Đến nội dung

Hình ảnh

Nếu bỏ thi đại học và xét tuyển vào đại học

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 16 trả lời

#1
huongnhai

huongnhai

    Phía trước là bầu trời

  • Thành viên
  • 44 Bài viết
Hiện nay có ý kiến cho rằng không nên tổ chức thi đại học mà xét tuyển dựa vào kết quả của học sinh phổ thông, mình thấy sao mà mạo hiểm quá, nhất là trong nền giáo dục còn nhiễm nhiều "bệnh thành tích " như hiện nay. rồi tiêu cực đủ đường nữa chứ (nói thật nếu muốn mình có thể thay học bạ( tất nhiên là nâng cả điểm), chỉ với một số tiền quá nhỏ). rồi chất lượng giáo dục đại học sẽ đi tới đâu nhỉ? và số sv bỏ học (do không theo kịp chương trình) sẽ không dừng ở con số<40% như hiện nay đâu! bạn nghĩ gì???
mong bình yên luôn đến với những người bạn của tôi...

#2
logichoc2000

logichoc2000

    vì một tương lai tươi sáng

  • Thành viên
  • 192 Bài viết
Tôi nghĩ chuyện này có hai mặt của nó
Mặt không tốt như là huongnhai post
Mặt khác tôi nghĩ nó thể hiện sự tiến bộ về mặt giáo dục . huongnhai thử nghĩ xem nếu như chỉ cần xét tuyển dựa vào kết quả của học sinh phổ thông thì sẽ đỡ tốn bao nhiêu nếu phải tổ chức thi , mình nghĩ như thế sẽ khiến cho học sinh phổ thông "thực sự" học hơn . Cách này có thể chưa tốt ngay bây giờ những sau này thì mặt tích cực sẽ thể hiên rõ hơn . Không biết ý các bạn khác thế nào ??
Mãi mãi một tình yêu

#3
nguyen_thu_trang

nguyen_thu_trang

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 70 Bài viết
em nghĩ nếu bỏ thi dh mà xét tuyển thì chít, vì bây giờ hầu như học sinh đều học lệch cả rồi! NÉu xét tuyển yếu cầu phải học đều các môn mà!
vẫn biết mây trời bay về 1 nơi xa, vẫn biết anh giờ đây ở 1 nơi xa, vẫn thương thật nhiều, vẫn yêu thật nhiều vẫn luôn chờ mong!

#4
hoangminhvnnv

hoangminhvnnv

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 30 Bài viết
Nhưng quan trọng hơn là bỏ thi đại học thì nó liệu rằng có bảo đảm được đầu vào đại học là chất lượng hay không ? ( Ai dám chắc rằng đề sọan ra sẽ bảo đảm được cả hai mục đích tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh đại học ? )
Nói chung mình thấy đúng là ở đây mặt tích cực là hiện đại hóa giáo dục . Tuy nhiên khi làm thì cũng phải hết sức thận trọng chứ không kẻo " hại điện "

#5
NangLuong

NangLuong

    Thành viên Diễn đàn Toán.

  • Hiệp sỹ
  • 2488 Bài viết
Theo mình nghĩ, việc làm gì cũng có mặt lợi và hại. Vấn đề nhạy cảm như đầu vào đại học hiện nay lại càng như thế.

Hiện nay nhu cầu vào học đại học ở VN rất lớn nên nếu ngay lập tức bỏ hẳn kỳ thi vào đại học sẽ tạo nên sự xáo trộn trong việc học tập thậm chí còn có thể kéo theo những hậu quả không đáng có ví dụ như những tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp hay trong việc chấm điểm trong quá trình học.

Chính vì nhu cầu vào đại học ở nước ta rất lớn nên hiện nay chúng ta vẫn giảm độ khó + đánh đố ở các kỳ thi vào đại học hàng năm. Đề thi đại học trong những năm gần đây cơ bản hơn so với 5,6 năm trước, đây cũng là một cách đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của sinh viên.

Tuy nhiên theo mình nghĩ trong quá trình học tập tại trường đại học điều kiện đầu vào không phải là cái quan trọng nhất là cái quyết định là điều kiện đầu ra, cũng như các điều kiện thi cử, lên lớp. Nếu chúng ta đòi hỏi không cao lắm đối với một nguời muốn vào trường và đòi hỏi cao đối với các sinh viên muốn tốt nghiệp thì chất lượng giảng dạy cũng như thái độ thực và trách nhiệm của sinh viên với việc học tập của mình sẽ được cải thiện. Hiện nay vẫn còn tình trạng các em lớp 12 sau một thời kỳ miệt mài đèn sách vào đại học khi đã đạt được mục đích vào đại học của mình lại xem thời gian học đại học là thời kỳ .. xả hơi, những người này nếu vẫn tốt nghiệp ra trường thì coi như trường đại học của chúng ta đã vứt bỏ công sức học tập trước đại học và việc đào tạo đối với sinh viên ấy trờ thành vô nghĩa.

#6
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết
ở TRUNG QUỐC: đầu vào rất dễ, cái quan trọng là đầu ra.okie?
tuyển thẳng vẫn nên là 1 cách tuyển vào
bởi vì những ai từng thi HSG ắt đã trải qua những kỳ thi khó khăn hơn thi ĐH nhiều
nhưng không nên bỏ hẳn tuyển thi ĐH
vì đó là cách để mọi người biết rõ khả năng của mình

#7
logichoc2000

logichoc2000

    vì một tương lai tươi sáng

  • Thành viên
  • 192 Bài viết
Không chỉ ở TQ đâu MrMATH a` .Ông thầy mình ( hồi cấp 3 ) bảo rằng ở những nước tiên tiến nó đều thi theo kiểu này cả .Thế mới có chuyện rằng 1 anh sinh viên học mấy năm rùi mà chưa ra khỏi trường (thầy kể ) . Mà có lẽ nên như vậy bởi số lượng sinh viên thì quá nhiều --->bão hòa .
Mãi mãi một tình yêu

#8
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết

Không chỉ ở TQ đâu MrMATH a` .Ông thầy mình ( hồi cấp 3 ) bảo rằng ở những nước tiên tiến nó đều thi theo kiểu này cả .Thế mới có chuyện rằng 1 anh sinh viên học mấy năm rùi mà chưa ra khỏi trường (thầy kể ) . Mà có lẽ nên như vậy bởi số lượng sinh viên thì quá nhiều --->bão hòa .

bão hòa sao?!?!?!
cái đó thì mình không thấy ở TQ
mà chỉ thấy dân trí của nó cao khủng khiếp
khéo không đến phổ cập đại học mất rồi
còn ở nước ta??
đối với nhiều gia đình thì việc con cái họ đỗ đại học là 1 việc trọng đại.okie?

#9
Hatucdao

Hatucdao

    Sĩ quan

  • Founder
  • 397 Bài viết
Tôi nghĩ không phải cái gì "các nước tiên tiến" làm được thì mình sẽ/mới làm được và ngược lại. Việc bỏ kì thi ĐH mới nghe thì rất hấp dẫn, nhưng rõ ràng là nói cho vui chứ trong tương lai gần (cỡ 5-10 năm) chắc chưa có chuyển biến gì. Ngay như thi trắc nghiệm, yes/no cũng lần khần mãi (vì hồi nói ra là chỉ để có cái mà nói, bây giờ làm um xùm lên thì ...em chã). Người xưa thường phân người ra mấy hạng: không nói mà làm, nói được làm được, còn cung cách như GDVN thì có lẽ là ...
Mà việc thi ĐH tôi có 1 thắc mắc: ví dụ ai đó muốn thi vô ngành toán, thì phải thi cả 3 môn Toán, Lý, Hóa, vì sao? Nếu nói là kiểm tra kiến thức tối thiểu thì chỉ thi môn Toán là đủ, còn nói là kiểm tra "toàn diện" thì đố ai dám nói môn Văn ít quan trọng hơn Lý, Hóa.
Hoa đào năm ngoái đừng cười
Vì chưng xa cách nên người nhớ nhau

#10
song_ha

song_ha

    Sống là chiến đấu

  • Pre-Member
  • 321 Bài viết
"từ cấm""từ cấm""từ cấm""từ cấm""từ cấm""từ cấm""từ cấm"xx

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi song_ha: 24-04-2009 - 07:07

<span style='color:red'>...Này sông cứ chảy như ngày ấy
Có người đi quên mất lối về.....</span>

#11
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết

Mà việc thi ĐH tôi có 1 thắc mắc: ví dụ ai đó muốn thi vô ngành toán, thì phải thi cả 3 môn Toán, Lý, Hóa, vì sao?

Vì khi vào học ngành Tóan, SV vẫn học các môn Lý và Hóa :delta
Vì thế cần phải kiểm tra ở đầu vào
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#12
logichoc2000

logichoc2000

    vì một tương lai tươi sáng

  • Thành viên
  • 192 Bài viết
MrMATH

đối với nhiều gia đình thì việc con cái họ đỗ đại học là 1 việc trọng đại


Trọng đại nhưng không có nghĩa là tất cả .Nếu không thì người ta sẽ coi việc học ĐH là tất cả -->trượt ĐH đồng nghĩa với mất tất cả
Mãi mãi một tình yêu

#13
nguyen_hung

nguyen_hung

    Đại lãn

  • Thành viên
  • 299 Bài viết
Một vài ý kiến cá nhân về việc bỏ thi hay không bỏ thi.
Ưu điểm
-Tiết kiệm được khá nhiều tiền bạc, công sức và những thứ linh tinh khác.
-Giảm áp lực cho học sinh rất nhiều.
Các mặt còn tồn tại.
-Hiện nay vẫn còn bệnh thành tích, tiêu cự rất nhiều, do vậy còn tồn tại nhiều vấn đề :
-Xét tuyển như thế nào? Khi mà có một chỉ tiêu là 3 năm học tiên tiến (chẳng hạn vậy) thì được vào đại học. Như vậy với bệnh thành tích hiện nay, không nói mọi người cũng hình dung được người ta chạy theo mác tiên tiến như thế nào.
-Thi tốt nghiệp như thế nào ? Liệu đề thi tôt nghiệp có thay đổi không ? Hay là vẫn để HS đậu đại trà như hiện nay ? Cách tổ chức thi có nghiêm túc không, với tình hình thi như hiện nay thì khỏi nói mọi người đều biết, còn quá nhiều tiêu cực. Giám thị với tâm lí "cứ cho nó đậu đại đi, có bằng tú tài cũng đâu làm được gì". Tâm lí đó còn hay không ?
-Liệu học sinh phải học rất nhiều môn, với nhiều kiến thức như hiện nay, và phải học tốt mọi môn học chỉ để đạt danh hiệu nào đó, rồi sau đó vào ĐH không dùng đến nó nữa có phải là tốt không ? Mình không ủng hộ việc học lệch, nhưng nếu môn nào cũng phải học thật tốt thì là phản giáo dục, nhất là với chương trình hiện nay, để học giỏi thật sự mọi môn (thì mới có nhiều cơ hội vào ĐH chứ) là cả một vấn đề lớn đối với học sinh. (Tất nhiên là giỏi nghiêm túc, không quay bài, ko đi cửa sau).
Nói tóm lại, sau khi hết bệnh thành tích và hình thức thì mới có thể tính tiếp được. Chừng nào còn hai cái bệnh đó thì còn phải chữa bệnh đã. VÀ người có trách nhiệm chữa nó không ai khác là lớp trẻ chúng ta. Ai đã đi dạy thì phải tập cho HS của mình tính trung thực. Ai còn đang mài ghế nhà trường thì cố gắng tự trung thực với bản thân, dẫu biết rằng như vậy là đi ngược lại với dòng đời.
Vài thiển ý, mong mọi người cho ý kiến.

#14
Hatucdao

Hatucdao

    Sĩ quan

  • Founder
  • 397 Bài viết

Mà việc thi ĐH tôi có 1 thắc mắc: ví dụ  ai đó muốn thi vô ngành toán, thì phải thi cả 3 môn Toán, Lý, Hóa, vì sao?

Vì khi vào học ngành Tóan, SV vẫn học các môn Lý và Hóa :approx
Vì thế cần phải kiểm tra ở đầu vào

Vâng, em cũng đang học đây. Nhân đây xin có một thắc mắc nhỏ. Khi hỏi vì sao chất lượng GD Đai học VN thua (hơi xa) nhiều nước, nhiều người lí giải rất hợp lí: vì khả năng của chúng ta (thậm chí so với khả năng của ta thì chất lượng vậy là tốt lắm rồi, như có người còn dẫn ra: nước ta đứng hạng cỡ 100 về giàu có, nhưng chỉ đứng 65 về GD, (nói nôm na là vì ta nghèo nên có quyền dốt???) :cry). Khi hỏi vì sao chương trình đại học của ta nặng về tổng thể nhưng lại nhẹ về chuyên ngành, thì cũng có lời giải thích hợp logich không kém: GD là phải toàn diện. Tóm lại: ta nghèo và ta GD toàn diện, người ta giàu và người ta đầu tư mũi nhọn, thế mới thấy nỗ lực của nhân dân VN vĩ đại biết chừng nào!

Còn ý kiến của bác nguyen_hung ở trên, em thiển nghĩ rằng: khi xem xét một vấn đề mà xét lợi _ hại thì chỉ rút ra: có nênlàm hay không, song từ kết luận này cho tới có làm được hay không thì "còn một khoảng cách... rất là xa". ;)
Hoa đào năm ngoái đừng cười
Vì chưng xa cách nên người nhớ nhau

#15
LHTung

LHTung

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 80 Bài viết
Hactudao và Nguyen_Hung nói tuyệt hay . Mình muốn bàn thêm về sự toàn diện ở đh nước ta

GD đh như ta là toàn diện ở bề ngoài , bên trong thì hoàn toàn rỗng . Những môn quái thai được đưa ra với lí do toàn diện và để rèn luyện lòng yêu nước ( nhưng con ông to bà lớn thì toàn bỏ đi nước ngoài học , mà nước ngoài nếu có "toàn diện" thì chắc cũng khác xa ) ! Những thầy cô dạy những môn này thì rất sợ sv coi thường và luôn để ý những thứ lặt vặt để làm tình làm tội sv . SV ko phải là một lũ ngốc mà ko hiểu những điều này nhưng là thành phần " thấp cổ bé họng " nên phải căn răng mà chịu . KQ là sv học một cách đối phó , thi xong rồi tống khứ khỏi đầu ngay lập tức . Toàn diện là như vậy đấy . Nhưng điều tồi tệ là nó làm ảnh hưởng rất lớn đến những môn chuyên ngành . Ngày nay làm gì có môn nào dễ , bỏ cả đời ra học còn chẳng ăn ai nữa là toàn với chả diện .

Tất nhiên , mình nói vậy ko có nghĩa là nếu ta thua kém thì đó là tại sự biến tướng quái thai của từ " toàn diện " . Nhưng chắc chắn đó là 1 lí do .

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi LHTung: 22-03-2005 - 17:29

Em mang hồn vô tội
Đeo thánh giá huy hoàng
Còn ta nhiều sám hối
Mà sao vẫn hoang đàng

#16
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết

Vâng, em cũng đang học đây. Nhân đây xin có một thắc mắc nhỏ. Khi hỏi vì sao chất lượng GD Đai học VN thua (hơi xa) nhiều nước, nhiều người lí giải rất hợp lí: vì khả năng của chúng ta (thậm chí so với khả năng của ta thì chất lượng vậy là tốt lắm rồi, như có người còn dẫn ra: nước ta đứng hạng cỡ 100 về giàu có, nhưng chỉ đứng 65 về GD, (nói nôm na là vì ta nghèo nên có quyền dốt???) :cry). Khi hỏi vì sao chương trình đại học của ta nặng về tổng thể nhưng lại nhẹ về chuyên ngành, thì cũng có lời giải thích hợp logich không kém: GD là phải toàn diện. Tóm lại: ta nghèo và ta GD toàn diện, người ta giàu và người ta đầu tư mũi nhọn, thế mới thấy nỗ lực của nhân dân VN vĩ đại biết chừng nào!

Còn ý kiến của bác nguyen_hung ở trên, em thiển nghĩ rằng: khi xem xét một vấn đề mà xét lợi _ hại thì chỉ rút ra: có nênlàm hay không, song từ kết luận này cho tới có làm được hay không thì "còn một khoảng cách... rất là xa". ;)

Tiên trách kỷ, hậu trách nhân.

Một phần do chương trình học đang trong quá trình xây dựng lại để hợp lý hơn nên chưa được hòan thiện, nhiều ngành vẫn còn khá nặng. Đó là trách người.
Nhưng hãy thử kiểm lại xem. Có được bao nhiêu sinh viên khi vào ĐH thực sự học? Kẻ thì ham chơi để thỏa mấy năm phổ thông bỏ công ra học, kẻ mải mê đem mác sinh viên ra kiếm tiền đến quên việc học. Trung bình mỗi sinh viên đã bỏ ra bao nhiêu thời gian để học? Hay là cứ đến mùa thi lại í ới gọi nhau, luyện cấp tốc để chỉ đạt được điểm 5 nhằm qua môn học. Sinh viên, giảng viên là những nhân tố chính đối với sự học. Khi những nhân tố ấy không dành hết tâm huyết vì sự học thì đừng vội trách những yếu tố khác. Đấy là trách kỷ.
Thiết nghĩ, mỗi người nên tự rèn luyện bản thân, tự tạo ra những chuyển biến tích cực thì tổng thể sẽ có những đổi thay tốt đẹp. Đó chính là nguyên lý thay đổi lượng dẫn đến thay đổi chất. Đừng ngồi một chỗ mà than vãn, chỉ trích, chê bai người này người kia.
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#17
Hatucdao

Hatucdao

    Sĩ quan

  • Founder
  • 397 Bài viết
Tiên trách kỷ, hậu trách bỉ , em thuộc loại ham chơi (như lang thang trên ...ddan :D ) nên tự trách mình trước: :) , còn với "người" thì ...trách gấp 10 lần:
:) :beat :beer :D :D :D :D :fight :fight :fight
Nói vui vậy chứ thật ra quan điểm của anh thuantd là rất đúng, nọi người nên suy ngẫm.
Tuy nhiên, em nghĩ cần phải có một môi trường thích hợp thì cái ý chí tự lập , tính trung thực (như bác thuântd và nguyen_hung đề cập) mới "có cửa" để phát triển.
Hoa đào năm ngoái đừng cười
Vì chưng xa cách nên người nhớ nhau




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh