Đến nội dung

Hình ảnh

$\left\{\begin{matrix} \sqrt{x}+2\sqrt{x+3}=7-\sqrt{x^2+3}\\... \end{matrix}\right.$

* * * * * 2 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
use your brains

use your brains

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 74 Bài viết

Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix} \sqrt{x}+2\sqrt{x+3}=7-\sqrt{x^2+3}\\\sqrt{x+y}+\sqrt{7-y}=y^2-6y+13 \end{matrix}\right.$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi use your brains: 15-05-2018 - 20:10

Slogan For today xD 


#2
conankun

conankun

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 377 Bài viết

Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix} \sqrt{x}+2\sqrt{x+3}=7-\sqrt{x^2+3}\\\sqrt{x+y}+\sqrt{7-y}=y^2-6y+13 \end{matrix}\right.$

$PT (1) \Leftrightarrow (\sqrt{x^2+3}-2)+(\sqrt{x}-1)+(2\sqrt{x+3}-4)=0\Leftrightarrow (x-1)(\frac{x+1}{\sqrt{x^2+3}}+\frac{1}{\sqrt{x+1}}+\frac{2}{\sqrt{x+3}+2})=0$

Do $[...]>0\Rightarrow x=1$

Thế vào ta có: $\sqrt{y+1}+\sqrt{7-y}=y^2-6y+13$

Ta có: $VT\leq 4, VP\geq 4$

Dấu "=" xảy ra $y=3$

Vậy $x=1, y=3$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi conankun: 15-05-2018 - 22:41

                       $\large \mathbb{Conankun}$


#3
Tran Hoai Nghia

Tran Hoai Nghia

    UNEXPECTED PLEASURE.

  • Thành viên
  • 438 Bài viết

$PT (1) \Leftrightarrow (\sqrt{x^2+3}-2)+(\sqrt{x}-1)+(2\sqrt{x+3}-4)=0\Leftrightarrow (x-1)(\frac{x+1}{\sqrt{x^2+3}}+\frac{1}{\sqrt{x+1}}+\frac{2}{\sqrt{x+3}+2})=0$

Do $[...]>0\Rightarrow x=1$

Thế vào ta có: $\sqrt{y+1}+\sqrt{7-y}=y^2-6y+13$

Ta có: $VT\leq 4, VP\geq 4$

Dấu "=" xảy ra $y=3$

Vậy $x=1, y=3$

Bổ sung 1 lời giải đối với phương trình $\sqrt{x}+2\sqrt{x+3}=7-\sqrt{x^2+3}$:

Với D là tập xác định chung của hai hàm số $f(x)$ và $g(x)$, cả 2 liên tục trên D và có một hàm nghịch biến, hàm còn lại đồng biến thì phương trình $f(x)=g(x)$ có nghiệm duy nhất:

$f(x)= \sqrt{x}+2\sqrt{x+3}$ dễ thấy hàm số đồng biến trên TXĐ của nó ( phải trình bày cụ thể)

$g(x)= 7-\sqrt{x^2+3}$ nghịch biến. ( trình bày cụ thể)

Do đó phương trình $f(x)= g(x)$ có nghiệm $x=1$.

Còn lại giải theo bạn.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Tran Hoai Nghia: 15-05-2018 - 23:15

SÁCH CHUYÊN TOÁN, LÝ , HÓA  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2: 
https://www.facebook...toanchuyenkhao/


#4
Tran Hoai Nghia

Tran Hoai Nghia

    UNEXPECTED PLEASURE.

  • Thành viên
  • 438 Bài viết

Thực ra mình nhầm, tưởng đang trong TOPIC THPT, nếu bạn đã học đạo hàm và tính đồng biến, nghịch biến của hàm số, mình xin chứng minh khẳng định:

Với D là tập xác định chung của hai hàm số $f(x)$,$g(x)$, cả 2 liên tục trên D và có một hàm nghịch biến, hàm còn lại đồng biến thì phương trình $f(x)=g(x)$ có nghiệm duy nhất.

Chứng minh: 

Giả sử $f(x)=g(x)$ có 2 nghiệm phân biệt và $f(x)$ đồng biến, $g(x)$ nghịch biến, ta có $h(x) = f(x)-g(x)$ đồng biến ($-g(x)$ đồng biến).Vậy $h(x)=0$ chỉ có 1 nghiệm duy nhất $\Rightarrow f(x)=g(x)$ có nghiệm duy nhất.
Còn nghiệm nó là gì thì thường các bài toán như vậy nghiệm dễ thấy.
 

 

 

 

Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix} \sqrt{x}+2\sqrt{x+3}=7-\sqrt{x^2+3}\\\sqrt{x+y}+\sqrt{7-y}=y^2-6y+13 \end{matrix}\right.$


SÁCH CHUYÊN TOÁN, LÝ , HÓA  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2: 
https://www.facebook...toanchuyenkhao/





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh