Đến nội dung

Hình ảnh

Tỉ số lượng giác là gì?

* * * * * 1 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 12 trả lời

#1
Tongkhangte

Tongkhangte

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 42 Bài viết

Chào mọi người, hôm nay mình đăng bài vì có thắc mắc về một vấn đề mình đã học ở lớp 9. Như tiêu đề bài viết, mình chưa hiểu như thế nào là tỉ số lượng giác. Tất nhiên là mình đã biết sin = $\frac{đối}{huyền}$,... nhưng mình không biết kết quả đó từ đâu mà có. Vả lại, nếu ta bấm máy: sin(30) thì = $\frac{1}{2}$. Mình không hiểu kết quả này được tính như thế nào, liệu có cách nào có thể tính được nó không cần dùng máy tính không? Mong các bạn giải đáp giúp mình. Xin cảm ơn trước  :D  :D


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Tongkhangte: 05-08-2017 - 08:09


#2
bunhiaxcopki

bunhiaxcopki

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 30 Bài viết

Chào mọi người, hôm nay mình đăng bài vì có thắc mắc về một vấn đề mình đã học ở lớp 9. Như tiêu đề bài viết, mình chưa hiểu như thế nào là tỉ số lượng giác. Tất nhiên là mình đã biết sin = $\frac{đối}{huyền}$,... nhưng mình không biết kết quả đó từ đâu mà có. Vả lại, nếu ta bấm máy: sin(30) thì = $\frac{1}{2}$. Mình không hiểu kết quả này được tính như thế nào, liệu có cách nào có thể tính được nó không cần dùng máy tính không? Mong các bạn giải đáp giúp mình. Xin cảm ơn trước  :D  :D

từ xưa lắm rr.

cái này chỉ có học thuộc bảng tính sin cot tag cos thì mới k dùng máy thôi



#3
MoMo123

MoMo123

    Sĩ quan

  • Điều hành viên THCS
  • 334 Bài viết

Chào mọi người, hôm nay mình đăng bài vì có thắc mắc về một vấn đề mình đã học ở lớp 9. Như tiêu đề bài viết, mình chưa hiểu như thế nào là tỉ số lượng giác. Tất nhiên là mình đã biết sin = $\frac{đối}{huyền}$,... nhưng mình không biết kết quả đó từ đâu mà có. Vả lại, nếu ta bấm máy: sin(30) thì = $\frac{1}{2}$. Mình không hiểu kết quả này được tính như thế nào, liệu có cách nào có thể tính được nó không cần dùng máy tính không? Mong các bạn giải đáp giúp mình. Xin cảm ơn trước  :D  :D

Mình có cách này không biết có được không

bạn có thể tìm hiểu ở đây https://vi.wikipedia...wiki/Lượng_giác  hoặc  ở đây https://vi.wikipedia.../Hàm_lượng_giác  còn nếu bạn hỏi tại sao sin(30) =$\frac{1}{2}$, thì ta có cái này 

 

geogebra-export (2).png

 

Bạn sẽ có thể CM t/c trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng vs cạnh huyền =$\frac{1}{2}$ cạnh huyền bằng cách gấp đôi đương trung tuyến rồi CM , thế là xong

, Công việc tiếp theo bạn CM tam giác bên cân bên dưới là tam giác đều -> cạnh góc vuông bên dưới= 1/2 cạnh huyền ->...



#4
Tongkhangte

Tongkhangte

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 42 Bài viết

Tất nhiên là mình đã đọc qua mấy trang đó rồi, hiểu hết rồi. Chỉ thắc mắc là người ta tính toán như thế nào thôi.

Vậy nếu góc không phải là 30 thì sao? Nếu nó là 45 thì kết quả sẽ là $\frac{\sqrt{2}}{2}$. 

Rồi nếu từ sin$^{-1}($$\frac{\sqrt{2}}{2}$) làm sao chuyển thành số gần bằng với 30?.

 

Mong bạn giải đáp giúp mình.  :D


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Tongkhangte: 05-08-2017 - 10:41


#5
MoMo123

MoMo123

    Sĩ quan

  • Điều hành viên THCS
  • 334 Bài viết

Tất nhiên là mình đã đọc qua mấy trang đó rồi, hiểu hết rồi. Chỉ thắc mắc là người ta tính toán như thế nào thôi.

Vậy nếu góc không phải là 30 thì sao? Nếu nó là 45 thì kết quả sẽ là $\frac{\sqrt{2}}{2}$. 

Rồi nếu từ sin$^{-1}($$\frac{\sqrt{2}}{2}$) làm sao chuyển thành số gần bằng với 30?.

 

Mong bạn giải đáp giúp mình.  :D

Để chứng minh sin(45)=$\frac{\sqrt{2}}{2}$ bạn vẽ tam giác vuông cân ra rồi dùng định lí Py-ta-go CM cạnh huyền$^{2}$ = $2a^{2}$ (a là cạnh góc vuông)  từ đó -> đpcm , mình chưa học sâu về lượng giác lắm nên không thể giải thích mấy cái sâu xa nên mong bạn thông cảm :P



#6
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

Tất nhiên là mình đã đọc qua mấy trang đó rồi, hiểu hết rồi. Chỉ thắc mắc là người ta tính toán như thế nào thôi.

Vậy nếu góc không phải là 30 thì sao? Nếu nó là 45 thì kết quả sẽ là $\frac{\sqrt{2}}{2}$. 

Rồi nếu từ sin$^{-1}($$\frac{\sqrt{2}}{2}$) làm sao chuyển thành số gần bằng với 30?.

 

Mong bạn giải đáp giúp mình.  :D

Tính toán như thế nào à ? Vấn đề này có liên quan đến Toán học cao cấp. Mình sẽ cố gắng trình bày theo cách dễ hiểu nhất.

 

Đầu tiên là nói về đơn vị đo góc.

Ở THCS, ta chỉ quen với đơn vị đo góc là độ, phút, giây. Lên THPT, ta sẽ làm quen với đơn vị khác là radian ($rad$)

Ta hãy vẽ một hình tròn bán kính $R$ với góc ở tâm bằng $\alpha$.

Nếu $\alpha =90^o$ thì nó sẽ chắn một cung tròn có độ dài là $\frac{2\pi R}{4}=\frac{\pi}{2}\ R$

Nếu $\alpha =180^o$ thì nó sẽ chắn một cung tròn có độ dài là $\frac{2\pi R}{2}=\pi R$

Nếu $\alpha =60^o$ thì nó sẽ chắn một cung tròn có độ dài là $\frac{2\pi R}{6}=\frac{\pi}{3}\ R$

..................................................

..................................................

Từ đó suy ra :

Nếu $\alpha =a^o$ thì nó sẽ chắn một cung tròn có độ dài là $\frac{2\pi R.a}{360}=\frac{a\pi}{180}\ R$

Người ta gọi góc $90^o$ là góc $\frac{\pi}{2}$ radian ; góc $180^o$ là góc $\pi$ radian ; góc $60^o$ là góc $\frac{\pi}{3}$ radian (chữ radian viết tắt là rad, nhưng thường thì bỏ hẳn, không viết, mà ngầm hiểu là tính bằng rad)

Như vậy góc $a^o$ sẽ đổi thành $\frac{a\pi}{180}$ (rad)

 

Bây giờ, xét một góc có số đo là $x$ (rad).

Từ thế kỷ 18, người ta đã tìm được các công thức sau :

$\sin x\approx x-\frac{x^3}{3!}+\frac{x^5}{5!}-\frac{x^7}{7!}+\frac{x^9}{9!}-...$

$\cos x\approx 1-\frac{x^2}{2!}+\frac{x^4}{4!}-\frac{x^6}{6!}+\frac{x^8}{8!}-...$

(trong đó $k!=1.2.3.4...(k-1).k$)

Tuy đây chỉ là các công thức gần đúng nhưng càng lấy nhiều số hạng thì độ chính xác càng cao. Còn việc tìm ra các công thức này thì có liên quan đến phép khai triển Maclaurin là cái mà bạn sẽ học ở Đại học.

Thời đó chưa có máy tính nên để xây dựng các bảng sin, cos... các nhà toán học đều phải tính bằng tay (thủ công)

Để xây dựng một bảng sin, cos với 4 chữ số sau dấu phẩy (loại mà ta thường thấy in trên giấy bán ở nhà sách), các nhà toán học đã dùng 2 công thức ở trên với 5 số hạng đầu tiên (phải tính đủ 5 số hạng thì mới đạt được kết quả với sai số dưới $0,00005$). Như vậy, lập được bảng lượng giác 4 chữ số sau dấu phẩy cho các góc cách nhau $6'$ bằng thủ công quả là một "kỳ công"

Ngày nay, các công thức trên đã được lập trình cho máy tính nên ta chỉ cần bấm bấm vài cái là đã có kết quả với độ chính xác rất cao.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi chanhquocnghiem: 05-08-2017 - 14:04

...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#7
Tongkhangte

Tongkhangte

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 42 Bài viết

Tính toán như thế nào à ? Vấn đề này có liên quan đến Toán học cao cấp. Mình sẽ cố gắng trình bày theo cách dễ hiểu nhất.

 

Đầu tiên là nói về đơn vị đo góc.

Ở THCS, ta chỉ quen với đơn vị đo góc là độ, phút, giây. Lên THPT, ta sẽ làm quen với đơn vị khác là radian ($rad$)

Ta hãy vẽ một hình tròn bán kính $R$ với góc ở tâm bằng $\alpha$.

Nếu $\alpha =90^o$ thì nó sẽ chắn một cung tròn có độ dài là $\frac{2\pi R}{4}=\frac{\pi}{2}\ R$

Nếu $\alpha =180^o$ thì nó sẽ chắn một cung tròn có độ dài là $\frac{2\pi R}{2}=\pi R$

Nếu $\alpha =60^o$ thì nó sẽ chắn một cung tròn có độ dài là $\frac{2\pi R}{6}=\frac{\pi}{3}\ R$

..................................................

..................................................

Từ đó suy ra :

Nếu $\alpha =a^o$ thì nó sẽ chắn một cung tròn có độ dài là $\frac{2\pi R.a}{360}=\frac{a\pi}{180}\ R$

Người ta gọi góc $90^o$ là góc $\frac{\pi}{2}$ radian ; góc $180^o$ là góc $\pi$ radian ; góc $60^o$ là góc $\frac{\pi}{3}$ radian (chữ radian viết tắt là rad, nhưng thường thì bỏ hẳn, không viết, mà ngầm hiểu là tính bằng rad)

Như vậy góc $a^o$ sẽ đổi thành $\frac{a\pi}{180}$ (rad)

 

Bây giờ, xét một góc có số đo là $x$ (rad).

Từ thế kỷ 18, người ta đã tìm được các công thức sau :

$\sin x\approx x-\frac{x^3}{3!}+\frac{x^5}{5!}-\frac{x^7}{7!}+\frac{x^9}{9!}-...$

$\cos x\approx 1-\frac{x^2}{2!}+\frac{x^4}{4!}-\frac{x^6}{6!}+\frac{x^8}{8!}-...$

(trong đó $k!=1.2.3.4...(k-1).k$)

Tuy đây chỉ là các công thức gần đúng nhưng càng lấy nhiều số hạng thì độ chính xác càng cao. Còn việc tìm ra các công thức này thì có liên quan đến phép khai triển Maclaurin là cái mà bạn sẽ học ở Đại học.

Thời đó chưa có máy tính nên để xây dựng các bảng sin, cos... các nhà toán học đều phải tính bằng tay (thủ công)

Để xây dựng một bảng sin, cos với 4 chữ số sau dấu phẩy (loại mà ta thường thấy in trên giấy bán ở nhà sách), các nhà toán học đã dùng 2 công thức ở trên với 5 số hạng đầu tiên (phải tính đủ 5 số hạng thì mới đạt được kết quả với sai số dưới $0,00005$). Như vậy, lập được bảng lượng giác 4 chữ số sau dấu phẩy cho các góc cách nhau $6'$ bằng thủ công quả là một "kỳ công"

Ngày nay, các công thức trên đã được lập trình cho máy tính nên ta chỉ cần bấm bấm vài cái là đã có kết quả với độ chính xác rất cao.

Thật sự thì mình cũng muốn hiểu sâu về những tỉ số lượng giác này, rất thú vị. Nếu được, bạn có thể cho mình biết thêm về phép khai triển Maclaurin và công thức trên được không?  :D



#8
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

Thật sự thì mình cũng muốn hiểu sâu về những tỉ số lượng giác này, rất thú vị. Nếu được, bạn có thể cho mình biết thêm về phép khai triển Maclaurin và công thức trên được không?  :D

Vì không biết trình độ bạn lớp mấy nên trước khi nói về khai triển Maclaurin, mình xin nói sơ về các hàm số $y=\sin x$, $y=\cos x$ và các đạo hàm của chúng.

Ở THCS, ta chỉ biết $\sin$ và $\cos$ các góc từ $0$ đến $90^o$. Lên THPT, người ta mở rộng tập xác định của chúng ra toàn tập $\mathbb{R}$. Như vậy các hàm $y=\sin x$ và $y=\cos x$ có tập xác định là $\mathbb{R}$ (lưu ý $x$ ở đây tính bằng $rad$)

Hàm $y=\sin x$ có đạo hàm là $\cos x$ ; còn hàm $y=\cos x$ có đạo hàm là $-\sin x$

Trong toán học cao cấp, có định lý như thế này :

Cho $a$ và $b$ là 2 số thực thỏa mãn $a< 0<b$.

Nếu hàm $f(x)$ xác định trong $[a;b]$, có đạo hàm hữu hạn đến cấp n+1 trong $(a;b)$ thì trong $[a;b]$, hàm $f(x)$ có thể khai triển như sau :

$f(x)=f(0)+\frac{f'(0)}{1!}\ x+\frac{f''(0)}{2!}\ x^2+...+\frac{f^{(n)}(0)}{n!}\ x^n+\frac{f^{(n+1)}(c)}{(n+1)!}\ x^{n+1}$

(trong đó $c$ là một giá trị thích hợp nằm giữa $0$ và $x$)

Đây gọi là khai triển Maclaurin. Số hạng cuối cùng có giá trị tuyệt đối rất nhỏ so với giá trị tuyệt đối của các số hạng khác nên có thể viết

$f(x)\approx f(0)+\frac{f'(0)}{1!}\ x+\frac{f''(0)}{2!}\ x^2+...+\frac{f^{(n)}(0)}{n!}\ x^n$

Bây giờ xét hàm $f(x)=\sin x$, ta có $f(0)=0$ ; $f'(0)=1$ ; $f''(0)=0$ ; $f'''(0)=-1$ ; ... (cứ tuần hoàn như thế)

Thay vào thì sẽ có công thức gần đúng của $\sin x$ như ở trên kia.

 

Nếu xét hàm $f(x)=\cos x$, thì $f(0)=1$ ; $f'(0)=0$ ; $f''(0)=-1$ ; $f'''(0)=0$ ; ... (cũng tuần hoàn tương tự)

Thay vào cũng sẽ có công thức gần đúng của $\cos x$ như ở trên kia.

 

Bằng phương pháp này, người ta còn có thể khai triển rất nhiều hàm khác nữa.


...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#9
Tongkhangte

Tongkhangte

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 42 Bài viết

Tính toán như thế nào à ? Vấn đề này có liên quan đến Toán học cao cấp. Mình sẽ cố gắng trình bày theo cách dễ hiểu nhất.

 

Đầu tiên là nói về đơn vị đo góc.

Ở THCS, ta chỉ quen với đơn vị đo góc là độ, phút, giây. Lên THPT, ta sẽ làm quen với đơn vị khác là radian ($rad$)

Ta hãy vẽ một hình tròn bán kính $R$ với góc ở tâm bằng $\alpha$.

Nếu $\alpha =90^o$ thì nó sẽ chắn một cung tròn có độ dài là $\frac{2\pi R}{4}=\frac{\pi}{2}\ R$

Nếu $\alpha =180^o$ thì nó sẽ chắn một cung tròn có độ dài là $\frac{2\pi R}{2}=\pi R$

Nếu $\alpha =60^o$ thì nó sẽ chắn một cung tròn có độ dài là $\frac{2\pi R}{6}=\frac{\pi}{3}\ R$

..................................................

..................................................

Từ đó suy ra :

Nếu $\alpha =a^o$ thì nó sẽ chắn một cung tròn có độ dài là $\frac{2\pi R.a}{360}=\frac{a\pi}{180}\ R$

Người ta gọi góc $90^o$ là góc $\frac{\pi}{2}$ radian ; góc $180^o$ là góc $\pi$ radian ; góc $60^o$ là góc $\frac{\pi}{3}$ radian (chữ radian viết tắt là rad, nhưng thường thì bỏ hẳn, không viết, mà ngầm hiểu là tính bằng rad)

Như vậy góc $a^o$ sẽ đổi thành $\frac{a\pi}{180}$ (rad)

 

Bây giờ, xét một góc có số đo là $x$ (rad).

Từ thế kỷ 18, người ta đã tìm được các công thức sau :

$\sin x\approx x-\frac{x^3}{3!}+\frac{x^5}{5!}-\frac{x^7}{7!}+\frac{x^9}{9!}-...$

$\cos x\approx 1-\frac{x^2}{2!}+\frac{x^4}{4!}-\frac{x^6}{6!}+\frac{x^8}{8!}-...$

(trong đó $k!=1.2.3.4...(k-1).k$)

Tuy đây chỉ là các công thức gần đúng nhưng càng lấy nhiều số hạng thì độ chính xác càng cao. Còn việc tìm ra các công thức này thì có liên quan đến phép khai triển Maclaurin là cái mà bạn sẽ học ở Đại học.

Thời đó chưa có máy tính nên để xây dựng các bảng sin, cos... các nhà toán học đều phải tính bằng tay (thủ công)

Để xây dựng một bảng sin, cos với 4 chữ số sau dấu phẩy (loại mà ta thường thấy in trên giấy bán ở nhà sách), các nhà toán học đã dùng 2 công thức ở trên với 5 số hạng đầu tiên (phải tính đủ 5 số hạng thì mới đạt được kết quả với sai số dưới $0,00005$). Như vậy, lập được bảng lượng giác 4 chữ số sau dấu phẩy cho các góc cách nhau $6'$ bằng thủ công quả là một "kỳ công"

Ngày nay, các công thức trên đã được lập trình cho máy tính nên ta chỉ cần bấm bấm vài cái là đã có kết quả với độ chính xác rất cao.

Xin lỗi bạn, nhưng thực sự mình chưa hiểu ở chỗ, vì sao đơn vị là radian? :( . Nếu dùng bảng lượng giác hay dùng máy tính thì sin(90$^{o}$) = 1, hoặc cos(45$^{o}$) = $\frac{\sqrt{2}}{2}$. Nếu đơn vị là độ thì công thức trên phải biến đổi chăng?


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Tongkhangte: 05-08-2017 - 19:35


#10
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

Xin lỗi bạn, nhưng thực sự mình chưa hiểu ở chỗ, vì sao đơn vị là radian? :( . Nếu dùng bảng lượng giác hay dùng máy tính thì sin(90$^{o}$) = 1, hoặc cos(45$^{o}$) = $\frac{\sqrt{2}}{2}$. Nếu đơn vị là độ thì công thức trên phải biến đổi chăng?

Trong bảng lượng giác hay trong máy tính đều có 2 loại đơn vị đo góc.

Đối với máy tính thì có thể chọn một trong hai chế độ : DEG (hoặc D) viết tắt của Degree (độ) và RAD (hoặc R) viết tắt của Radian (Rad) (Nhìn kỹ trên màn hình máy tính có thể thấy chữ D hoặc R nhỏ xíu)

Nếu dùng chế độ D thì $\sin 30=0,5$ (vì khi đó máy hiểu $30$ tức là $30^o$)

Còn nếu dùng chế độ R thì $\sin 30\approx -0,988031624$ (vì lúc đó máy hiểu $30$ là $30\ rad$)

Còn các công thức thì vẫn bình thường, chẳng hạn :

$\sin45^o=\cos45^o=\frac{\sqrt{2}}{2}$

$\cos\frac{\pi}{6}=\frac{\sqrt{3}}{2}$

$\sin1\approx 0,841470984$

$\sin1^o\approx 0,017452406$


...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#11
Tongkhangte

Tongkhangte

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 42 Bài viết

Vậy nếu x có đơn vị là độ, thì máy sẽ tự động chuyển về radian.

Cảm ơn bạn nhiều nhé  :D .


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Tongkhangte: 05-08-2017 - 21:56


#12
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

Ý mình là, nếu x có giá trị như nhau nhưng chỉ khác đơn vị là độ và radian, thì công thức trên có biến đổi gì để cho ra hai kết quả khác nhau?  :(

Độ hay radian thì nó chỉ sai khác nhau một hệ số nhân là $\frac{\pi}{180}$

($x^o$ thì tương ứng $x.\frac{\pi}{180}$ radian)

Nếu muốn tính bằng độ thì trong 2 công thức đó, vế trái giữ nguyên, còn vế phải chỗ nào có $x$ thì thay bằng $x.\frac{\pi}{180}$.

Nhưng làm như vậy thì công thức "cồng kềnh" quá. Tính bằng radian tiện hơn nhiều (chỉ cần đổi độ sang rad, cũng đơn giản mà)


...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#13
Tongkhangte

Tongkhangte

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 42 Bài viết

Mình sửa lại câu trả lời trước đó rồi bạn  :D . Cảm ơn bạn vì đã giúp.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Tongkhangte: 05-08-2017 - 22:11





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh