Đến nội dung

Hình ảnh

Toán học Châu Âu thời Trung cổ

- - - - -

  • Please log in to reply
Chưa có bài trả lời

#1
ngocson52

ngocson52

    Kẻ độc hành

  • Founder
  • 859 Bài viết
Toán học Châu Âu thời Trung cổ
Copy từ diễn đàn cũ
Tác giả: VNMaths

Thời kỳ trung cổ ở Châu Âu bắt đầu từ sự suy tàn của Đế quốc La Mã vào giữa thế kỷ thứ V kéo dài đến thế kỷ XI. Vào thời kỳ này nền văn minh ở Tây Âu rớt xuống vực thẳm của sự suy tàn. Việc học hành như không còn gì, đa phần nghệ thuật và các nghề thủ công mà thế giới cổ đại truyền cho đã bị lãng quên. Chỉ có các thầy tu trong các tu viện Cơ đốc và một ít người có văn hoá là còn bảo tồn một chút ít tri thức Hy Lạp - Latin.
Người La Mã thì chưa bao giờ quan tâm tới toán học trừu tượng mà chỉ thoả mãn những khía cạnh thực tiễn của nó trong việc buôn bán và xây dựng. Thật không quá đáng khi nói rằng ngoài việc phát triển lịch Cơ đốc giáo, nền toán học thực hiện được ở phương tây trong thời trung cổ là quá ít ỏi.
Một số nhà toán học có đóng góp nhất định vào sự phát triển toán học trong thời trung cổ là Boethius, một công dân La Mã tử vì đạo, Bede và Alcuin, hai nhà bác học giáo hội người Anh, và Gerbert, một giáo sĩ bác học nổi tiếng người Pháp mà về sau trở thành Giáo hoàng Sylvester II.
Boethius ( khoảng 475- 524) viết một số tác phẩm về hình học và số học mà trong nhiều thế kỷ đã là các văn bản tiêu chuẩn trong các trường học của giáo hội. Hình học chỉ là những phát biểu của các mệnh đề trong Quyển I và một số mệnh đề được lựa chọn trong quyển III và IV của tập "Cơ bản " của Euclid cùng với một số ứng dụng của phép đo lường sơ cấp, còn Số học thì có nội dung được tìm thấy trong một công trình của Nicomachus từ bốn thế kỷ trước. Với những công trình này và những tác phẩm về triết học của mình, Boethius đã được xem là người đặt nền mống cho triết học kinh viện thời Trung cổ. Những lý tưởng cao đẹp của ông cùng với tính cương trực đã khiến ông gặp những khó khăn về chính trị và đã bị hành hình theo lệnh của Nhà thờ.
Bede ( khoảng 673-735) sinh ở Northumberland, Anh, đã trở thành một trong những học giả vĩ đại nhất thuộc Nhà thờ trung cổ. Nhiều tác phẩm của ông trong đó có một số viết về toán học mà chủ yếu là những luận văn về niên lịch và về cách tính toán bằng tay.
Alcuin ( 735-804) sinh ở Yorkshire là một học giả người Anh có một số tác phẩm viết về toán học .
Gerbert (khoảng 950- 1003) sinh ở Auvergne, Pháp, đã sớm bộc lộ những khả năng khác thường của mình. Ông là một trong những người Cơ đốc giáo, đầu tiên học ở các trường Hồi giáo ở Tây Ban Nha và có thể ông đã mang về Cơ đốc giáo Châu Âu các chữ số Hindu -Ap Rập mà không có số không. Ông làm được bàn tính, địa cầu và thiên cầu, một chiếc đồng hồ, đàn ống và đàn hộp. Ông trở thành giáo hoàng năm 999. Ông được xem là một học giả sâu sắc và có công trình chiêm tinh học, số học và hình học.
Khoảng thời Gerbert, các tác phẩm cổ điển của Hy Lạp đã bắt đầu thâm nhập sang Châu Âu. Các tri thức cổ đại được nền văn hoá Hồi giáo gìn giữ đã được chuyển qua người Châu Âu thông qua các bản dịch Latin của các học giả cơ đốc giáo khi viễn du sang trung tâm kiến thức Hồi giáo. Thế kỷ XII trở thành thế kỷ của các dịch giả. Thầy tu người Anh tên là Adelard ở Barth (khoảng 1120) trở thành một dịch giả, ông đã từng nghiên cứu ở Tây Ban Nha, Hy lạp, Syria, và Ai Cập. Adelard đã dịch sang Latin các tác phẩm "Cơ bản" của Euclid và các bản thiên văn học của al-Khowârizmi. Một tác giả khác là Plato ở Tivoli (khoảng 1120), người Ý, đã dịch thiên văn học của al-Battâni, Lượng giác cầu của Theodosius và nhiều công trình khác nữa. Dịch giả Gherardo ở Cremona (1114- 1187) đã dịch trên 90 tác phẩm Á Rập trong đó có "Almagest " của Ptolemy, Cơ bản của Euclid và đại số học của al- Khowârizmi. Ngoài ra có một số dịch giả đáng chú ý khác trong thế kỷ XII là John ở Seville, và Robert của Chester.
Sống trong đời sống cần có một túi tiền.
Để làm gì em biết không?
Để gái nó theo, để gái nó theo... :D




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh