Đến nội dung

Hình ảnh

1 số bài tập Số học


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 6 trả lời

#1
OldMemories

OldMemories

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 53 Bài viết

1.$Giả sử m\geq n là các só tự nhiên thỏa mãn (2017k-1,m)=(2017k-1,n)Với mọi k \in N . Cm \exists k sao cho m=2017^{t}*n$

2.Cmr với p nguyên tố thì tồn tại vô hạn n sao cho $n*2^{n}-1\vdots p$

3.$Cmr số 2^{p}-1 với p nguyên tố chỉ có ước số dạng 2pk+1$

4.Cmr mọi số tự nhiên đều viết đc dưới dạng hiệu của 2 số tự nhiên khác mà tập hợp các ước số nguyên tố của 2 số này trùng nhau


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi OldMemories: 13-07-2017 - 22:26


#2
slenderman123

slenderman123

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 175 Bài viết

Câu 3: Giả sử $2^{p}-1$ có ước là $2pk+q(p,k,q \in N)$ thì tồn tại số tự nhiên $t$ nào đó sao cho $2^{p}-1=(2pk+q)t$

Áp dụng định lý Fermat nhỏ ta sẽ có $2^{p}\equiv 2(modp)$, dẫn đến $2^{p}-1\equiv 1(modp)$ , suy ra $(2pk+q)t\equiv 1(modp)$, lại có $2pkt \vdots  p$ nên $qt \equiv 1(modp)$, suy ra $t=q=1$ (do $p,t \in N$) $(ĐPCM)$


Nguyễn Văn Tự Cường - Trường THPT Chuyên LQĐ - Quảng Trị


#3
duylax2412

duylax2412

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 191 Bài viết

Câu 1 của bạn sửa lại là tồn tại $t$ chứ.Lời giải:

Để ý thấy $2017$ là số nguyên tố.

Đặt:$m=2017^{\alpha }.m_1;n=2017^{\beta }.n_1$ ($\alpha ,\beta \geq 0$ và $(m_1,2017)=(n_1,2017)=1$)

Lại có: $(2017k-1,m)=(2017k-1,2017^{\alpha }.m_1)=(2017k-1,m_1)$

Tương tự cũng có: $(2017k-1,n)=(2017k-1,n_1)$

Suy ra:$(2017k-1,m_1)=(2017k-1,n_1)$

Mặt khác luôn tồn tại $k_o$ thỏa: $2017k_o-1 \vdots m_1$

Khi đó $m_1=(2017k_o-1,m_1)=(2017k_o-1,n_1)|n_1$ hay $m_1|n_1$

Tương tự $n_1|m_1$ từ đó cho ta $m_1=n_1$.Cuối cùng ta được $m=2017^{\alpha -\beta }.n \rightarrow Q.E.D$


Chỉ có hai điều là vô hạn: vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người, và tôi không chắc lắm về điều đầu tiên.

Only two things are infinite, the universe and human stupidity, and I'm not sure about the former.

ALBERT EINSTEIN

 

 


#4
slenderman123

slenderman123

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 175 Bài viết

.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi slenderman123: 14-07-2017 - 09:39

Nguyễn Văn Tự Cường - Trường THPT Chuyên LQĐ - Quảng Trị


#5
duylax2412

duylax2412

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 191 Bài viết

Câu 3: Giả sử $2^{p}-1$ có ước là $2pk+q(p,k,q \in N)$ thì tồn tại số tự nhiên $t$ nào đó sao cho $2^{p}-1=(2pk+q)t$

Áp dụng định lý Fermat nhỏ ta sẽ có $2^{p}\equiv 2(modp)$, dẫn đến $2^{p}-1\equiv 1(modp)$ , suy ra $(2pk+q)t\equiv 1(modp)$, lại có $2pkt \vdots  p$ nên $qt \equiv 1(modp)$, suy ra $t=q=1$ (do $p,t \in N$) $(ĐPCM)$

Bạn có chắc $qt \equiv 1(mod p)$ thì có được $q=t=1$ nên nhớ điều này chưa chắc vì có thể tồn tại $a,b$ sao cho $ab\equiv 1(mod p)$ với $1<a,b \leq p-2$ nhé (xem cách chứng minh định lí $Wilson$ sẽ thấy)

Ví dụ nhé: $5.3 \equiv 1 (mod 7)$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi duylax2412: 14-07-2017 - 09:33

Chỉ có hai điều là vô hạn: vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người, và tôi không chắc lắm về điều đầu tiên.

Only two things are infinite, the universe and human stupidity, and I'm not sure about the former.

ALBERT EINSTEIN

 

 


#6
1ChampRivenn

1ChampRivenn

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 28 Bài viết

2.Cmr với p nguyên tố thì tồn tại vô hạn n sao cho $n*2^{n}-1\vdots p$

Nếu $p=2$ thì đề sai. Nếu xét $p$ lẻ.

Chọn $n$ có dạng $k(p-1)$ với $k\equiv -1(modp)$. Khi đó $n2^{n}\equiv k(p-1)2^{k(p-1)}\equiv^{Fermat} -k\equiv 1(modp)$

Vì có vô số $k$ thỏa mãn trên nên ta có $đpcm$



#7
1ChampRivenn

1ChampRivenn

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 28 Bài viết

 

3.$Cmr số 2^{p}-1 với p nguyên tố chỉ có ước số dạng 2pk+1$

 

 

Dễ $2^p-1$ chỉ có ước nguyên tố lẻ. Gọi $q$ là $1$ ước nguyên tố lẻ bất kì của $2^p-1$.

Gọi $h$ là số nhỏ nhất thỏa mãn $2^h-1\vdots q$.

Ta sẽ chứng minh với bất kì số $a$ nào mà $2^a-1\vdots q$ thì $a\vdots h$.  (*)

Thật vậy, do tính nhỏ nhất của $h$ nên thấy ngay $a>h$. Đặt $a=hl+r$ , $0\leqslant r\leq h-1$ . ta cần chứng mình $r=0$.

$2^a-1\vdots q,,2^h-1\vdots q\Rightarrow  2^a-1\vdots q,,2^{hl}-1\vdots q$$\Rightarrow 2^a-2^{hl}\vdots q\Rightarrow 2^{hl}(2^r-1)\vdots q$

Do $(2,q)=1$ suy ra $2^r-1\vdots q$ $\Rightarrow r=0$ ( Do $h$ là số nhỏ nhất ).
Vậy (*) là đúng.
Áp dụng ta có $2^p-1\vdots q\Rightarrow p\vdots h$. Mà $p$ nguyên tố nên $h=p$.
Lại có theo định lí $phéc-ma$ bé thì $2^{q-1}-1\vdots q$ nên áp dụng (*) ta được $q-1\vdots h$ hay $q-1\vdots p$.
$\Rightarrow q-1=lp$ . Mà $q-1$ chẵn nên $l$ chẵn. Suy ra $\Rightarrow q-1=2kp\Rightarrow q=2kp+1$
Vậy mọi ước nguyên tố của $2^p-1$ đều có dạng $2kp+1$. 
Mà mỗi ước của $2^p-1$ là tich của các ước nguyên tố của $2^p-1$. Do đó ta chỉ cần chứng mình thêm là : tích của 2 số có dạng $2kp+1$ cũng sẽ có dạng $2kp+1$.
Thật vậy :
$(2k_1p+1)(2k_2p+1)=4k_1k_2p^2+2(k_1+k_2)p+1=2(2k_1k_2p^2+k_1p+k_2p)p+1=2k_3p+1$
Vậy ta có đpcm

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi 1ChampRivenn: 14-07-2017 - 15:10





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh