Đến nội dung

Hình ảnh

Tính giá trị của tham số $m$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 10 trả lời

#1
Chika Mayona

Chika Mayona

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 281 Bài viết

Cái bài này có công thức tính nhanh ko ạ? Nếu biết, mong mọi người chỉ cho ^^

2017-12-29_201506.png


Hãy cứ bước đi, hãy cứ vấp ngã và tiếp tục đứng dậy, tiếp tục trưởng thành !!! 


#2
anhquannbk

anhquannbk

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 477 Bài viết

Cái bài này có công thức tính nhanh ko ạ? Nếu biết, mong mọi người chỉ cho ^^

attachicon.gif2017-12-29_201506.png

Áp dụng định lý $Ptolemy$



#3
Chika Mayona

Chika Mayona

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 281 Bài viết

Áp dụng định lý $Ptolemy$

Bạn có thể nói rõ hơn về cách làm hoặc công thức áp dụng đc ko? Mk chưa nghe đến định lí này bao giờ


Hãy cứ bước đi, hãy cứ vấp ngã và tiếp tục đứng dậy, tiếp tục trưởng thành !!! 


#4
anhquannbk

anhquannbk

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 477 Bài viết

Bạn có thể nói rõ hơn về cách làm hoặc công thức áp dụng đc ko? Mk chưa nghe đến định lí này bao giờ

Cho tứ giác $ABCD$ nội tiếp. Khi đó $AC.BD=AB.CD+BC.AD$



#5
Chika Mayona

Chika Mayona

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 281 Bài viết

Áp dụng định lý $Ptolemy$

Mk đã tìm ra topic về định lý đó rồi. Nhưng nhiều quá ko xuể nổi @@ https://diendantoanh...my-va-ứng-dụng/

Bạn có thể tóm lược sơ về công thức ấy đc ko? Mk chỉ cần công thức nhỏ để làm bài tập cực trị này thôi


Hãy cứ bước đi, hãy cứ vấp ngã và tiếp tục đứng dậy, tiếp tục trưởng thành !!! 


#6
Chika Mayona

Chika Mayona

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 281 Bài viết

Cho tứ giác $ABCD$ nội tiếp. Khi đó $AC.BD=AB.CD+BC.AD$

Thế áp vào bài này?? Cực trị ở đâu?? Làm sao để tính nhanh?? Nếu gọi tọa độ ra thì lâu quá. Làm như thế thì sao trong 1ph8 được @@


Hãy cứ bước đi, hãy cứ vấp ngã và tiếp tục đứng dậy, tiếp tục trưởng thành !!! 


#7
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

Thế áp vào bài này?? Cực trị ở đâu?? Làm sao để tính nhanh?? Nếu gọi tọa độ ra thì lâu quá. Làm như thế thì sao trong 1ph8 được @@

Nếu không biết định lý $Ptolemy$ thì cũng không sao, có thể giải theo cách khác.

 

Dễ dàng xác định được $A(0;m^4+1)$ ; $B(-m;1)$ ; $C(m;1)$ và $O(0;0)$

Nhận xét đường thẳng $OA$ trùng với trục $Oy$, còn $B$ và $C$ lại đối xứng với nhau qua $Oy$

Vậy nếu $O,A,B,C$ cùng nằm trên một đường tròn thì $OA$ là một đường kính của đường tròn đó

$\Leftrightarrow CA\perp CO$ (*) (khi đó cũng có $BA\perp BO$)

Hệ số góc của $CA$ và $CO$ là $k_{CA}=\frac{y_C-y_A}{x_C-x_A}=-m^3$ ; $k_{CO}=\frac{y_C-y_O}{x_C-x_O}=\frac{1}{m}$

(*) $\Leftrightarrow k_{CA}.k_{CO}=-1\Leftrightarrow -m^2=-1\Leftrightarrow m=\pm 1$.


...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#8
Chika Mayona

Chika Mayona

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 281 Bài viết

Nếu không biết định lý $Ptolemy$ thì cũng không sao, có thể giải theo cách khác.

 

Dễ dàng xác định được $A(0;m^4+1)$ ; $B(-m;1)$ ; $C(m;1)$ và $O(0;0)$

Nhận xét đường thẳng $OA$ trùng với trục $Oy$, còn $B$ và $C$ lại đối xứng với nhau qua $Oy$

Vậy nếu $O,A,B,C$ cùng nằm trên một đường tròn thì $OA$ là một đường kính của đường tròn đó

$\Leftrightarrow CA\perp CO$ (*) (khi đó cũng có $BA\perp BO$)

Hệ số góc của $CA$ và $CO$ là $k_{CA}=\frac{y_C-y_A}{x_C-x_A}=-m^3$ ; $k_{CO}=\frac{y_C-y_O}{x_C-x_O}=\frac{1}{m}$

(*) $\Leftrightarrow k_{CA}.k_{CO}=-1\Leftrightarrow -m^2=-1\Leftrightarrow m=\pm 1$.

Em cảm ơn ạ. Nhân tiện nếu được anh giải thêm cho em cách sử dụng định lý Ptolemy với ạ ^^ Em cx muốn tham khảo thêm để có thể hoàn chỉnh kiến thức ^^


Hãy cứ bước đi, hãy cứ vấp ngã và tiếp tục đứng dậy, tiếp tục trưởng thành !!! 


#9
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

Em cảm ơn ạ. Nhân tiện nếu được anh giải thêm cho em cách sử dụng định lý Ptolemy với ạ ^^ Em cx muốn tham khảo thêm để có thể hoàn chỉnh kiến thức ^^

Dễ dàng xác định được $A(0;m^4+1)$ ; $B(-m;1)$ ; $C(m;1)$ và $O(0;0)$

Hàm số có $3$ điểm cực trị phân biệt $\Rightarrow m\neq 0$.

Áp dụng định lý $Ptolemy$, ta có $OA.BC=AB.OC+AC.OB$

$OA=m^4+1$ ; $BC=2\left | m \right |$

$AB=AC=\sqrt{(x_C-x_A)^2+(y_C-y_A)^2}=\sqrt{m^2+m^8}=\left | m \right |\sqrt{m^6+1}$

$OB=OC=\sqrt{(x_C-x_O)^2+(y_C-y_O)^2}=\sqrt{m^2+1}$

Thay vào, rút gọn, được $m^4+1=\sqrt{m^6+1}.\sqrt{m^2+1}\Leftrightarrow m^8+2m^4+1=m^8+m^6+m^2+1$

$\Leftrightarrow m^6-2m^4+m^2=0\Leftrightarrow (m^2-1)^2=0$ (vì $m\neq 0$) $\Leftrightarrow m=\pm 1$.


...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#10
Chika Mayona

Chika Mayona

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 281 Bài viết

Dễ dàng xác định được $A(0;m^4+1)$ ; $B(-m;1)$ ; $C(m;1)$ và $O(0;0)$

Hàm số có $3$ điểm cực trị phân biệt $\Rightarrow m\neq 0$.

Áp dụng định lý $Ptolemy$, ta có $OA.BC=AB.OC+AC.OB$

$OA=m^4+1$ ; $BC=2\left | m \right |$

$AB=AC=\sqrt{(x_C-x_A)^2+(y_C-y_A)^2}=\sqrt{m^2+m^8}=\left | m \right |\sqrt{m^6+1}$

$OB=OC=\sqrt{(x_C-x_O)^2+(y_C-y_O)^2}=\sqrt{m^2+1}$

Thay vào, rút gọn, được $m^4+1=\sqrt{m^6+1}.\sqrt{m^2+1}\Leftrightarrow m^8+2m^4+1=m^8+m^6+m^2+1$

$\Leftrightarrow m^6-2m^4+m^2=0\Leftrightarrow (m^2-1)^2=0$ (vì $m\neq 0$) $\Leftrightarrow m=\pm 1$.

Với anh cho em hỏi nếu bài này sử dụng công thức ngoại tiếp tam giác $R=OA/2$ thì có được ko ạ? Với mọi trường hợp mà đều hỏi là 3 cực trị cùng điểm O tạo ra hình tròn này ấy


Hãy cứ bước đi, hãy cứ vấp ngã và tiếp tục đứng dậy, tiếp tục trưởng thành !!! 


#11
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

Với anh cho em hỏi nếu bài này sử dụng công thức ngoại tiếp tam giác $R=OA/2$ thì có được ko ạ? Với mọi trường hợp mà đều hỏi là 3 cực trị cùng điểm O tạo ra hình tròn này ấy

Cũng được.

Trước hết xác định trung điểm của $OA$ là điểm $M\left ( 0;\frac{m^4+1}{2} \right )$

Tiếp đó, chỉ cần tìm $m$ sao cho  $MC=\frac{OA}{2}=\frac{m^4+1}{2}$ là xong (do tính đối xứng, không cần xét $MB$) :

$\sqrt{(x_C-x_M)^2+(y_C-y_M)^2}=\frac{m^4+1}{2}\Leftrightarrow m^2+\left ( \frac{m^4-1}{2} \right )^2=\left ( \frac{m^4+1}{2} \right )^2$

$\Leftrightarrow m^8-2m^4+4m^2+1=m^8+2m^4+1\Leftrightarrow m=\pm 1$ (vì $m\neq 0$)

 

$$HAPPY\ NEW\ YEAR\ 2018$$


...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh