Đến nội dung

Hình ảnh

Tuần 3 tháng 9/2017: Chứng minh rằng $\angle RHC=\angle PHB$.

hình học

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Như vậy lời giải cho hai bài Tuần 2 tháng 9/2017 đã được đưa tại đây kèm theo đó là hai bài toán mới của thầy Trần Quang Hùng và thầy Nguyễn Minh Hà. Xin được trích dẫn lại hai bài toán:

 

Bài 1. Cho tam giác $ABC$ nhọn với $AB<AC$ có tâm nội tiếp $I$ và phân giác $AD$. $H$ là trực tâm tam giác $ABC$. $P$ đối xứng $A$ qua $BC$. Trên $AP$ lấy $Q$ sao cho $\angle PQI= \angle ADB$. $K,L$ là tâm bàng tiếp gód $B,C$ của tam giác $ABC$. $M,N$ thuộc $BC$ sao cho $KN,LM$ cùng vuông góc với $QI$. $R$ là tâm ngoại tiếp tam giác $PMN$. Chứng minh rằng $\angle RHC=\angle PHB$.

 

Screen Shot 2017-09-17 at 11.24.32 PM.png

 

Bài 2. Cho tứ giác $ABCD$. Các cạnh đối $AB$ và $CD$ cắt nhau tại $E$ còn $AD$ và $BC$ cắt nhau tại $F$. $M,N$ là hai điểm thuộc $EF$ và đối xứng với nhau qua trung điểm của $EF$. $S$ là giao điểm của $AM$ và $CN$. $P,Q$ theo thứ tự là giao điểm của $SB,SD$ và $EF$. Chứng minh rằng hai điểm $P,Q$ đối xứng với nhau qua trung điểm của $EF$.

 

Screen Shot 2017-09-17 at 11.24.41 PM.png


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#2
manhtuan00

manhtuan00

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 108 Bài viết

Lời giải bài 1 của em ạ 

Gọi $V$ là giao điểm của đường cao $AH$ với $(O)$ 

Gọi $X,Y$ là giao điểm của $VB,VC$ với $(AIB) , (AIC)$ , $U$ là giao điểm của $AI$ với $(O)$ . Khi đó ta có $\angle AQI = \angle ADC = \angle AVU$ nên $VU \parallel IQ$

Bằng biến đổi góc ta có $(IQ,IL) = (UV,CI) = (UV,CB)+(CB,CI) = (AI,AH)+(CB,CI) = (AI,AC) +(AC,AH) + (AC,CI) = (AI,CI) + (BC,BV) = (BC,BV) +(BG,BC) = (BG,BV) = (BX,BL) = (IX,IL) $, từ đây ta có $I,Q,X$ thẳng hàng . Chứng minh tương tự ta cũng có $I,Q,Y$ thẳng hàng 

Áp dụng bài toán mở rộng báo THTT ở đây http://analgeomatica...7&by-date=false  thì ta có tâm ngoại tiếp $(AMN)$ nằm trên $OV$ 

Suy ra qua phép đối xứng trục $BC$ , tâm ngoại tiếp $R$ của $\triangle PMN$ nằm trên $HO'$ , với $O'$ là đối xứng của $O$ qua $BC$ 

Thật vậy , $O'$ là tâm $(BHC)$ nên $HO',HP$ đẳng giác trong $\angle BHC$ , nên ta có $\angle RHC = \angle PHB$

Untitled.png



#3
Nerus

Nerus

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 35 Bài viết

[BÀI 2]

Áp dụng đl Menelaus

Trong $\Delta SNP$ có $\overline{C,B,F}$ nên $\frac{\overline{FP}}{\overline{FN}}.\frac{\overline{CN}}{\overline{CS}}.\frac{\overline{BS}}{\overline{BP}}=1$        [1]

Trong $\Delta SNQ$ có $\overline{C,D,E}$ nên $\frac{\overline{EQ}}{\overline{EN}}.\frac{\overline{CN}}{\overline{CS}}.\frac{\overline{DS}}{\overline{DQ}}=1$      [2]

Trong $\Delta SMP$ có $\overline{E,A,B}$ nên $\frac{\overline{EM}}{\overline{EP}}.\frac{\overline{BP}}{\overline{BS}}.\frac{\overline{AS}}{\overline{AM}}=1$       [3]

Trong $\Delta SMQ$ có $\overline{F,A,D}$ nên $\frac{\overline{FM}}{\overline{FQ}}.\frac{\overline{DQ}}{\overline{DS}}.\frac{\overline{AS}}{\overline{AM}}=1$      [4]  

Lấy [2] : [1] x [4] ; [3] ta có

$\frac{\overline{EQ}}{\overline{EN}}.\frac{\overline{FN}}{\overline{FP}}=\frac{\overline{EM}}{\overline{EP}}.\frac{\overline{FQ}}{\overline{FM}} \Rightarrow \frac{\overline{QE}}{\overline{QF}}= \frac{\overline{PF}}{\overline{PE}}$ do  $\overline{EN}=-\overline{FM},\overline{EM}=-\overline{FN}$

Từ đó có đpcm

Hình gửi kèm

  • 00tqh18.8ver2.png

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nerus: 18-09-2017 - 20:03

                 $\frac{1}{n}\sum_{k=1}^{n}a^k\geq \left (\prod_{k=1}^{n}a^k \right )^{\frac{1}{n}}$


#4
TQHKTH

TQHKTH

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 11 Bài viết

Lời giải bài 2 của mình.

 

Gọi $(\mathcal{C})$ là conic đi qua 5 điểm $A, B, C, D, I$.

Dễ thấy rằng:

$$A(BDIS) = A(EFIM) = (EFIM) \stackrel{\mathcal{S}_I}{=} (FEIN) = C(FEIN) = C(BDIS)$$

Như vậy $S\in (\mathcal{C})$. Và từ đây ta có:

$$(EFIP) = B(EFIP) = B(ACIS) = D(ACIS) = D(FEIQ) = (FEIQ)$$

Chú ý rằng phép đối xứng qua $I$ biến: $E, F, I\mapsto F, E, I$ nên cũng biến $P\mapsto Q$.

Ta có điều phải chứng minh.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi TQHKTH: 20-09-2017 - 19:29






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: hình học

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh