Đến nội dung

Hình ảnh

Giải thích lý thuyết về GTLN và GTNN

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 9 trả lời

#1
Aki1512

Aki1512

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 255 Bài viết

Câu này em khoanh bừa mà nó trúng @@ Nên em ko hiểu vì sao các đáp án lại đúng hay sai nữa. 

2017-08-04_164602.png

Mà ở phát biểu II ngta ko nói vì sao nó đúng nữa... Mong mọi người giúp cho ^^


Tôi sẽ hỏi khi thực sự ko hiểu. Vì trình độ của tôi ở đó... tôi ko muốn giấu dốt bởi muốn tiến lên tôi phải sửa hết lỗ hỗng bằng việc học hỏi nhiều hơn. 


#2
KemQue

KemQue

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 47 Bài viết

I sai. Bên trên đã giải thích rõ, dấu "=" có thể không xảy ra.

III sai vì $a\le b,c\le d$ chưa thể suy ra được $a.c \le b.d$ nếu $b,d$ trái dấu. Ví dụ $1 \le 2, -3\le -2$ nhưng $1.(-3)=-3 \ge -4 =2.(-2)$.

II đúng vì ta có $a\ge b,c\ge d \Rightarrow a+c \ge b+d$ và dấu bằng sẽ xảy ra tại $x_0$.



#3
Aki1512

Aki1512

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 255 Bài viết

I sai. Bên trên đã giải thích rõ, dấu "=" có thể không xảy ra.

III sai vì $a\le b,c\le d$ chưa thể suy ra được $a.c \le b.d$ nếu $b,d$ trái dấu. Ví dụ $1 \le 2, -3\le -2$ nhưng $1.(-3)=-3 \ge -4 =2.(-2)$.

II đúng vì ta có $a\ge b,c\ge d \Rightarrow a+c \ge b+d$ và dấu bằng sẽ xảy ra tại $x_0$.

Ơ? Nhưng trong bài này làm gì có $c$ với $d$ đâu?


Tôi sẽ hỏi khi thực sự ko hiểu. Vì trình độ của tôi ở đó... tôi ko muốn giấu dốt bởi muốn tiến lên tôi phải sửa hết lỗ hỗng bằng việc học hỏi nhiều hơn. 


#4
KemQue

KemQue

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 47 Bài viết

Ơ? Nhưng trong bài này làm gì có $c$ với $d$ đâu?

đó là lí thuyết cần nắm khi áp dụng vào bài -_-



#5
Aki1512

Aki1512

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 255 Bài viết

đó là lí thuyết cần nắm khi áp dụng vào bài -_-

Mình hình như hiểu hiểu lí thuyết bạn nói

Nhưng mà mình ko hiểu điều này.

Nếu GTNN của 2 biểu thức cộng lại với nhau thì nó trở thành nhỏ nhất. Còn GTLN của 2 biểu thức cộng lại với nhau thì nó trở thành lớn nhất.

Nhưng GTNN của 2 biểu thức nhân với nhau trở thành nhỏ nhất nếu hai GTNN đó cùng dấu? Và GTLN của 2 biểu thức nhân với nhau trở thành lớn nhất nếu hai GTLN đó cùng dấu?

Có đúng vậy ko?


Tôi sẽ hỏi khi thực sự ko hiểu. Vì trình độ của tôi ở đó... tôi ko muốn giấu dốt bởi muốn tiến lên tôi phải sửa hết lỗ hỗng bằng việc học hỏi nhiều hơn. 


#6
KemQue

KemQue

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 47 Bài viết

Mình hình như hiểu hiểu lí thuyết bạn nói

Nhưng mà mình ko hiểu điều này.

Nếu GTNN của 2 biểu thức cộng lại với nhau thì nó trở thành nhỏ nhất. Còn GTLN của 2 biểu thức cộng lại với nhau thì nó trở thành lớn nhất.

Nhưng GTNN của 2 biểu thức nhân với nhau trở thành nhỏ nhất nếu hai GTNN đó cùng dấu? Và GTLN của 2 biểu thức nhân với nhau trở thành lớn nhất nếu hai GTLN đó cùng dấu?

Có đúng vậy ko?

Cộng thì đúng vậy, còn nhân chỉ đúng khi chúng dương thôi bạn nhé.



#7
Aki1512

Aki1512

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 255 Bài viết

Cộng thì đúng vậy, còn nhân chỉ đúng khi chúng dương thôi bạn nhé.

Tại sao khi chúng âm thì ko được hả bạn?


Tôi sẽ hỏi khi thực sự ko hiểu. Vì trình độ của tôi ở đó... tôi ko muốn giấu dốt bởi muốn tiến lên tôi phải sửa hết lỗ hỗng bằng việc học hỏi nhiều hơn. 


#8
KemQue

KemQue

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 47 Bài viết

Tại sao khi chúng âm thì ko được hả bạn?

$-4<-2,-3<-1$ thế theo như bạn nói thì $-4.-3<-2.-1$???



#9
Aki1512

Aki1512

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 255 Bài viết

$-4<-2,-3<-1$ thế theo như bạn nói thì $-4.-3<-2.-1$???

Vậy trong bài này cho mình hỏi ngu thêm 1 câu nữa thôi.

Phải sửa phát biểu I và phát biểu III như thế nào để nó trở thành phát biểu đúng hả bạn?


Tôi sẽ hỏi khi thực sự ko hiểu. Vì trình độ của tôi ở đó... tôi ko muốn giấu dốt bởi muốn tiến lên tôi phải sửa hết lỗ hỗng bằng việc học hỏi nhiều hơn. 


#10
KemQue

KemQue

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 47 Bài viết

Để I đúng thì cần thêm dữ kiện tồn tại $x_0 \in [a;b], f(x_0)=M ,g(x_0)=P$.

Để III đúng thì cần thêm dữ kiện $f(x) >0, g(x)>0 \forall x \in [a;b]$.






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh