Đến nội dung

Hình ảnh

CMR nếu $A$ khả nghịch thì $A^{-1}$ cũng là ma trận đối xứng

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
nguyenhongsonk612

nguyenhongsonk612

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1451 Bài viết

Bài $1$: Cho $A$ là ma trận đối xứng. Chứng minh rằng nếu $A$ khả nghịch thì $A^{-1}$ cũng là ma trận đối xứng

Bài $2$: Tìm giá trị lớn nhất của định thức câp $3$ có các phần tử bằng $\pm 1$

Bài $3$: Tìm giá trị lớn nhất của định thức cấp $3$ có các phần tử bằng $1$ hoặc $0$


"...Từ ngay ngày hôm nay tôi sẽ chăm chỉ học hành như Stardi, với đôi tay nắm chặt và hàm răng nghiến lại đầy quyết tâm. Tôi sẽ nỗ lực với toàn bộ trái tim và sức mạnh để hạ gục cơn buồn ngủ vào mỗi tối và thức dậy sớm vào mỗi sáng. Tôi sẽ vắt óc ra mà học và không nhân nhượng với sự lười biếng. Tôi có thể học đến phát bệnh miễn là thoát khỏi cuộc sống nhàm chán khiến mọi người và cả chính tôi mệt mỏi như thế này. Dũng cảm lên! Hãy bắt tay vào công việc với tất cả trái tim và khối óc. Làm việc để lấy lại niềm vui, lấy lại nụ cười trên môi thầy giáo và cái hôn chúc phúc của bố tôi. " (Trích "Những tấm lòng cao cả")

~O) 


#2
vutuanhien

vutuanhien

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 690 Bài viết

Bài $1$: Cho $A$ là ma trận đối xứng. Chứng minh rằng nếu $A$ khả nghịch thì $A^{-1}$ cũng là ma trận đối xứng

Bài $2$: Tìm giá trị lớn nhất của định thức câp $3$ có các phần tử bằng $\pm 1$

Bài $3$: Tìm giá trị lớn nhất của định thức cấp $3$ có các phần tử bằng $1$ hoặc $0$

Gợi ý: 

Bài 1 chú ý rằng ta có $(A^{-1})^{t}=(A^{t})^{-1}$ với mọi ma trận $A$ khả nghịch.

Bài 2 và 3 sử dụng định nghĩa của định thức, khai triển ra theo các phép thế: $$\det(A)=\sum_{\sigma\in S_{3}}a_{1\sigma(1)}a_{2\sigma(2)}a_{3\sigma(3)}$$


"The first analogy that came to my mind is of immersing the nut in some softening liquid, and why not simply water? From time to time you rub so the liquid penetrates better, and otherwise you let time pass. The shell becomes more flexible through weeks and months—when the time is ripe, hand pressure is enough, the shell opens like a perfectly ripened avocado!" - Grothendieck


#3
Issac Newton of Ngoc Tao

Issac Newton of Ngoc Tao

    Trung úy

  • Điều hành viên THPT
  • 756 Bài viết

Gợi ý: 

Bài 1 chú ý rằng ta có $(A^{-1})^{t}=(A^{t})^{-1}$ với mọi ma trận $A$ khả nghịch.

Bài 2 và 3 sử dụng định nghĩa của định thức, khai triển ra theo các phép thế: $$\det(A)=\sum_{\sigma\in S_{3}}a_{1\sigma(1)}a_{2\sigma(2)}a_{3\sigma(3)}$$

Cách làm của anh bài 1 hay ạ. Anh có thể chỉ cho em chút kinh nghiệm và sách gì hay để học nâng cao chút môn giải tích và đại số được không ạ? 

Em học trường kĩ thuật nhưng cũng muốn tham gia olympic sinh viên ạ.

 

Bài $1$: Cho $A$ là ma trận đối xứng. Chứng minh rằng nếu $A$ khả nghịch thì $A^{-1}$ cũng là ma trận đối xứng

Bài $2$: Tìm giá trị lớn nhất của định thức câp $3$ có các phần tử bằng $\pm 1$

Bài $3$: Tìm giá trị lớn nhất của định thức cấp $3$ có các phần tử bằng $1$ hoặc $0$

Cách của mình cụ thể hơn một chút: 

$A^{-1}=\frac{1}{det(A)}.A^{*}, A=\begin{bmatrix} a_{ij} \end{bmatrix}_{n.n}$

với A* là ma trận phụ đại số của A. Khí đó ta xét: hai giá trị của $A^{-1}; a^{-1}_{ij}=\frac{1}{detA}.A^{*}_{ij}; a^{-1}_{ji}=\frac{1}{detA}.A^{*}_{ji}$

Mà khi xét hai hàng i,j và cột i,j có: $A^{*}_{ij}=A^{*}_{ji}$

Do đó ta có điều phải chứng minh.


"Attitude is everything"





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh