Đến nội dung

Hình ảnh

$f\left(\frac{1}{x}\right)=f(x) \ \ \text{và} \ \ \left(1+\frac{1}{x}\right)f(x)=f(x+1)$

- - - - - pth namcpnh

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
namcpnh

namcpnh

    Red Devil

  • Hiệp sỹ
  • 1153 Bài viết

Bài 2:

 

Tìm tất cả các hàm số $f: \mathbb{Q}^+ \rightarrow \mathbb{Q}^+$ thỏa mãn:

 

\[f\left(\frac{1}{x}\right)=f(x) \ \ \text{và} \ \ \left(1+\frac{1}{x}\right)f(x)=f(x+1). \]

 

với mọi $x \in \mathbb{Q}^+.$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi namcpnh: 07-12-2017 - 20:44

Cùng chung sức làm chuyên đề hay cho diễn đàn tại :

Dãy số-giới hạn, Đa thức , Hình học , Phương trình hàm , PT-HPT-BPT , Số học.

Wolframalpha đây


#2
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5003 Bài viết

Lời giải vắn tắt:

Đặt $g\left( x \right) = \frac{{f\left( x \right)}}{x}$. Từ giả thiết, ta suy ra $g:{Q^ + } \to {Q^ + }$ và

\[g\left( {\frac{1}{x}} \right)\frac{1}{{{x^2}}} = g\left( x \right), \left( {1'} \right);g\left( x \right) = g\left( {x + 1} \right),\left( {2'} \right)\]

Từ $(2')$, ta thấy $g$ tuần hoàn chu kỳ $1$.

Từ $(1)$, ta có \[\forall n \in {N^*}:g\left( {\frac{1}{n}} \right) = {n^2}g\left( n \right) = {n^2}g\left( 1 \right),\left( 3 \right)\]

 

Lấy bất kỳ một số hữu tỷ $\frac{p}{q} \in (0;1)$: \[\left( {1'} \right) \Rightarrow g\left( {\frac{p}{q}} \right) = \frac{{{q^2}}}{{{p^2}}}g\left( {\frac{q}{p}} \right) = \frac{{{q^2}}}{{{p^2}}}g\left( {{a_1} + \frac{{{r_1}}}{p}} \right)\mathop  = \limits^{\left( {2'} \right)} \frac{{{q^2}}}{{{p^2}}}g\left( {\frac{{{r_1}}}{p}} \right)\]

Trong đó $q=a_1 p + r_1$. Dễ thấy $(p;r_1)=1$. Làm tương tự, ta nhận được

\[g\left( {\frac{{{r_1}}}{p}} \right) = \frac{{{p^2}}}{{r_1^2}}g\left( {\frac{{{r_2}}}{{{r_2}}}} \right) \Rightarrow g\left( {\frac{p}{q}} \right) = \frac{{{q^2}}}{{{p^2}}}\frac{{{p^2}}}{{r_1^2}}g\left( {\frac{{{r_2}}}{{{r_1}}}} \right)\]

Tiếp tục như vây: \[g\left( {\frac{p}{q}} \right) = \frac{{{q^2}}}{{{p^2}}}\frac{{{p^2}}}{{r_1^2}}...\frac{{r_{n - 1}^2}}{{r_n^2}}g\left( {\frac{{{r_{n + 1}}}}{{{r_n}}}} \right)\]

Chú ý rằng $p, r_1, r_2,..., r_{n+1}$ là các số nguyên dương và $p > {r_1} > {r_2} > ...$. Nên tồn tại chỉ số $k$ sao cho $r_k = 1$. Tức là \[g\left( {\frac{p}{q}} \right) = \frac{{{q^2}}}{{{p^2}}}\frac{{{p^2}}}{{r_1^2}}...\frac{{r_{k - 1}^2}}{{r_k^2}}g\left( {\frac{1}{{{r_k}}}} \right)\mathop  = \limits^{\left( 3 \right)} \frac{{{q^2}}}{{{p^2}}}\frac{{{p^2}}}{{r_1^2}}...\frac{{r_{k - 1}^2}}{{r_k^2}}r_k^2g\left( 1 \right) = {q^2}g\left( 1 \right)\]

Cho nên \[\forall \frac{p}{q} \in {Q^ + }:g\left( {\frac{p}{q}} \right) = {q^2}g\left( 1 \right) \Rightarrow f\left( {\frac{p}{q}} \right) = g\left( {\frac{p}{q}} \right)\frac{p}{q} = pqf\left( 1 \right) = pqc\]

Với $c$ là một hằng số hữu tỷ dương.

 

Thử lại:...


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#3
namcpnh

namcpnh

    Red Devil

  • Hiệp sỹ
  • 1153 Bài viết

Lời giải vắn tắt:

Đặt $g\left( x \right) = \frac{{f\left( x \right)}}{x}$. Từ giả thiết, ta suy ra $g:{Q^ + } \to {Q^ + }$ và

\[g\left( {\frac{1}{x}} \right)\frac{1}{{{x^2}}} = g\left( x \right), \left( {1'} \right);g\left( x \right) = g\left( {x + 1} \right),\left( {2'} \right)\]

Từ $(2')$, ta thấy $g$ tuần hoàn chu kỳ $1$.

Từ $(1)$, ta có \[\forall n \in {N^*}:g\left( {\frac{1}{n}} \right) = {n^2}g\left( n \right) = {n^2}g\left( 1 \right),\left( 3 \right)\]

 

Lấy bất kỳ một số hữu tỷ $\frac{p}{q} \in (0;1)$: \[\left( {1'} \right) \Rightarrow g\left( {\frac{p}{q}} \right) = \frac{{{q^2}}}{{{p^2}}}g\left( {\frac{q}{p}} \right) = \frac{{{q^2}}}{{{p^2}}}g\left( {{a_1} + \frac{{{r_1}}}{p}} \right)\mathop  = \limits^{\left( {2'} \right)} \frac{{{q^2}}}{{{p^2}}}g\left( {\frac{{{r_1}}}{p}} \right)\]

Trong đó $q=a_1 p + r_1$. Dễ thấy $(p;r_1)=1$. Làm tương tự, ta nhận được

\[g\left( {\frac{{{r_1}}}{p}} \right) = \frac{{{p^2}}}{{r_1^2}}g\left( {\frac{{{r_2}}}{{{r_2}}}} \right) \Rightarrow g\left( {\frac{p}{q}} \right) = \frac{{{q^2}}}{{{p^2}}}\frac{{{p^2}}}{{r_1^2}}g\left( {\frac{{{r_2}}}{{{r_1}}}} \right)\]

Tiếp tục như vây: \[g\left( {\frac{p}{q}} \right) = \frac{{{q^2}}}{{{p^2}}}\frac{{{p^2}}}{{r_1^2}}...\frac{{r_{n - 1}^2}}{{r_n^2}}g\left( {\frac{{{r_{n + 1}}}}{{{r_n}}}} \right)\]

Chú ý rằng $p, r_1, r_2,..., r_{n+1}$ là các số nguyên dương và $p > {r_1} > {r_2} > ...$. Nên tồn tại chỉ số $k$ sao cho $r_k = 1$. Tức là \[g\left( {\frac{p}{q}} \right) = \frac{{{q^2}}}{{{p^2}}}\frac{{{p^2}}}{{r_1^2}}...\frac{{r_{k - 1}^2}}{{r_k^2}}g\left( {\frac{1}{{{r_k}}}} \right)\mathop  = \limits^{\left( 3 \right)} \frac{{{q^2}}}{{{p^2}}}\frac{{{p^2}}}{{r_1^2}}...\frac{{r_{k - 1}^2}}{{r_k^2}}r_k^2g\left( 1 \right) = {q^2}g\left( 1 \right)\]

Cho nên \[\forall \frac{p}{q} \in {Q^ + }:g\left( {\frac{p}{q}} \right) = {q^2}g\left( 1 \right) \Rightarrow f\left( {\frac{p}{q}} \right) = g\left( {\frac{p}{q}} \right)\frac{p}{q} = pqf\left( 1 \right) = pqc\]

Với $c$ là một hằng số hữu tỷ dương.

 

Thử lại:...

Hôm nay không hiểu sao máy bị lỗi, ko hiện được công thức mà toàn để dạng code, để mai tui đọc bài giải của ông nha.

 

Mà nhìn kết quả cuối của ông hình như khác tui ak. Mai tui sẽ post bài giải ở bài viết này.


Cùng chung sức làm chuyên đề hay cho diễn đàn tại :

Dãy số-giới hạn, Đa thức , Hình học , Phương trình hàm , PT-HPT-BPT , Số học.

Wolframalpha đây


#4
namcpnh

namcpnh

    Red Devil

  • Hiệp sỹ
  • 1153 Bài viết

Mới đọc xong bài của ông, bài của ông đúng rồi, hôm qua không hiện công thức nên thấy kì kì, nay đã thấy đúng :D

 

Một cách giải khác, theo pco trên AoPS, gõ vào đây, kèm theo chú thích cho anh em VMF tham khảo, rất hay.

 

Bài giải: 

 

Lấy $p,\ q \in \mathbb{N}^+$ sao cho $gcd(p,q) = 1$, khi đó đặt

\[ h\left( \dfrac{p}{q}\right) = \dfrac{f\left( \dfrac{p}{q} \right)}{pq}  \]

 

Khi đó, từ đề ta có thể tính được $h(x) = h\left( \dfrac{1}{x} \right)$ và $h(x)  =h(x+1)$.

 

Khi đó ta có $h(x+n)  = h(x),\ \forall n \in \mathbb{N},\ x \in \mathbb{Q}^+$.

 

Nếu phân tích $\frac{p}{q} = a_1 + \frac{1}{a_2+ \frac{1}{a_3+\frac{1}{\frac{\ddots }{a_n+\dfrac{1}{a_{n+1}}}}}}$ thì ta sẽ có được:

 

\[ h\left ( \frac{p}{q} \right ) = h(a_{n+1}) = h(1) \]

 

Ví dụ: $\frac{27}{8} =3+\frac{1}{2+\frac{1}{1+\frac{1}{2}}}$ khi đó

 

\[ f\left(\frac{27}{8}\right) =f\left(3+\frac{1}{2+\frac{1}{1+\frac{1}{2}}}\right) = f\left(\frac{1}{2+\frac{1}{1+\frac{1}{2}}}\right) \]

\[= f\left(2+\frac{1}{1+\frac{1}{2}}\right) = f\left( \frac{1}{1+\frac{1}{2}} \right)\]

\[= f\left(1+\frac{1}{2}\right) = f\left( \frac{1}{2} \right) = f(2) = f(1)\]

 

 

Vậy ta có 

 

\[f\left ( \frac{p}{q} \right ) = pqh\left ( \frac{p}{q} \right ) = pqh(1) = f(1)pq,\ \forall p,\ q \in \mathbb{N}^*\]

 

PS: Hân cho tui quyền admin box Phương trình hàm để tui dễ dàng chỉnh sửa hay xóa bài nhận xét.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi namcpnh: 07-12-2017 - 20:47

Cùng chung sức làm chuyên đề hay cho diễn đàn tại :

Dãy số-giới hạn, Đa thức , Hình học , Phương trình hàm , PT-HPT-BPT , Số học.

Wolframalpha đây


#5
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5003 Bài viết

Đúng là dùng liên phân số thật. Tui cũng tính dùng thử nhưng thấy khó khăn trong trình bày, đành phải dùng kiểu "quê mùa" kia :D Tuy nhiên, đặt $h\left( \dfrac{p}{q}\right) = \dfrac{f\left( \dfrac{p}{q} \right)}{pq}$ thì giống như là biết trước đáp án rồi viết ngược lại.

 

 

P/s: Tui không cho ông quyền quản trị một box "lẻ" được.


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.





Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: pth, namcpnh

0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh