Đến nội dung

Hình ảnh

ĐỀ THI HSG TOÁN 11 TỈNH THANH HÓA 2017-2018


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 8 trả lời

#1
trambau

trambau

    Thiếu úy

  • Điều hành viên THPT
  • 551 Bài viết

BÀI I:

1. Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị $(P)$  của hàm số $y=x^2+bx+1$ biết rằng $(P)$ đi qua điểm $A(2;1)$

2. giải bất phương trình $\sqrt{4x^2+5x+1}+2\sqrt{x^2+x+1} \geq x+3$

BÀI II 

1. giải phương trình $\frac{4sin^3x-2cosx(sinx-1)-4sinx+1}{1+cos4x}=0$

2. giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix} \sqrt{x}+\sqrt{xy+(x-y)(\sqrt{xy}-2)}=\sqrt{y}+y & & \\ (y+\sqrt{xy}+x-x^2)(x+1)-4=0 & & \end{matrix}\right.$

BÀI III

1. cho $x,y,z$ là các số thực phân biệt không âm. chứng minh

$$\frac{x+y}{(x-y)^2}+\frac{z+y}{(y-z)^2}+\frac{x+z}{(x-z)^2}\geq \frac{9}{x+y+z}$$

2. Cho dãy số ($u_n$) xác định như sau $\left\{\begin{matrix} u_1=2,u_2=5 & & \\ u_{n+2}=5u_{n+1}-6u_n, \forall n\geq 1 & & \end{matrix}\right.$ . tìm $lim(\frac{u_n}{3^n})$

BÀI IV:

1. Xếp ngẫu nhiên 10 học sinh gồm 2 học sinh của lớp 11A, 3 học sinh của lớp 11B và 5 học sinh của lớp 11C thành một hàng ngang. Tính xác suất để không có học sinh của cùng một lớp đứng cạnh nhau.

2.  Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$ cho tam giác $ABC$ vuông cân tại $A$. Các điểm $M,N$ lần lượt thuộc các cạnh $AB,AC$ sao cho $AM=AN$ ( $M,N$ không trùng với các đỉnh của tam giác). Đường thẳng $d_1$ đi qua $A$ và vuông góc với $BN$ cắt cạnh $BC$ tại $H$ ($\frac{6}{5};{-2}{3}$), đường thẳng $d_2$ đi qua M và vuông góc với $BN$ cắt canh $BC$ tại K ($\frac{2}{5};\frac{2}{3}$). Tìm tọa độ các đỉnh của tam giác $ABC$ biết rằng đỉnh $A$ thuộc đường thẳng ($\delta$) : $5x+3y+13=0$ và có hoành độ dương

BÀI V

1. Cho tứ diện $SABC$ có $SA=SB=SC=1$. Một mặt phẳng ($\alpha$) thay đổi luôn đi qua trọng tâm G của tứ diện và cắt các cạnh $SA,SB,SC$ lần lượt tại $A',B',C'$ CMR biểu thức $T=\frac{1}{SA'}+\frac{1}{SB'}+\frac{1}{SC'}$ luôn có giá trị không đổi

2. Cho hình chóp tứ giác $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình bình hành. Một điểm M di động trên cạnh đáy BC ( M khác B,C). Mặt phẳng $(\alpha)$ đi qua M đồng thời song song với hai đường thẳng SB và AC. Xác định thiết diện hình chóp S.ABCD cắt bởi $(\alpha)$ và tìm vị trí của điểm M để thiết diện đó có diện tích lớn nhất



#2
trambau

trambau

    Thiếu úy

  • Điều hành viên THPT
  • 551 Bài viết

BÀI IV:

1. Xếp ngẫu nhiên 10 học sinh gồm 2 học sinh của lớp 11A, 3 học sinh của lớp 11B và 5 học sinh của lớp 11C thành một hàng ngang. Tính xác suất để không có học sinh của cùng một lớp đứng cạnh nhau.

 

 

Xin làm bài dễ trước 

$|\Omega |=10!$ cách xếp 

gọi A là biến cố ''không có học sinh của cùng một lớp đứng cạnh nhau''

xếp 5 hs của 11 C : 5! cách. Khi đó  giữa 5 hs 11C có 6 chỗ trống ( 4 chỗ ở giữa và 2 chỗ ngoài trước sau). do 2 hs 11C ko đứng gần nhau nên phải có 4 người của 11 A hoặc 11B

TH1: ABCBCACBCBC

có 1 hs lớp A hoặc B ở phía ngoài trước hoặc sau hàng 4 hs còn lại xếp vào 4 chỗ trống giữa các bạn C có : 2.5! cách xếp

TH2 : có 1 hs A và B vào 1 chỗ trống 3 hs còn lại xếp vào 3 vị trí có 2.3.2.4.3! cách xếp

vậy |A|=5!(2.5!+2.3.2.4.3!) 

=> P(A)= $\frac{11}{630}$



#3
trambau

trambau

    Thiếu úy

  • Điều hành viên THPT
  • 551 Bài viết

BÀI II 

1. giải phương trình $\frac{4sin^3x-2cosx(sinx-1)-4sinx+1}{1+cos4x}=0$

2. giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix} \sqrt{x}+\sqrt{xy+(x-y)(\sqrt{xy}-2)}=\sqrt{y}+y & & \\ (y+\sqrt{xy}+x-x^2)(x+1)-4=0 & & \end{matrix}\right.$

 

1. $\Leftrightarrow \frac{(2cosx+1)(1-sin2x)}{1+cos4x}=0$ đến đây chắc dễ

2. ĐK $\left\{\begin{matrix} x,y\geq 0 & & \\ x+y+(x-y)(\sqrt{xy}-2)\geq 0 & & \end{matrix}\right.$

PT(2) => $y+\sqrt{xy}-2=\frac{(x+2)(x-1)^2}{x+1}\geq 0$ (3)

PT (1) => $(x-y)(\frac{y+\sqrt{xy}-2}{\sqrt{xy+(x-y)(\sqrt{xy}-2+y)}}+\frac{1}{\sqrt{x}+\sqrt{y}})=0$

kết hợp với (3) được $x=y$ thay vào PT (2) được $-x^3+2x^2+3x-4=0$ dùng cardano giải tiếp



#4
TrucCumgarDaklak

TrucCumgarDaklak

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 182 Bài viết

---Phúc Ngô gửi bạn cũ ---

$III.2$

$u_{n+2}=5u_{n+1}-6u_{n}\Leftrightarrow u_{n+2}-2u_{n+1}=3\left ( u_{n+1}-2u_{n} \right )$

Đặt $u_{n+1}-2u_{n}=v_{n}$, ta có:

$\left\{\begin{matrix} v_{1}=1 & & \\ v_{n+1}=3v_{n} & & \end{matrix}\right.$

$\Rightarrow v_{n}=3^{n-1}\Rightarrow u_{n}=2u_{n-1}+3^{n-2}$

$\Leftrightarrow u_{n}-3^{n-1}=2\left ( u_{n-1}-3^{n-2} \right )=...=2^{n-1}\left ( u_{1}-1 \right )=2^{n-1}\Leftrightarrow u_{n}=2^{n-1}+3^{n-1}$

$\Rightarrow lim\frac{u_{n}}{3^{n}}=lim\frac{2^{n-1}+3^{n-1}}{3^{n}}=\frac{1}{3}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi TrucCumgarDaklak: 09-03-2018 - 16:58


#5
Duy Thai2002

Duy Thai2002

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 433 Bài viết

Đặt $x+y=a,y+z=b,z+x=c$, bđt $<=> \frac{a}{(b-c)^{2}}+\frac{b}{(c-a)^{2}}+\frac{c}{(a-b)^{2}}\geq \frac{9}{2(a+b+c)}$

Đây là một bất đẳng thức quen thuộc trong sách sáng tạo bất đẳng thức Tham khảo cách chứng minh trong sách.


Sự khác biệt giữa thiên tài và kẻ ngu dốt là ở chỗ thiên tài luôn có giới hạn.


#6
didifulls

didifulls

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 221 Bài viết

BÀI III


2.  Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$ cho tam giác $ABC$ vuông cân tại $A$. Các điểm $M,N$ lần lượt thuộc các cạnh $AB,AC$ sao cho $AM=AN$ ( $M,N$ không trùng với các đỉnh của tam giác). Đường thẳng $d_1$ đi qua $A$ và vuông góc với $BN$ cắt cạnh $BC$ tại $H$ ($\frac{6}{5};{-2}{3}$), đường thẳng $d_2$ đi qua M và vuông góc với $BN$ cắt canh $BC$ tại K ($\frac{2}{5};\frac{2}{3}$). Tìm tọa độ các đỉnh của tam giác $ABC$ biết rằng đỉnh $A$ thuộc đường thẳng ($\delta$) : $5x+3y+13=0$ và có hoành độ dương

 

Để ý $KH=HC$ =>C  =)))
Viét pt QH qua H tạo với HK một góc 45 độ . (có 2 pt thử với pt nào cho $x_A >0$ thì nhận )
=> pt AC => A
=> dễ dàng => B
 


''.''


#7
TuAnh1611

TuAnh1611

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 9 Bài viết

BÀI I:

1. Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị $(P)$  của hàm số $y=x^2+bx+1$ biết rằng $(P)$ đi qua điểm $A(2;1)$

2. giải bất phương trình $\sqrt{4x^2+5x+1}+2\sqrt{x^2+x+1} \geq x+3$

BÀI II 

1. giải phương trình $\frac{4sin^3x-2cosx(sinx-1)-4sinx+1}{1+cos4x}=0$

2. giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix} \sqrt{x}+\sqrt{xy+(x-y)(\sqrt{xy}-2)}=\sqrt{y}+y & & \\ (y+\sqrt{xy}+x-x^2)(x+1)-4=0 & & \end{matrix}\right.$

BÀI III

1. cho $x,y,z$ là các số thực phân biệt không âm. chứng minh

$$\frac{x+y}{(x-y)^2}+\frac{z+y}{(y-z)^2}+\frac{x+z}{(x-z)^2}\geq \frac{9}{x+y+z}$$

2. Cho dãy số ($u_n$) xác định như sau $\left\{\begin{matrix} u_1=2,u_2=5 & & \\ u_{n+2}=5u_{n+1}-6u_n, \forall n\geq 1 & & \end{matrix}\right.$ . tìm $lim(\frac{u_n}{3^n})$

BÀI IV:

1. Xếp ngẫu nhiên 10 học sinh gồm 2 học sinh của lớp 11A, 3 học sinh của lớp 11B và 5 học sinh của lớp 11C thành một hàng ngang. Tính xác suất để không có học sinh của cùng một lớp đứng cạnh nhau.

2.  Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$ cho tam giác $ABC$ vuông cân tại $A$. Các điểm $M,N$ lần lượt thuộc các cạnh $AB,AC$ sao cho $AM=AN$ ( $M,N$ không trùng với các đỉnh của tam giác). Đường thẳng $d_1$ đi qua $A$ và vuông góc với $BN$ cắt cạnh $BC$ tại $H$ ($\frac{6}{5};{-2}{3}$), đường thẳng $d_2$ đi qua M và vuông góc với $BN$ cắt canh $BC$ tại K ($\frac{2}{5};\frac{2}{3}$). Tìm tọa độ các đỉnh của tam giác $ABC$ biết rằng đỉnh $A$ thuộc đường thẳng ($\delta$) : $5x+3y+13=0$ và có hoành độ dương

BÀI V

1. Cho tứ diện $SABC$ có $SA=SB=SC=1$. Một mặt phẳng ($\alpha$) thay đổi luôn đi qua trọng tâm G của tứ diện và cắt các cạnh $SA,SB,SC$ lần lượt tại $A',B',C'$ CMR biểu thức $T=\frac{1}{SA'}+\frac{1}{SB'}+\frac{1}{SC'}$ luôn có giá trị không đổi

2. Cho hình chóp tứ giác $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình bình hành. Một điểm M di động trên cạnh đáy BC ( M khác B,C). Mặt phẳng $(\alpha)$ đi qua M đồng thời song song với hai đường thẳng SB và AC. Xác định thiết diện hình chóp S.ABCD cắt bởi $(\alpha)$ và tìm vị trí của điểm M để thiết diện đó có diện tích lớn nhất

GIả sử $x \geq y \geq z \geq 0$

có $\frac{y+z}{(y-z)^2}\geq \frac{1}{y} $

$\Leftrightarrow y(y+z) \geq (y-z)^2 \Leftrightarrow z(3y-z) \geq 0$ (luôn đúng do $y \geq z \geq 0$)

có $\frac{z+x}{(z-x)^2}\geq \frac{1}{x} $

$\Leftrightarrow x(z+x) \geq (z-x)^2 \Leftrightarrow z(3x-z) \geq 0$ (luôn đúng do $x \geq z \geq 0$)

Suy ra $\frac{x+y}{(x-y)^2}+\frac{y+z}{(y-z)^2}+\frac{z+x}{(z-x)^2} \geq \frac{x+y}{(x-y)^2}+\frac{1}{x}+\frac{1}{y}$

Mà $z \geq 0$ nên $\frac{9}{x+y+z} \leq \frac{9}{x+y}$

Ta cần chứng minh: $\frac{x+y}{(x-y)^2}+\frac{1}{x}+\frac{1}{y} \geq \frac{9}{x+y}$

$\Leftrightarrow \frac{(x+y)^2}{(x-y)^2}+(x+y)(\frac{1}{x}+\frac{1}{y}) \geq 9$

$\Leftrightarrow \frac{4xy}{(x-y)^2}+\frac{x}{y}+\frac{y}{x} \geq 6$

$\Leftrightarrow \frac{4\frac{x}{y}}{(\frac{x}{y}-1)^2}+\frac{x}{y}+\frac{y}{x} \geq 6$

Đặt $\frac{x}{y}=t >0$

Khi đó $\frac{4t}{(t-1)^2}+t+\frac{1}{t} \geq 6$

$\Leftrightarrow \frac{4t}{(t-1)^2}+\frac{(t-1)^2}{t} \geq 4$ (luôn đúng theo bất đẳng thức AM-GM)
Vậy bài toán đã được chứng minh xong.


#8
toannguyenebolala

toannguyenebolala

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 432 Bài viết

 

GIả sử $x \geq y \geq z \geq 0$

có $\frac{y+z}{(y-z)^2}\geq \frac{1}{y} $

$\Leftrightarrow y(y+z) \geq (y-z)^2 \Leftrightarrow z(3y-z) \geq 0$ (luôn đúng do $y \geq z \geq 0$)

có $\frac{z+x}{(z-x)^2}\geq \frac{1}{x} $

$\Leftrightarrow x(z+x) \geq (z-x)^2 \Leftrightarrow z(3x-z) \geq 0$ (luôn đúng do $x \geq z \geq 0$)

Suy ra $\frac{x+y}{(x-y)^2}+\frac{y+z}{(y-z)^2}+\frac{z+x}{(z-x)^2} \geq \frac{x+y}{(x-y)^2}+\frac{1}{x}+\frac{1}{y}$

Mà $z \geq 0$ nên $\frac{9}{x+y+z} \leq \frac{9}{x+y}$

Ta cần chứng minh: $\frac{x+y}{(x-y)^2}+\frac{1}{x}+\frac{1}{y} \geq \frac{9}{x+y}$

$\Leftrightarrow \frac{(x+y)^2}{(x-y)^2}+(x+y)(\frac{1}{x}+\frac{1}{y}) \geq 9$

$\Leftrightarrow \frac{4xy}{(x-y)^2}+\frac{x}{y}+\frac{y}{x} \geq 6$

$\Leftrightarrow \frac{4\frac{x}{y}}{(\frac{x}{y}-1)^2}+\frac{x}{y}+\frac{y}{x} \geq 6$

Đặt $\frac{x}{y}=t >0$

Khi đó $\frac{4t}{(t-1)^2}+t+\frac{1}{t} \geq 6$

$\Leftrightarrow \frac{4t}{(t-1)^2}+\frac{(t-1)^2}{t} \geq 4$ (luôn đúng theo bất đẳng thức AM-GM)
Vậy bài toán đã được chứng minh xong.

 

Ta có thể rút ngắn phần chứng minh cuối lại $\frac{x+y}{(x-y)^2}+\frac{1}{x}+\frac{1}{y}\geq \frac{9}{x+y}\Leftrightarrow \frac{1}{(x-y)^2}+\frac{1}{xy}\geq \frac{9}{(x+y)^2}$ (dĩ nhiên đúng theo C-S)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi toannguyenebolala: 09-03-2018 - 21:13

"Đừng khóc, Alfred! Anh cần có đủ nghị lực để chết ở tuổi hai mươi"


#9
trambau

trambau

    Thiếu úy

  • Điều hành viên THPT
  • 551 Bài viết

đây là đáp án đề https://drive.google...6rHdihqwu6/view






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh