Đến nội dung

Hình ảnh

ĐỀ THI OLYMPIC 30/4 NĂM 2018 THPT LHP TP.HCM - KHỐI 10

olympic 30/4

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 13 trả lời

#1
longnguyentan2002

longnguyentan2002

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 7 Bài viết

Đề thi ở mục đính kèm
Mọi người cho ý kiến với ạ!

Hình gửi kèm

  • post-167059-0-35013900-1523102709.png

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi halloffame: 04-01-2019 - 01:06


#2
Iceghost

Iceghost

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 79 Bài viết

Câu 1 (4,0 điểm). Giải phương trình trên tập số thực: $x\sqrt{5-x^2} + \sqrt{x-1} = x+1$.

 

Câu 2 (4,0 điểm). Cho tam giác $ABC$ nhọm có đường cao $AD$. Đường tròn tâm $M$, đường kính $BC$ cắt các đoạn thẳng $AC$, $AD$ lần lượt tại $E$, $F$ ($E \ne C$). Đường tròn tâm $B$, bán kinh $BF$ cắt tia $BE$ tại $G$. Gọi $H$ là giao điểm của tia $FG$ với $(M)$ và $I$ là điểm chính giữa cung nhỏ $EF$ của $(M)$. Đường thẳng qua $G$ vuông góc $MG$ cắt các đường thẳng $AD$, $HI$, $AC$ lần lượt tại $X$, $Y$, $Z$. Chứng minh $XG=GY=YZ$.

 

Câu 3 (3,0 điểm). Cho $a,$, $b$, $c$ là ba số thực dương thỏa mãn $abc = 1$. Chứng minh rằng $$\sqrt{a^2-a+1} + \sqrt{b^2-b+1} + \sqrt{c^2-c+1} \geqslant a+b+c.$$

 

Câu 4 (3,0 điểm). Tìm tất cả các số nguyên tố $p$ sao cho $p^2-p+1$ là lập phương của một số tự nhiên.

 

Câu 5 (3,0 điểm). Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$, cho các điểm $A(2018;0)$, $B(2018;2002)$, $C(0;2002)$, $X(2017;0)$, $Y(2018;1)$, $Z(1;2002)$, $T(0;2001)$. Chia hình chữ nhật $OABC$ thành $2018 \times 2002$ hình vuông đơn vị (đỉnh có tọa độ nguyên và có cạnh bằng $1$). Hỏi trong hình chữ nhật $OABC$ có bao nhiêu hình vuông đơn vị không có điểm chung với hình lục giác $XAYZCT$?

 

Câu 6 (3,0 điểm). Tồn tại hay không một hàm số $f: \mathbb{N^*} \rightarrow \mathbb{N^*}$ thỏa mãn $$f(f(n-1)) = f(n+1) - f(n), \forall n \geqslant 2.$$

----- HẾT -----



#3
Duy Thai2002

Duy Thai2002

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 433 Bài viết

Bài bất sử dụng đánh giá $\sqrt{a^{2}-a+1}+\frac{1}{2}-a\geq \frac{3}{2(a^{2}+a+1)}$


Sự khác biệt giữa thiên tài và kẻ ngu dốt là ở chỗ thiên tài luôn có giới hạn.


#4
andrenguyen

andrenguyen

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 5 Bài viết

Bài hình sử dụng định lí Con Bướm ở vế đầu và tam giác đồng dạng ở vế sau



#5
hoangkimca2k2

hoangkimca2k2

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 477 Bài viết

Câu 1 (4,0 điểm). Giải phương trình trên tập số thực: $x\sqrt{5-x^2} + \sqrt{x-1} = x+1$.

 

 

----- HẾT -----

Bài dễ trước  :D

Điều kiện: $1\leq x\leq \sqrt{5}$. Ta có: $x\sqrt{5-x^2} + \sqrt{x-1} = x+1$

$\Leftrightarrow (\sqrt{5x^{2}-x^{4}}-2)+(\sqrt{x-1}-x+1)=0$

$\Leftrightarrow \frac{-x^{4}+5x^{2}-4}{\sqrt{5x^{2}-x^{4}}+2}+\frac{x-1-x^{2}+2x-1}{\sqrt{x-1}+x-1}=0$
$\Leftrightarrow \frac{(x^{2}-1)(x^{2}-4)}{\sqrt{5x^{2}-x^{4}}+2}+\frac{(x-1)(x-2)}{\sqrt{x-1}+x-1}=0$
$\Leftrightarrow (x-1)(x-2)\left ( \frac{(x+1)(x+2)}{\sqrt{5x^{2}-x^{4}}+2}+\frac{1}{\sqrt{x-1}+x-1}\right )=0$
 

  N.D.P 

#6
xuanhoan23112002

xuanhoan23112002

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 103 Bài viết

Bài 4:

Theo đề bài ta có: $p^2 -p+1=x^3$(x là số tự nhiên,x>1)

Hay $p(p-1)=(x-1)(x^2+x+1)$

Do $p$ là số nguyên tố nên $x-1$ hoặc $x^2+x+1$ chia hết cho$ p$

Nếu $x-1$ chia hết cho $p$ thì $x-1\ge p,x^2+x+1<p$ (vô lí với x là số tự nhiên >1) 

Do đó $x^2+x+1$ chia hết cho $p$ nên $x^2+x+1=pk$ (k là số tự nhiên)

Ta xét$ k=1,2$ không thỏa mãn

Xét $k\ge 3$

Thay vào phương trình ta được:$ p-1=(x-1)k$ hay $p=(x-1)k+1$

Từ đó ta có: $x^2+x+1=(xk-k+1)k$

Hay $x^2+x(1-k^2)+k^2-k+1=0$

Đây là phương trình bậc 2 ẩn x, để phương trình có nghiệm tự nhiên thì $\delta =k^4-6k^2+4k-3$ phải là số chính phương

Ta có: $(k^2-3)^2\le k^4-6k^2+4k-3<(k^2-2)^2$

Từ đó ta tìm được k=3 ta tìm được x=7, p=19 là số nguyên tố

Vậy p=19 là số nguyên tố thỏa mãn đề bài


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi xuanhoan23112002: 11-04-2018 - 23:13


#7
mchuy88

mchuy88

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết
"Ta có nếu 1 số phân tích thành tích của 2 số nguyên dương khác 1 và chúng NTCN thì cách phân tích đó là duy nhất (1)...." Cái này có vẻ sai sai. Ví dụ 90 = 45.2= 9.10

#8
TrucCumgarDaklak

TrucCumgarDaklak

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 182 Bài viết

Bài bất cho đề như vậy là quá tệ. Làm sao có thể nhảy ra một bất đẳng thức phụ như thế. Nhất là khi chưa gặp bao giờ và ngồi trong phòng thi làm sao làm được. Ít ra phải cho câu a là gợi ý chứ. Đề thi năm nay chán quá

Bất đẳng thức phụ này tìm tòi ra trong lúc chứng minh chứ có ai nói là nó tự nhảy ra đâu bạn



#9
YoLo

YoLo

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 223 Bài viết

Bài bất cho đề như vậy là quá tệ. Làm sao có thể nhảy ra một bất đẳng thức phụ như thế. Nhất là khi chưa gặp bao giờ và ngồi trong phòng thi làm sao làm được. Ít ra phải cho câu a là gợi ý chứ. Đề thi năm nay chán quá

 

Bất đẳng thức phụ này tìm tòi ra trong lúc chứng minh chứ có ai nói là nó tự nhảy ra đâu bạn

BĐT này sử dụng công cụ đạo hàm để tìm ra phương trình tiếp tuyến tại điểm có hoành độ x=1 ( chỉ học cuối chương trình 10 chuyên hoặc 11 chuyên)


Người ta không mắc sai lầm vì dốt mà là vì tưởng là mình giỏi :closedeyes:


#10
TrucCumgarDaklak

TrucCumgarDaklak

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 182 Bài viết

BĐT này sử dụng công cụ đạo hàm để tìm ra phương trình tiếp tuyến tại điểm có hoành độ x=1 ( chỉ học cuối chương trình 10 chuyên hoặc 11 chuyên)

Tại mình nghĩ chuyên học mấy cái này sớm chứ



#11
Unrruly Kid

Unrruly Kid

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 113 Bài viết

Tại mình nghĩ chuyên học mấy cái này sớm chứ

Cái này là tiếp tuyến thì phải học rồi chứ nhỉ


Đôi khi ngươi phải đau đớn để nhận thức, vấp ngã để trưởng thành, mất mát để có được, bởi bài học lớn nhất của cuộc đời được dạy bằng nỗi đau.

#12
Unrruly Kid

Unrruly Kid

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 113 Bài viết

Còn cách làm bài bất khác không nhỉ??


Đôi khi ngươi phải đau đớn để nhận thức, vấp ngã để trưởng thành, mất mát để có được, bởi bài học lớn nhất của cuộc đời được dạy bằng nỗi đau.

#13
vamath16

vamath16

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 46 Bài viết

B2
BI là trung trực FG =>> FI=GI.
ta có gFBG=2gHFC( tiếp tuyến)

=>> gFBI=gIBE=gFCH
=>> IF=IE=CH=IG
=>> FICH, IECH là hình thang cân
ta có IC \\ GH và IG=CH =>> ICHG là hbh.
gọi T là giao của IH và GC =>> T là trung điểm của GC và TH.
xét tam giác GZC có YT \\ ZC và T là trung điểm GC =>> Y là trung điểm GZ =>> GY=GZ 
+) ta cm XG=GY
ta có MT vuông góc IH ( dó MT \\ BG mà BG vuông góc AC, AC \\ IH)
=>> GYTM nội tiếp =>> gGYM=gGTM.
dễ dàng có XGMD nội tiếp =>> gGXM=gGDM.
ta sẽ cm gGDM=gDTM <=> gGDB=gMTC
<=> tam giác GBD đồng dạng tam giác CBG ( dễ dàng cm với BF^2=FB^2=BD.BC nên có đpcm)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi halloffame: 04-01-2019 - 01:07


#14
Serinkain

Serinkain

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 4 Bài viết
Bài 6: f(f(n-1))=f(n+1)-f(n).
Nhận thấy f(x)>f(y) với x>y.
f(f(n-1))<f(n+1) mọi n nên f(n-1)<n+1 mọi n. Dẫn đến f(n)<= n+1 mọi n. Mặt khác 1<=f(1)<f(2)<...<f(n) nên n<=f(n)<= n+1. Mà f(n) thuộc N* nên xảy ra 2 trường hợp:
+) f(n)=n suy ra f(n-1)=n-1. Thay vào f(n+1)=2n-1 lớn hơn n+2 nên mâu thuẫn.
+) f(n)=n+1. Khi đó f(n-1)=n hoặc f(n-1)=n-2. Tiếp tục thay vào tính f(n+1) rồi suy ra mâu thuẫn.
Vậy ko tồn tại hàm f thỏa mãn





Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: olympic 30/4

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh