Đến nội dung

Hình ảnh

Chứng minh bằng ĐL Ceva và Menelaus. Điểm Nagel.


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
dunglamtym

dunglamtym

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 122 Bài viết

Bài 1: Điểm T nằm trong tam giác ABC và các

cặp điểm A1 , A2 ; B1 , B2 ; C1 , C2 theo thứ tự thuộc các đoạn BC, CA, AB sao cho các tam giác
TA1A2 , TB1B2 , TC1C2 đều. A3 , B3 , C3 theo thứ tự là giao điểm của BC, CA, AB và B2C1 , C2A1
A2B1 . Chứng minh rằng A3 , B3 , C3 thẳng hàng.
 
Bài 2: Cho tam giác ABC, I, G theo thứ tự là tâm đường tròn nội tiếp và trong
tâm. M, N, P theo thứ tự là các tiếp điểm của các đường tròn bàng tiếp (IA ), (IB ), (IC ) và các
cạnh BC, CA, AB. Chứng minh rằng AM, BN, CP đồng quy tại một điểm thuộc IG.


#2
dunglamtym

dunglamtym

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 122 Bài viết

Gợi ý rằng ở đây sử dụng kiến thức ĐL Ceva và Menelaus dạng độ dài đại số và vectơ.



#3
HoangKhanh2002

HoangKhanh2002

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 483 Bài viết
Bài 2: Cho tam giác ABC, I, G theo thứ tự là tâm đường tròn nội tiếp và trong
tâm. M, N, P theo thứ tự là các tiếp điểm của các đường tròn bàng tiếp (IA ), (IB ), (IC ) và các
cạnh BC, CA, AB. Chứng minh rằng AM, BN, CP đồng quy tại một điểm thuộc IG.

Bạn làm ơn đăng nó ở box Hình THPT nhé, bạn đang vi phạm nội quy diễn đàn đấy

Mặc dù vậy cũng làm tạm bài 2:

ceva dang vecto.png

Đặt $AB=c,BC=a,AC=b;2p=a+b+c$ ta có:

$AE+AF=AB+BE+AC+CF=AB+BC+CA=2p \Rightarrow AE=AF=p \Rightarrow BM=p-c=AN$

Tương tự ta cũng có: $CM=AP=p-b; NC=BP=p-a$

Do đó: $(p-c)\overrightarrow{MC}+(p-b)\overrightarrow{MB}=\overrightarrow{0}$

Tương tự: $(p-c)\overrightarrow{NC}+(p-a)\overrightarrow{NA}=(p-a)\overrightarrow{PA}+(p-b)\overrightarrow{PB}=\overrightarrow{0}$.

Mà: $p-a+p-b+p-c=p \neq 0$

Do đó, theo định lí $Ceva$ dạng $vector$ suy ra: $AM,BN,CP$ đồng quy tại điểm $L$ là tâm tỉ cự của hệ điểm $\left \{ A,B,C \right \}$ ứng với các hệ số $\left \{ p-a;p-b;p-c \right \}$

Khi đó: $(p-a)\overrightarrow{LA}+(p-b)\overrightarrow{LB}+(p-c)\overrightarrow{LC}=\overrightarrow{0}\\\Leftrightarrow p(\overrightarrow{LA}+\overrightarrow{LB}+\overrightarrow{LC})-(a\overrightarrow{LA}+b\overrightarrow{LB}+c\overrightarrow{LC})=\overrightarrow{0}\\\Leftrightarrow 3p\overrightarrow{LG}-2p\overrightarrow{LI}=0$

Vậy: $AM,BN,CP$ đồng quy tại điểm $L$ thuộc $IG\hspace{1cm}\square$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HoangKhanh2002: 02-09-2017 - 22:51


#4
dunglamtym

dunglamtym

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 122 Bài viết

Mình cảm ơn bạn đã nhắc nhở ạ! Và cảm ơn bài làm của bạn!



#5
servantofevil

servantofevil

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 8 Bài viết

Bạn làm ơn đăng nó ở box Hình THPT nhé, bạn đang vi phạm nội quy diễn đàn đấy

Mặc dù vậy cũng làm tạm bài 2:

attachicon.gifceva dang vecto.png

Đặt $AB=c,BC=a,AC=b;2p=a+b+c$ ta có:

$AE+AF=AB+BE+AC+CF=AB+BC+CA=2p \Rightarrow AE=AF=p \Rightarrow BM=p-c=AN$

Tương tự ta cũng có: $CM=AP=p-b; NC=BP=p-a$

Do đó: $(p-c)\overrightarrow{MC}+(p-b)\overrightarrow{MB}=\overrightarrow{0}$

Tương tự: $(p-c)\overrightarrow{NC}+(p-a)\overrightarrow{NA}=(p-a)\overrightarrow{PA}+(p-b)\overrightarrow{PB}=\overrightarrow{0}$.

Mà: $p-a+p-b+p-c=p \neq 0$

Do đó, theo định lí $Ceva$ dạng $vector$ suy ra: $AM,BN,CP$ đồng quy tại điểm $L$ là tâm tỉ cự của hệ điểm $\left \{ A,B,C \right \}$ ứng với các hệ số $\left \{ p-a;p-b;p-c \right \}$

Khi đó: $(p-a)\overrightarrow{LA}+(p-b)\overrightarrow{LB}+(p-c)\overrightarrow{LC}=\overrightarrow{0}\\\Leftrightarrow p(\overrightarrow{LA}+\overrightarrow{LB}+\overrightarrow{LC})-(a\overrightarrow{LA}+b\overrightarrow{LB}+c\overrightarrow{LC})=\overrightarrow{0}\\\Leftrightarrow 3p\overrightarrow{LG}-2p\overrightarrow{LI}=0$

Vậy: $AM,BN,CP$ đồng quy tại điểm $L$ thuộc $IG\hspace{1cm}\square$

Có cách nào khác mà không dùng đến vectơ không bạn, mà chỉ dùng độ dài đại số thôi. Mình là theo cách độ dài đại số thì mới chứng minh được là 3 đường đồng quy chứ chư chứng minh được điểm đồng quy thuộc IG



#6
dunglamtym

dunglamtym

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 122 Bài viết

Có cách nào khác mà không dùng đến vectơ không bạn, mà chỉ dùng độ dài đại số thôi. Mình là theo cách độ dài đại số thì mới chứng minh được là 3 đường đồng quy chứ chư chứng minh được điểm đồng quy thuộc IG

Dùng vectơ cũng được chứ sao ? Độ dài đại số cũng liên quan đến vectơ mà



#7
servantofevil

servantofevil

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 8 Bài viết

Mình chỉ hỏi xem có cách nào khác không thôi, vì mình thấy cách chứng minh đồng quy bằng độ dài đại số ngắn hơn nhiều



#8
dunglamtym

dunglamtym

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 122 Bài viết

Mình chỉ hỏi xem có cách nào khác không thôi, vì mình thấy cách chứng minh đồng quy bằng độ dài đại số ngắn hơn nhiều

À, CM đồng quy bằng độ dài đại số thì CM trước. Sau đó tôi không làm như cách ở trên mà sử dụng aIA + bIB + cIC = 0 và ( p-a)QA + (p-b)QB + (p-c)QC = 0

( IA, IB, IC, QA,QB,QC là các vector và Q là giao điểm của 3 đường đồng quy kia, p là nửa chu vi). Như vậy là ra đc thẳng hàng.






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh