Đến nội dung

Hình ảnh

[TOPIC] SỐ HỌC ÔN TẬP THPT CHUYÊN TOÁN 10 NĂM HỌC 2018-2019

số học ôn chuyên

  • Chủ đề bị khóa Chủ đề bị khóa
Chủ đề này có 271 trả lời

#81
Tea Coffee

Tea Coffee

    Trung úy

  • Điều hành viên THPT
  • 772 Bài viết

2. Tìm tất cả p,q nguyên tố sao cho $pq\mid 2^{p}+2^{q}$

C2:
Bài toán có thể giải quyết hoàn toàn bằng cách sử dụng định lý Fecma nhỏ một cách dễ dàng.
Xin được nhắc lại hệ quả của định lý nổi tiếng này: Với $p$ nguyên tố,$a$ là số nguyên bất kỳ và nguyên tố với $p$ thì $a^{p}-a\vdots p$
Solution:
+)T/H1: Xét $p,q$ đều chẵn $=>p=q=2$ thỏa mãn
+)T/H2: Xét $p,q$ có một số lẻ một số chẵn. KMTTQ, giả sử $p$ lẻ $q$ chẵn
$=>q=2$ và $(2,p)=1$
$=>2^{p}+4\vdots 2p$ 
Mà theo định lý Fecma: $2^{p}-2\vdots p$ $=>2^{p+1}-4\vdots 2p=>2^{p+1}+2^{p}\vdots 2p<=> 2^{p}+2^{p-1}\vdots p <=>2^{p-1}(2+1)\vdots p<=>3.2^{p-1}\vdots p$
Do $(2,p)=1$ nên $(2^{p-1},p)=1 =>3\vdots p=>p=3$ thỏa mãn
+)T/H3: Xét $p,q$ đều lẻ
Theo định lý Fecma: $\left\{\begin{matrix}2^{q}-2\vdots q \\ 2^{p}-2\vdots p \end{matrix}\right. =>(2^{q}-2)(2^{p}-2)\vdots pq<=> 2^{p+q}+4-2(2^{p}+2^{q})\vdots pq$
$=>2^{p+q}+4\vdots pq(1)$
Do $2^{p}+2^{q}\vdots pq=>2^{p+q}+4^{p}\vdots pq(2)$
$(1),(2)=>4^{p}-4\vdots pq=>4^{p}-4\vdots p$
Kết hợp với $2^{p}-2\vdots p=>2^{p+1}-4\vdots p=>4^{p}-2^{p+1}\vdots p<=>2^{p}(2^{p}-2)\vdots p=>2^{p}-2\vdots p$ do $p$ lẻ.  
$(2^{p}+2)-(2^{p}-2)\vdots p=>4\vdots p$ vô lý.
Vậy ...
Định lý Fecma và Euler thi chuyên Phan Bội Châu cũng được sử dụng nữa nè không chỉ riêng KHTN đâu.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Tea Coffee: 19-04-2018 - 22:46

Treasure every moment that you have!
And remember that Time waits for no one.
Yesterday is history. Tomorrow is a mystery.
Today is a gift. That’s why it’s called the present.


#82
Kylie Nguyen

Kylie Nguyen

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 34 Bài viết

Bài 33: Tìm số nguyên tố $\overline{abcd}$ sao cho $\overline{ab}, \overline{cd}$ là các số nguyên tố và $b^{2}=$\overline{cd}$+b-c$

$\bar{ab}, \bar{cd}$ nguyên tố nên b,d lẻ và khác 5

Do $b^{2}=\bar{cd} +b-c=9c+d+b\geqslant 9+1+1=11 \Rightarrow b>3 th1 b=7 thì 9c+d=42 => d \vdots 3=> d=3 ; 9 d=3 =>c không tồn tại d=9 thì c không tôn tại th1 b=9 => 9c+d=72 => d\vdots 9 =>d=9,c=7,a=1,5,7$

mà $\bar{abcd}$nguyên tố nên là 1979

 

 

TOPIC xấu đi vì những reply kiểu này đấy. Thay vào đó, các bạn có thể trả lời một bài toán cụ thể rồi sau đó trình bày ý kiến của mình về một cái gì đó ở dưới mà theo cách: P/S giống mình đây.

 

 

Bạn làm loãng TOPIC này ^^ nếu ai làm được thì đã gõ đáp án lên rồi.
Rút kinh nghiệm nhé

 

Bài này đã có người làm rồi bạn không được làm lại. VÀ PHẢI GÕ LATEX
Các lỗi trên mong hai bạn cùng các bạn khác phải rút kinh nghiệm để TOPIC đẹp, chất lượng hơn.
P/S: TOPIC tiếp tục nhận các bài số học các bạn đóng góp. Cảm ơn các bạn nhiều.

 

Mình sẽ rút kinh nghiệm. Cam on bạn Tea Coffee đã góp ý



#83
Tea Coffee

Tea Coffee

    Trung úy

  • Điều hành viên THPT
  • 772 Bài viết

Bài 33: Tìm số nguyên tố $\overline{abcd}$ sao cho $\overline{ab}, \overline{cd}$ là các số nguyên tố và $b^{2}=$\overline{cd}$+b-c$

Nhờ anh sửa lại giùm cái đề cho đúng chuẩn LATEX nhé. Em cảm ơn.

Solution:

Do $\overline{abcd},\overline{ab}$ là số nguyên tố nên $b,d=1,3,7,9$

Mặt khác, $b^{2}=\overline{cd}+b-c<=>b(b-1)=9c+d$ $=>c,d$ cùng lẻ hay $c,d\geq 1$

+)T/H1: $b=1=>9c+d=0$ vô lý do $d>0$

+)T/H2: $b=3=>9c+d=6$ vô lý do $c,d\geq 1$

+)T/H3: $b=7=>9c+d=42=>d\vdots 3=>\begin{bmatrix}d=3,c=\frac{39}{9} \\ d=9,c=\frac{33}{9} \end{bmatrix}$ loại

+)T/H4: $b=9=>9c+d=72=>d\vdots 9=>d=9,c=7$

Do $\overline{ab}$ là SNT nên $a=1,2,5,7,8$ thử lại xem $\overline{abcd}$ có là SNT không.


Treasure every moment that you have!
And remember that Time waits for no one.
Yesterday is history. Tomorrow is a mystery.
Today is a gift. That’s why it’s called the present.


#84
hoangkimca2k2

hoangkimca2k2

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 477 Bài viết

Bài 37: Chứng minh rằng nếu $1+2^{n}+4^{n}(n\in N^{*})$ là số nguyên tố thì $n=3^{k}(k\in N)$


  N.D.P 

#85
hoangkimca2k2

hoangkimca2k2

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 477 Bài viết

Bài 38: Tìm tát cả các số tự nhiên $n$ sao cho $(n-1)!$ chia hết cho $n$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoangkimca2k2: 18-04-2018 - 00:13

  N.D.P 

#86
Kylie Nguyen

Kylie Nguyen

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 34 Bài viết

Bài 39: Tìm a,b,c nguyên tố thỏa mãn (a+1)(b+2)(c+3)=4abc 

 

Bài 38: Tìm ba số nguyên tố $p,q,r$ sao cho $p^{q}+q^{p}=r$.

Đây  là bài 12 đã được giải ở trên rồi nhé



#87
Kylie Nguyen

Kylie Nguyen

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 34 Bài viết

Bài 38: Tìm tát cả các số tự nhiên $n$ sao cho $(n-1)!$ chia hết cho $n$.

n=1 thỏa mãn và n=4 không thỏa mãn. Xét n>1 và n khác 4

Từ gt suy ra n là 1 hợp số => n=pq trong đó p,q là các số nguyên dương thỏa mãn $2\leq p,q\leq \begin{bmatrix} \frac{n}{2} \end{bmatrix}$

Trường hợp 1: Nếu p khác q thì trong tích (n-1)! chứa cả 2 số p, q nên (n-1)! chia hết n

Trường hợp 2: Nếu p=q thì p,q>2 trong tích (n-1)! chứa cả p,2p nên (n-1)! chia hết cho n

Vâyj n =1 hoặc là hợp số khác 4



#88
PhanThai0301

PhanThai0301

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 167 Bài viết

Bài 34: Chứng minh rằng phương trình $x^{2}+2x+4y^{2}=37$ không có nghiệm nguyên dương.

 

 Cách khác của mình: Pt <=> $(x+1)^{2}+(2y)^{2}=38\vdots 19$.

                                      Mà 19 là số nguyên tố có dạng 4k + 3 nên $\left\{\begin{matrix} (x+1) \vdots 19& & \\2y\vdots 19 & & \end{matrix}\right.$

                                      => $[(x+1)^{2}+(2y)^{2}]\vdots 19^{2}$

                                      Mà 38 không chia hết cho $19^{2}$.

                                      => pt ko có nghiệm nguyên dương.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi PhanThai0301: 18-04-2018 - 11:51

"IF YOU HAVE A DREAM TO CHASE,NOTHING NOTHING CAN STOP YOU"_M10

                                                                                                            


#89
Tea Coffee

Tea Coffee

    Trung úy

  • Điều hành viên THPT
  • 772 Bài viết

Bài 39: Tìm a,b,c nguyên tố thỏa mãn (a+1)(b+2)(c+3)=4abc 

 

Cách đại lầy của mình :v

Ta có: $(a+1)(b+2)(c+3)=4abc=>(a+1)(b+2)(c+3)\vdots a$

Do $(a,a+1)=1=>(b+2)(c+3)\vdots a=>\begin{bmatrix}b+2\vdots a \\ c+3\vdots a \end{bmatrix}$ vì $a$ là số nguyên tố.

$*)$ Xét $b+2\vdots a$

+ Với $b$ chẵn thì $b=2$ nên $4\vdots a=>a=2$

+ Với $b$ lẻ $=>(2,b)=1$

Ta có: $(a+1)(b+2)(c+3)=4abc=>(a+1)(b+2)(c+3)\vdots b$

$=>(a+1)(c+3)\vdots b$

- Nếu $a+1\vdots b$ kết hợp với $b+2\vdots a=>\left\{\begin{matrix}b+2\geq a> 0 \\ a+1\geq b> 0 \end{matrix}\right. =>(b+2)(a+1)\geq ab<=>1\leq (b-2)(a-1)\leq 4$ vì $a,b$ là số nguyên tố nên đến đây dễ dàng tìm được.

- Nếu $\left\{\begin{matrix}c+3\vdots b \\ b+2\vdots a \end{matrix}\right.$

Đặt $\left\{\begin{matrix}c+3=bm \\ b+2=an \end{matrix}\right. (m,n\epsilon \mathbb{N}^{*}) =>(a+1).ab.mn=4abc<=>mn(a+1)=4c$

Suy ra $mn$ và $a+1$ là ước của $4c$ $=>mn,(a+1)=1,2,4,c,2c,4c$

=> $\begin{bmatrix}mn=1,a+1=4c \\ mn=2,a+1=2c \\ mn=4,a+1=c \\ mn=c,a+1=4 \end{bmatrix}$

Sau đó dùng phép thế là ra

$*)$ Xét $c+3\vdots a$ tương tự


Treasure every moment that you have!
And remember that Time waits for no one.
Yesterday is history. Tomorrow is a mystery.
Today is a gift. That’s why it’s called the present.


#90
hoangkimca2k2

hoangkimca2k2

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 477 Bài viết

Bài 40: Tìm số tự nhiên $n$ sao cho $n+S(n)+S(S(n))=60$, với $S(n)$ là tổng các chữ số của $n$.


  N.D.P 

#91
Tea Coffee

Tea Coffee

    Trung úy

  • Điều hành viên THPT
  • 772 Bài viết

Khuấy động TOPIC nào:

41) Có bao nhiêu số nguyên dương có $5$ chữ số $\overline{abcde}$ , $\overline{abc}=(10d+e)$sao cho chia hết cho $101$.

42) Cho $M=a^{2}+3a+1$ với $a$ là số nguyên dương.

a) Chứng minh mọi ước số của $M$ đều là số lẻ.

b) Giả sử $M$ chia hết cho $5$, tìm $a$.Với giá trị nào của $a$ thì $M$ là lũy thừa của $5$.

43) Cho $x,y,z$ là các số tự nhiên thỏa mãn $x^{2}+y^{2}=z^{2}$. Chứng minh rằng $xyz$ chia hết cho $60$

44) Tìm cặp số nguyên $x,y$ thỏa mãn $5x^{2}+8y^{2}=20412$

45) Cho $S_{n}=1.2+2.3+3.4+...+n(n+1);(n\epsilon \mathbb{N}^{*})$. CMR: $3.S_{n}.(n+3)+1$ là một SCP.

Cùng với các bài toán tồn đọng sau:

 

Bài 40: Tìm số tự nhiên $n$ sao cho $n+S(n)+S(S(n))=60$, với $S(n)$ là tổng các chữ số của $n$.

 

Bài 37: Chứng minh rằng nếu $1+2^{n}+4^{n}(n\in N^{*})$ là số nguyên tố thì $n=3^{k}(k\in N)$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Tea Coffee: 18-04-2018 - 17:14

Treasure every moment that you have!
And remember that Time waits for no one.
Yesterday is history. Tomorrow is a mystery.
Today is a gift. That’s why it’s called the present.


#92
DOTOANNANG

DOTOANNANG

    Đại úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 1609 Bài viết

46. Tìm tất cả các số nguyên dương $n$ sao cho nó có 6 ước dương và tổng các ước của nó bằng 1140.



#93
hoangkimca2k2

hoangkimca2k2

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 477 Bài viết

43) Cho $x,y,z$ là các số tự nhiên thỏa mãn $x^{2}+y^{2}=z^{2}$. Chứng minh rằng $xyz$ chia hết cho $60$

 

 

$(+)$ Chứng minh $xy\vdots 3$. Xét $x,y$ cùng không chia hết cho $3$ thì $x^{2}\equiv 1(mod 3)$ và $y^{2}\equiv 1(mod3)$ nên $z^{2}\equiv 2(mod3)$ (vô lí). Vậy $xyz\vdots 3$

$(+)$ Chứng minh $xyz\vdots 4$

$i)$ Nếu $x,y$ cùng lẻ, giả sử $x=2k+1$ và $y=2l+1$ khi đó $x^{2}+y^{2}=4(k^{2}+l^{2}+l+k)+2$ là số chẵn, không chia hết cho 4 nên $x^{2}+y^{2}$ không thể là số chính phương

$ii)$ Nếu $x,y$ cùng chẵn thì $xyz\vdots 4$

$iii)$ Giả sử $x$ chẵn còn $y$ lẻ khi đó $x=2n;y=2m+1$ khi đó $z$ lẻ đặt $z=2p+1$.

Ta có $x^{2}+y^{2}=z^{2}$ $\Leftrightarrow 4n^{2}+4m^{2}+4m+1=4p^{2}+4p+1$ 

$\Leftrightarrow n^{2}=p(p+1)-m(m+1)\vdots 2\Rightarrow n\vdots 2\Rightarrow x\vdots 4$. Nên  $xyz\vdots 4$

Phần chứng minh chia hết cho 5 tương tự.


  N.D.P 

#94
nguyendangkhanh

nguyendangkhanh

    Lính mới

  • Thành viên
  • 5 Bài viết

 Bài 12 Tìm bộ ba số nguyên tố $p,q,r$ sao cho $p^q +q^p=r$

vì p và q là số chính phương nên cả 2 số đều lớn hơn hoặc bằng 2

=> r >= 4 tức là >2 mà r là số nguyên tố nên r là số lẻ

- Vì r lẻ nên p,q ko cùng tính chẵn lẻ mà 2 số đó đều nguyên tố nên có 1 số bằng 2

Giả sử p =2 và q lẻ thì 2q +q2 =r

Vì q2 chính phương nên q2 đồng dư với 0 hoặc 1 (mod3)

Loại q2 đồng dư với 1 vì nếu vậy thì 2q đồng dư với -1(mod 3) vì q lẻ

từ đó suy ra r =3( vô lý vì r>=4 chứng minh trên)

vậy thì q2 đồng dư với 0(mod3) nên q chia hết cho 3 mà q nguyên tố nên q=3 nên r=17

- Vậy bộ ba số cần tìm là 2,3,17

P/S: xin lỗi, thật ra cách làm của mình ngắn gọn lắm, nhìn dài là vì mình vừa tham gia nhóm nên chưa biết đánh mấy cái công thức toán học như mấy bạn khác chứ nếu ko thì ngắn lắm



#95
PhanThai0301

PhanThai0301

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 167 Bài viết

Bài 40: Tìm số tự nhiên $n$ sao cho $n+S(n)+S(S(n))=60$, với $S(n)$ là tổng các chữ số của $n$.

                Ta có: n + S(n) + S(S(n)) = 60.

                => $S(n)\geq 1$ => $n=60-S(n)-S(S(n)\leq 59$.                          (1)

                => $S(n)\leq 5+9=14$.

                => $S(S(n))\leq 9$ vì từ số 1 đến số 14 chỉ có số 9 là số có chữ số lớn nhất.

                => $n=60-S(n)-S(S(n))\geq 37$ .                                                  (2)

                Từ (1) và (2) => $37\leq n\leq 59$.

  •       Ta có: $\overline{ab}-a-b=9a\vdots 9$ => $\overline{ab}\equiv a+b(mod9)$. (vì n là số có 2 chữ số)
  •        Áp dụng vào bài toán ta có: $n\equiv S(n)(mod9)$ 

                                                              $S(n)\equiv S(S(n))(mod9)$

                 => $n\equiv 2(mod3)$

                 => $n\in {38;41;44;47;50;53;56;59}$

                 Thử lại ta thấy $n\in {44;47;50}$ là thỏa mãn.


"IF YOU HAVE A DREAM TO CHASE,NOTHING NOTHING CAN STOP YOU"_M10

                                                                                                            


#96
PhanThai0301

PhanThai0301

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 167 Bài viết

Bài 37: Chứng minh rằng nếu A=$1+2^{n}+4^{n}(n\in N^{*})$ là số nguyên tố thì $n=3^{k}(k\in N)$

         Đặt $n=3^{k}.m$ với (m;3)=1. Ta xét 2 trường hợp sau:

  • Nếu $n=3a+1(n\in N^{*})$.

          $1+2^{n}+4^{n}=1+2^{3^{k}(3a+1)}+4^{3^{k}(3a+1)}=1+b^{3a+1}+b^{6a+2}(với b=2^{3^{k}})$.

          => $1+2^{n}+4^{n}=b(b^{6a+3}-1)+b^{2}(b^{3a}-1)+a^{2}+a+1\vdots (a^{2}+a+1)$ mà $1+2^{n}+4^{n}>a^{2}+a+1$.

          => A là hợp số.

  •  Nếu $n=3a+2$ thì cm tương tự A cũng là hợp số.

       => đpcm.

  Mình xin được đưa ra 1 số bài về số chính phương để mn luyện tập.

  47) Có tồn tai số nguyên dương k để $2^{k}+3^{k}$ là số chính phương.

  49) Tìm $x,y$ nguyên dương sao cho $x^2+3y$ và $y^2+3x$ là các số chính phương.

  48) 1, Viết các số 1,2,3,...,2007 thành dãy theo thứ tự tùy ý ta được số A. Hỏi $A+2008^{2007}+2009$ có là số chính phương không? VÌ sao?
        2, Cho n số có giá trị tuyệt đối bằng 1 là $a_{1},a_{2},a_{3},..., a_n$ biết:
                  $a_{1}.a_{2}+a_{2}.a_{3}+a_{3}.a_{4}+...+ a_n.a_{1}$=0. Hỏi n có thể là số 2002 không? Vì sao?

  P/s: bài 48 dành cho chủ topic Tea Coffee hàng đã có chủ các bạn không giải nhé.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi PhanThai0301: 20-04-2018 - 12:17

"IF YOU HAVE A DREAM TO CHASE,NOTHING NOTHING CAN STOP YOU"_M10

                                                                                                            


#97
Tea Coffee

Tea Coffee

    Trung úy

  • Điều hành viên THPT
  • 772 Bài viết

   48) 1, Viết các số 1,2,3,...,2007 thành dãy theo thứ tự tùy ý ta được số A. Hỏi $A+2008^{2007}+2009$ có là số chính phương không? VÌ sao?

        

 

Mới làm được ý 1 thôi.

Nhận xét: Một số $X$ có số dư khi chia cho $3$ là $a$ khi chỉ khi tổng các chữ số của $X$ có số dư khi chia cho $3$ là $a$ với $a\epsilon 0,1,2.$

Xét tổng $B=1+2+3+...+2007 =\frac{2007.2008}{2}$ $=>B\vdots 9$

$=>A\vdots 9$

Mặt khác $2009\equiv 2(mod3),2008\equiv 1(mod3)=>A+2008^{2007}+2009\vdots 3$

Nhưng $A+2008^{2007}+2009$ không chia hết cho 9 nên không là SCP


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Tea Coffee: 18-04-2018 - 20:14

Treasure every moment that you have!
And remember that Time waits for no one.
Yesterday is history. Tomorrow is a mystery.
Today is a gift. That’s why it’s called the present.


#98
conankun

conankun

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 377 Bài viết

Khuấy động TOPIC nào:

41) Có bao nhiêu số nguyên dương có $5$ chữ số $\overline{abcde}$ , $\overline{abc}=(10d+e)$sao cho chia hết cho $101$.

42) Cho $M=a^{2}+3a+1$ với $a$ là số nguyên dương.

a) Chứng minh mọi ước số của $M$ đều là số lẻ.

b) Giả sử $M$ chia hết cho $5$, tìm $a$.Với giá trị nào của $a$ thì $M$ là lũy thừa của $5$.

43) Cho $x,y,z$ là các số tự nhiên thỏa mãn $x^{2}+y^{2}=z^{2}$. Chứng minh rằng $xyz$ chia hết cho $60$

44) Tìm cặp số nguyên $x,y$ thỏa mãn $5x^{2}+8y^{2}=20412$

45) Cho $S_{n}=1.2+2.3+3.4+...+n(n+1);(n\epsilon \mathbb{N}^{*})$. CMR: $3.S_{n}.(n+3)+1$ là một SCP.

Cùng với các bài toán tồn đọng sau:

Bài 45:

Ta có: $S_{n}=1.2+2.3+3.4+.....+n(n+1)$ $\Rightarrow 3S_{n}=1.2.3-1.2.3+2.3.4-2.3.4+3.4.5-.....-(n-1)n(n+1)+n(n+1)(n+2)=n(n+1)(n+2)\Rightarrow 3S_{n}(n+3)+1=n(n+1)(n+2)(n+3)+1=(n^2+3n)(n^2+3n+2)+1$

Đặt $n^2+3n=y$ ta có: $3S_{n}(n+3)+1=y(y+2)+1=(y+1)^2$ là số chính phương (đpcm)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi conankun: 18-04-2018 - 20:21

                       $\large \mathbb{Conankun}$


#99
Korkot

Korkot

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết

         Đặt $n=3^{k}.m$ với (m;3)=1. Ta xét 2 trường hợp sau:

  • Nếu $n=3a+1(n\in N^{*})$.

          $1+2^{n}+4^{n}=1+2^{3^{k}(3a+1)}+4^{3^{k}(3a+1)}=1+b^{3a+1}+b^{6a+2}(với b=2^{3^{k}})$.

          => $1+2^{n}+4^{n}=b(b^{6a+3}-1)+b^{2}(b^{3a}-1)+a^{2}+a+1\vdots (a^{2}+a+1)$ mà $1+2^{n}+4^{n}>a^{2}+a+1$.

          => A là hợp số.

  •  Nếu $n=3a+2$ thì cm tương tự A cũng là hợp số.

       => đpcm.

  Mình xin được đưa ra 1 số bài về số chính phương để mn luyện tập.

  47) Có tồn tai số nguyên dương k để $2^{k}+3^{k}$ là số chính phương.

  49) Tìm $x,y$ nguyên dương sao cho $x^2+3y$ và $y^2+3x$ là các số chính phương.

  48) 1, Viết các số 1,2,3,...,2007 thành dãy theo thứ tự tùy ý ta được số A. Hỏi $A+2008^{2007}+2009$ có là số chính phương không? VÌ sao?
        2, Cho n số có giá trị tuyệt đối bằng 1 là $a_{1},a_{2},a_{3},..., a_n$ biết:
                  $a_{1}.a_{2}+a_{2}.a_{3}+a_{3}.a_{4}+...+ a_n.a_{1}$. Hỏi n có thể là số 2002 không? Vì sao?

  P/s: bài 48 dành cho chủ topic Tea Coffee hàng đã có chủ các bạn không giải nhé.

Bài 49. KMTTQ. giả sử x>=y =>(x+2)^2>x^2+3x>=x^2+3y> x^2

=> để x^2+3y là scp thì x^2+3y=(x+1)^2 tức là 3y=2x+1=> 3x=(9y-3)/2(1)

y^2+3x>=y^2+3y>=(y+1)^2 và y^2+3x=y^2+ (9/2)y-3/2< (y+3)^2

=>y^2+3x=(y+1)^2 hoặc y^2+3x=(y+2)^2

<=> 3x=2y+1 hoặc 3x=4y+4

Thay (1) vào rồi lập hpt ta được các cặp x,y là (1;1) và (11;16)

P/s: Cho mình làm bài của Tea Coffee được không?


  Nếu bạn cứ tiếp tục ca thán về cùng một nỗi buồn, cùng một việc nhỏ nhặt, bạn sẽ mãi mãi chìm đắm trong thất bại và sống một  cuộc đời nhỏ bé. Hãy luôn nhớ rằng, ngay cả một ngày tồi tệ nhất cũng chỉ có 24 tiếng đồng hồ mà thôi.

                   :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like 


#100
buingoctu

buingoctu

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 213 Bài viết

bài mình từ post bựa trước này

 

Bài 27: Tìm nghiệm nguyên của phương trình :

           $54x^3-1=y^3$

+ Xét x=0 => y=-1

+ Xét x khác 0

Nhân cả 2 vế của PT cho $4.54x^{3}$ ta được:

$4.54x^3(54x^3)-4.54x^3=(6xy)^3$

<=> $(2.54.x^3)^2-2.2.54x^3+1=(6xy)^3+1<=> (2.54.x^3-1)^2=(6xy)^3+1$

Đặt $2.54.x^3=a ; 6xy=b$ (a,b nguyên)

PT <=> $a^3=b^3+1=(b+1)(b^2-b+1)$

$(b+1;b^2-b+1)=d$

Có $(b+1)^2-(b^2-b+1)$ chia hết d

<=> 3b chia hết d

=> 3 chia hết d hoặc b chia hết 3

Mà b+1=6xy+1 không chia hết 3

=> 3 không chia hết d => b chia hết d => d=1

Đặt $(b+1;b^2-b+1)=(m^2;n^2)$(m khác 1)

Ta đi CM: $(m^2-1)^2>n^2>(m^2-2)^2$( các bạn cố gắng CM nhé, mình quên rùi)

=> pt vô nghiệm

P/s: Đây là đề thi HSG tỉnh Thanh Hóa 2015-2016


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi buingoctu: 18-04-2018 - 20:31






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: số học, ôn chuyên

2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 2 khách, 0 thành viên ẩn danh