hay $a < b$. Điều này mâu thuẫn với giả sử $a > b$. Suy ra giả sử $a > b$ là sai. Vậy $a \leqslant b$.

 

Mình thắc mắc là với $c > 0$ và $\frac{a - b}{2} > 0$ thì có thể đồng nhất $c = \frac{a - b}{2}$ được sao?

 

Mình cảm ơn trước.


Laugh as long as we breathe, love as long as we live!


#2
khgisongsong

khgisongsong

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 103 Bài viết

đúng hết rồi mà bạn

bài 1 bạn chú ý chỗ Gọi  p là ước nhỏ nhất trong các ước như thế

ý của họ p là ước nhỏ nhất trong những ước có dạng 4k+3 của n

nên trong trường hợp số 55 thì phải trọn p=11

người ra muốn p là ước nhỏ nhất vì nếu p là hợp số => p có ước dạng 4i+3  mà 4i+3<p =>4i+3 mới là ước nhỏ nhất có dạng 4k+3 của n trái với điều giả sử p là nhỏ nhất nên p phải là số nguyên tố

bài 2

người ta nói là với mọi c>0 nên bạn có thể chọn giá trị dương bất kì cho c


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi khgisongsong: 07-07-2017 - 09:50

$\frac{(x!)^2.(-1)^x+1}{2x+1}\in Z $ (với $x\in N)<=>2x+1$ là số nguyên tố


#3
tcm

tcm

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 250 Bài viết

Lần sau bạn viết có chấm phẩy đàng hoàng nha bạn.

 

người ra muốn p là ước nhỏ nhất vì nếu p là hợp số => p có ước dạng 4i+3  mà 4i+3<p =>4i+3 mới là ước nhỏ nhất có dạng 4k+3 của n trái với điều giả sử p là nhỏ nhất nên p phải là hợp số

 

Ở đoạn cuối của câu trên, sao bạn là nói là "giả sử p ..."?

Mình thấy trong cách giải trên thì nó ghi là "Gọi ..." mà nhỉ?

Thêm nữa là đoạn này đang giải thích cho việc "Mỗi số dạng $4k + 3$ sẽ có ít nhất một ước nguyên tố có dạng đó.", vậy thì sao lại có thể áp dụng điều này để nói rằng nếu $p$ là hợp số và chưa nhỏ nhất (nhưng có dạng $4k + 3$) thì sẽ có thêm 1 ước nữa dạng $4k + 3$?

 

Bài 2: Vậy thì đối với những bài khác mà trường hợp tương tự như vậy cũng có thể áp dụng được hả bạn?


Laugh as long as we breathe, love as long as we live!


#4
khgisongsong

khgisongsong

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 103 Bài viết

Lần sau bạn viết có chấm phẩy đàng hoàng nha bạn.

 

 

Ở đoạn cuối của câu trên, sao bạn là nói là "giả sử p ..."?

Mình thấy trong cách giải trên thì nó ghi là "Gọi ..." mà nhỉ?

Thêm nữa là đoạn này đang giải thích cho việc "Mỗi số dạng $4k + 3$ sẽ có ít nhất một ước nguyên tố có dạng đó.", vậy thì sao lại có thể áp dụng điều này để nói rằng nếu $p$ là hợp số và chưa nhỏ nhất (nhưng có dạng $4k + 3$) thì sẽ có thêm 1 ước nữa dạng $4k + 3$?

 

dùng mệnh đề này cho đoạn chứng minh p có ước dạng 4k+3 :

một hợp số n=4k+3 luôn có 1 ước dạng 4a+3 ( n nguyên tố thì hiển nhiên đúng rồi)

cách chứng minh

giả sử hợp số n=4k+3 không có ước nào dạng 4a+3

$=> 4k+3 = (4a_1+1).(4a_2+1)...(4a_m+1)$

dễ thấy vô lý vì vế phải chia 4 dư 1, vế trái chia 4 dư 3

vậy điều giả sử là sai => hợp số dạng 4k+3 luôn có 1 ước dạng 4a+3


$\frac{(x!)^2.(-1)^x+1}{2x+1}\in Z $ (với $x\in N)<=>2x+1$ là số nguyên tố


#5
tcm

tcm

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 250 Bài viết

một hợp số n=4k+3 luôn có 1 ước dạng 4a+3 ( n nguyên tố thì hiển nhiên đúng rồi)

 

Vậy thì tóm lại là có liên quan gì đâu nhỉ?

Nhận xét là mỗi số dạng $n = 4k + 3$ sẽ có ít nhất một ước nguyên tố có dạng đó.

Trích một câu trong cách giải của sách trên: Nếu $p$ là hợp số thì $p$ phân tích được thành tích các thừa số nguyên tố lẻ (do $p$ lẻ). Các thừa số này ko thể có cùng dạng $4m + 1$. Vậy ít nhất một thừa số nguyên tố có dạng $4k + 3$.

Bạn nói: người ra muốn p là ước nhỏ nhất vì nếu p là hợp số => p có ước dạng 4i+3  mà 4i+3<p =>4i+3 mới là ước nhỏ nhất có dạng 4k+3 của n trái với điều giả sử p là nhỏ nhất nên p phải là hợp số

Vậy thì cách giải của sách là trái với điều giả sử rồi hả?


Laugh as long as we breathe, love as long as we live!


#6
khgisongsong

khgisongsong

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 103 Bài viết

à quên mình viết lộn 

người ra muốn p là ước nhỏ nhất vì nếu p là hợp số => p có ước dạng 4i+3  mà 4i+3<p =>4i+3 mới là ước nhỏ nhất có dạng 4k+3 của n trái với điều giả sử p là nhỏ nhất nên p phải là số nguyên tố


$\frac{(x!)^2.(-1)^x+1}{2x+1}\in Z $ (với $x\in N)<=>2x+1$ là số nguyên tố


#7
tcm

tcm

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 250 Bài viết

à quên mình viết lộn 

người ra muốn p là ước nhỏ nhất vì nếu p là hợp số => p có ước dạng 4i+3  mà 4i+3<p =>4i+3 mới là ước nhỏ nhất có dạng 4k+3 của n trái với điều giả sử p là nhỏ nhất nên p phải là số nguyên tố

 

Mình chưa hiểu, bạn có thể giải thích rõ thêm không? (có ví dụ)


Laugh as long as we breathe, love as long as we live!


#8
khgisongsong

khgisongsong

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 103 Bài viết

p là ước nhỏ nhất dạng 4k+3 của n

 

vì p có dạng 4k+3 suy ra p có ước dạng 4k+3, gọi ước đó là v => v<p

có $n \vdots p , p \vdots  v => n \vdots  v$ => v cũng là ước dạng 4k+3 của n , mà v<p trái với điều giả sử p là ước nhỏ nhất dạng 4k+3 của n


$\frac{(x!)^2.(-1)^x+1}{2x+1}\in Z $ (với $x\in N)<=>2x+1$ là số nguyên tố


#9
tcm

tcm

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 250 Bài viết

=> v cũng là ước dạng 4k+3 của n , mà v<p trái với điều giả sử p là ước nhỏ nhất dạng 4k+3 của n

 

Mình cũng công nhận là trái với điều giả sử thật, nhưng nếu gọi nó là "trái" thì chẳng lẻ cách giải của sách ở post đầu cũng bị "trái" sao?

 

Vì nó nói "nếu $p$ là hợp số thì sẽ phân tích được thành tích của các thừa số nguyên tố lẻ (do $p$ lẻ). Mà các thừa số này ko thể có cùng dạng $4m + 1$ (vì khi đó, $p$ cũng sẽ có dạng $4m + 1$). Vậy sẽ có ít nhất một thừa số nguyên tồ dạng $4m + 3$ ..." mà ?


Laugh as long as we breathe, love as long as we live!


#10
khgisongsong

khgisongsong

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 103 Bài viết

cách giải của sách đúng mà nó giả sử p là hợp số để suy ra vô lý => p nguyên tố


$\frac{(x!)^2.(-1)^x+1}{2x+1}\in Z $ (với $x\in N)<=>2x+1$ là số nguyên tố


#11
tcm

tcm

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 250 Bài viết

cách giải của sách đúng mà nó giả sử p là hợp số để suy ra vô lý => p nguyên tố

 

Suy ra vô lý chỗ nào?

"$p$ là hợp số" chỉ là một trường hợp thôi mà.

Phép phản chứng chỉ được dùng ở dưới để chứng minh sự tồn tại vô hạn các số nguyên tố dạng $4k + 3$ thôi mà, còn để chứng minh mỗi số dạng $n = 4k + 3$ có ít nhất 1 ước nguyên tố dạng đó thì đâu dùng chứng minh phản chứng mà lại "vô lý"?

 

Và mình cũng đâu có nói sách giải sai? Mình đang hỏi vì sao sách lại đặt "$p$ là ước nhỏ nhất trong các ước như thế ..."?


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tcm: 08-07-2017 - 12:06

Laugh as long as we breathe, love as long as we live!


#12
khgisongsong

khgisongsong

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 103 Bài viết

người ta cũng dùng phản chứng để chứng minh p nguyên tố mà

bạn thấy chố "nếu" p là hợp số không


$\frac{(x!)^2.(-1)^x+1}{2x+1}\in Z $ (với $x\in N)<=>2x+1$ là số nguyên tố


#13
tcm

tcm

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 250 Bài viết

người ta cũng dùng phản chứng để chứng minh p nguyên tố mà

bạn thấy chố "nếu" p là hợp số không

 

"Nếu $p$ là hợp số ..." thì sao?

Mình nghĩ nếu là chứng minh phản chứng thì phải có "Giả sử ..." và mâu thuẫn chứ !


Laugh as long as we breathe, love as long as we live!


#14
khgisongsong

khgisongsong

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 103 Bài viết

nếu và giả sử khác nhau à ??? bạn hỏi kì vậy


$\frac{(x!)^2.(-1)^x+1}{2x+1}\in Z $ (với $x\in N)<=>2x+1$ là số nguyên tố


#15
tcm

tcm

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 250 Bài viết

nếu và giả sử khác nhau à ??? bạn hỏi kì vậy

 

Vậy thì mâu thuẫn ở đâu bạn?

Theo hiểu biết của mình thì khi dùng phản chứng phải có mâu thuẫn, trong khi cách chứng minh rằng số có dạng $4k + 3$ sẽ có ít nhất 1 ước nguyên tố dạng đó lại ko thấy có mâu thuẫn ở đâu thì sao lại kêu là phản chứng ? Đâu phải có từ "nếu" là kêu phản chứng được.

Với lại bạn đang ko trả lời câu hỏi mà mình đặt ra, lại càng làm rối tung thêm, nên bạn có thể xem và thôi trả lời nữa.


Laugh as long as we breathe, love as long as we live!






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: phản chứng minh

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh