Đến nội dung

Hình ảnh

Chủ đề tách: Chưa nghĩ ra tên?

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 9 trả lời

#1
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Phần này được tách ra từ chủ đề "Học toán ở nước ngoài" để không làm sai lệch nội dung chính đang thảo luận. Rất mong các bạn thông cảm.

Bad Man

-----------


Nếu em đoán không nhầm thì bupbebe là anh Trần Ngọc Nam.
Nếu anh nghĩ như vậy thì thật là may mắn cho anh vì anh được học trong một tập thể tốt. Còn em thì không có cái may mắn được như anh. Cái này còn phụ thuộc vào năm học.
Hồi em học đại học, biết hơn bạn bè cái gì thôi, nó cũng cho là mình chơi nổi, rồi thì : mày đọc sách tiếng anh làm cái quái gì, mày cứ học mấy quyển giáo trình cho điểm cao nhất cái lớp này đã và nói rằng mình bốc phét. Nói chung là em không có may mắn được gặp nhiều người có năng lực trong lớp học của em. Những người như quantumcohomology là một trong những người hiếm hoi em gặp được và cũng là nhờ 1 sự may mắn.

Còn chuyện giáo viên thì thực sự em cũng không dám bình luận, nhưng mà việc đọc sách thì cũng không được khuyến khích (bởi một số gv). Hồi đh, em sợ nhất là học rỗng cơ bản nên với bất cứ môn nào em cũng dành thời gian đọc ít nhất 2-3 cuốn sách chuyên khảo = TA, nhưng giáo viên thì lại không thích lắm chuyện này. Còn chuyện của quantumcohomology thì em đồng ý rằng có việc đó. Hay như chính bản thân em đã gặp, phát biểu định lý tích phân cosi cho một tập đóng đơn liên thì được công nhận, nhưng nếu phát biểu: tích phân cauchy bất biến trên các lớp đồng điều thì lại ăn đủ. Bất kỳ một người học toán nghiêm túc nào đều thấy dạng đồng điều của đltp cauchy là dạng tổng quát hơn so với dạng hay được trình bày trong giáo trình và về mặt khoa học thì việc không cho điểm một định lý như vậy chỉ có thể chứng tỏ hoặc là sự bảo thủ của giáo viên hoặc là sự khiếm khuyết về mặt kiến thức và văn hóa toán học.
Với những lý do như thế thì có thể làm nhụt chí bất cứ một SV ham học nào.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Kakalotta: 30-05-2005 - 12:51

PhDvn.org

#2
algalois

algalois

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 14 Bài viết
Mình thấy cách giáo dục ở VN thật lạc hâu. Từ lớp 1 đến lớp 12 và có lẽ là cả
đại học, sinh viên chỉ biết học gạo, nhớ càng nhiều càng tột Bởi thế, người sinh viên VN
ít có cơ hội thực tập tính sáng tạo, tự hoc, từ từ thui trột các khả năng sáng tao.

Tôi xa VN đã 15 năm, bây giờ nghe nói học sinh học thêm còn nhiều hơn 10 năm trước, mà chất lượng cũng không thấy khá hơn.

Học Lý, Hóa, SInh thì thấy hình như không có thí nghiệm gì mâ'y.

Chúng ta cần phải đường lối giáo dục ở VN, bỏ đi những cái không cần thiết, và phải update với trào lưu của thế giới nưa.

Các bạn đi du học với ngân sách nhà nước, là cream of the crop, khi nào các bạn học xong về VN, xin cố gắng cải cách nền giáo dục nước nhạ, nếu không có lẽ nước VN sẽ lại vẫn làm nô lệ (kinh tế) cho bọn da trắng!

Các bạn ạ, nhiều khi tôi tự hỏi tại sao nươ'c Nhật tàn tạ sau chiến tranh 1945, mà đến năm 1964 họ đã đăng cai thế vận hội và trở thành 1 cường quốc kinh tế mạnh vào thập niên 70. Còn VN thì đã thống nhất 30 năm, mà ta cứ lẹt đẹt, tiến chậm so với các nước láng giềng (nên đâm ra tụt hậu). Tại sao nhỉ

#3
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết


Các bạn ạ, nhiều khi tôi tự hỏi tại sao nươ'c Nhật tàn tạ sau chiến tranh 1945, mà đến năm 1964 họ đã đăng cai thế vận hội và trở thành 1 cường quốc kinh tế mạnh vào thập niên 70.  Còn VN thì đã thống nhất 30 năm, mà ta cứ lẹt đẹt, tiến chậm so với các nước láng giềng (nên đâm ra tụt hậu).  Tại sao nhỉ

Điều này chẳng có gì là khó hiểu cả .
+Sự bảo thủ trong suy nghĩ của cả những người làm chính trị đến những người làm công tác khoa học.
+ Của chính các anh nữa đấy những người đang "nói nhiều" ''làm ít" , những người chỉ biết "phê" mà chưa mạnh dạn "tự phê". Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng , gian khổ biết dành phần ai???
Cứ cho là còn có nhiều vệt tối trong giáo dục , nhưng ở đâu chẳng thế vậy ai là người sẽ sửa chữa những vệt tối đó < Để dành cho lớp người đi sau? Chờ cho những người thủ cựu "về hưu" đã chăng?
Ai trong số các anh những người đang say sưa nói ở đây dũng cảm trở về nước để đứng trên bục giảng tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên <không phải chịu những ấm ức như mình đã chịu " và nghiên cứu khoa học trong những điều kiện còn vô cùng khó khăn thiếu thốn như bây giờ?

dám về thì dám, nhưng sợ về nhà, bị mấy ông ở nhà "đánh" cho lên bờ xuống ruộng không ngóc cổ lên được ý chứ.

#4
habinhminh

habinhminh

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết

Ngòai ra tớ còn đựơc biết tình trạng "giáo viên cả khoa là người một nhà" ở trường Bách Khoa rồi đủ các kiểu hiện tượng xấu của giáo viên các trường kinh tế, tài chính .v.v.- nói chung là rất tởm- không thiếu một trò gì, kể cả trò ép sinh viên nữ ngủ với mình rồi mới cho điểm tốt, cấp bằng giỏi.

Máy tính của tôi không thể đánh tiếng Việt được nên tôi phải vào 1 chương trình tìm kiếm trên mạng để gõ, rất là mất công để gõ được 1 dòng như thế này (bởi vì cứ phải copy và paste thường xuyên). Biết là rất mất công song tôi không thể không nêu ý kiến của mình khi bạn Polytopie có những phát biểu như trên.

Tôi không biết bạn Polytopie nghe ở đâu những thông tin như vậy. Bản thân tôi đã dạy ở khoa toán trường BK đã 3 năm, tôi không hề thấy ở bất kỳ khoa nào trong trường có tình trạng "giáo viên cả khoa là người một nhà" cả? Ở khoa tôi có 3 cặp vợ chồng cùng làm việc trong khoa, từ trẻ tuổi đến lớn tuổi. Như nguời trẻ tuổi nhất là anh Huy và chị Hà, họ cùng vào khoa toán làm việc, rồi yêu nhau và cưới nhau khi cả hai cùng làm PhD bên Đức. Vậy mà bạn cho rằng đó là "hiện tượng xấu" ư?

Khi bạn đã là giáo viên rồi thì bạn sẽ hiểu được những suy nghĩ của người thầy. Bạn phải hiểu 1 điều rằng 1 việc làm không hay của giáo viên đối với SV sẽ bị khuyếch đại lên gấp 10 qua những tin đồn thất thiệt của SV. Do đó trong việc đối xử với SV, không dại gì người thầy giáo làm những việc không hay đối với họ. Bởi vì những người thầy đều hiểu được những hậu quả của những việc làm đó, hơn nữa lòng tự trọng, lương tâm nghề nghiệp đều không cho phép người thầy làm những việc như vậy.

Tôi biết là bạn có ý tốt khi muốn nền giáo dục và khoa học VN phát triển. Bản thân quyết định về nước làm việc sau khi tốt nghiệp của bạn thật đáng hoan nghênh. Bạn hãy đem những kiến thức, những hiểu biết mà bạn học được để giúp những người không có cơ hội được đi ra nước ngoài như bạn, chứ đừng nên chê bai gì cả.

#5
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết
Chuyện đời thì thiếu gì thứ có thể xẩy ra được. Đến tổng thống còn bị lôi ra nữa là mấy anh giảng viên ở 1 đại học. Tất nhiên là có nhưng nguồn tin thất thiệt, tôi thì không biết nhiều những chuyện như thế này, nhưng là 1 người ngoài thì cảm giác đầu tiên nghe cái tin như thế này sẽ là: Cũng có thể đúng, biết sao được, tất nhiên là có thể sai. Người ta không có quyền cấm người khác nghi ngờ.

Anh lại nói sai rồi. Cái gì sai lệch thì mọi người cùng xúm lại chung tay sửa chứ . Chỉ chê thôi thì làm được điều gì nào . Anh đã từng đứng trên bục giảng anh nghĩ sao nếu người ngồi nghe anh giảng là sinh viên Việt nam quê mình . Anh có chút nào xót xa không khi mang tâm huyết của mình truyền lại cho "tây". Em chẳng bảo vệ cái sai như anh nói đâu chỉ là không muốn các anh "nhét hết những người làm công tác giáo dục vào một giỏ " thôi . Đọc thế thấy đau xót quá . Truyền thống tôn sư trọng đạo đâu rồi? Hãy về nước để vá lại những chỗ thủng trong nền giáo dục của mình . Và giúp thế hệ đi sau nào các anh . Đồng ý thế nhé


Anh cũng muốn về, nhưng anh tự biết mình chưa đủ tài để có thể đóng góp 1 phần nhỏ cho đất nước. Anh đi giảng bài cho tây cũng là chuyện bất đắc dĩ kiếm bát cơm manh áo, lớn rồi sao để bố mẹ lo hoài được.
Còn tất nhiên người ngồi nghe anh mà là người việt nam thì tuyệt quá rồi còn gì. Nhưng em nghĩ đi thì cũng phải nghĩ lại. Người ta lấy cái gì thì phải trả cái đó. Nếu em học kiến thức của giáo sư nước ngoài thì em phải trả ơn đó bằng cách dạy lại các sinh viên nước ngoài. Đó là quy luật mà em. Huống chi anh còn ăn cơm của nhà nước Đức, thì nghĩa vụ anh phải làm là đúng thôi.

#6
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Nếu em nhớ không nhầm thì đó là khoa Hóa trong Bách Khoa. Trong Bách khoa em cũng có bạn làm giảng viên nên đựơc nghe kể chuyện. Không hiểu bạn em nói sai hay là bác không biết đây?
Trường BK nói chung cũng là trường nghiêm chỉnh ở VN. Còn những trường khác- ví dụ nhạc viện thì khỏi nói- cả nhà là giảng viên (em quen cả nhà). Người khác có giỏi hơn cũng đừng hòng có chỗ trong nhạc viện nếu không phải con em hay quen biết ghê gớm.
Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.

#7
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Thôi em chính thức xin ngậm miệng về chuyện ở VN kẻo có ngày các em gái trong DDTH không dám gặp em mất :)
Bạn 2000d dũng cảm như vậy là tốt. Muốn làm cứ làm. MIT nó cũng có cả đống sinh viên nước ngòai nói tiếng Anh sai toét chứ chả phải nơi thần thánh gì đâu mà sợ.
Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.

#8
mathsbeginner

mathsbeginner

    Trung sĩ

  • Founder
  • 120 Bài viết
Chào các anh chị!

Em xin góp ý kiến một chút.

Em không thấy việc giảng bài cho "Tây" có gì là xấu hay khó chịu cả, sao anh Thi lại coi đó là việc bất đắc dĩ? Người thầy, nếu thực hiện đúng vai trò của mình, thì dù học trò là người nước nào, cũng đều đáng kính trọng cả. Việc giảng dạy cho "tây" đó không đơn thuần là người ta bắt mình trả cái công họ đào tạo mình, mà hơn thế là sự rèn luyện, củng cố kiến thức và kĩ năng truyền đạt của mình nữa. Em thấy đó là một cơ hội học tập rất tốt đấy chứ ạ.

Đọc các bài của các anh chị viết em thấy được mở mang tầm mắt ra nhiều. Chỉ có điều là phải hơi e dè khi tiếp nhận thông tin các anh chị cung cấp. Các anh chị đều là người làm khoa học cả nên hẳn rất quen với cách dẫn thông tin. Thông tin hay các kết quả không phải mình tự phát hiện ra thì đều phải ghi chú nguồn trích dẫn. Những thông tin về các tiêu cực trong trường ĐH ở VN quả như anh Thi nói là "có thể xảy ra được", nhưng điều đó đâu đồng nghĩa với việc nó đã xảy ra! Và nếu xảy ra thì cũng có thể xảy ra ở nơi khác nữa. Ở "Tây" chẳng hạn. Nếu thông tin nghe người khác kể lại mà chưa được các anh chị tự xác minh thì xin các anh chị thêm một dòng "theo nguồn thông tin chưa được xác minh" để những người đọc khác tránh hiểu nhầm là chính mắt các anh chị đã nhìn thấy việc đó.

Em có hơi cẩn thận với việc này là bởi cá nhân cũng đã từng có kinh nghiệm: Hồi ở nhà, một hôm em nghe cô hàng xóm đi chơi về hốt hoảng kể là mới chứng kiến ở cách nhà em 2 cây số xảy ra một vụ bắn người cướp xe máy. Chuyện giật gân như vậy mà tối hôm đó lẫn cả ngày hôm sau chả thấy đài báo đưa tin gì. Em nhân đi học ngang qua chỗ xảy ra "vụ cướp" hỏi mấy người gần đó mới được hay là hôm trước có một vụ tai nạn xe máy, hai xe đâm vào nhau làm người bị bắn ra khỏi xe. Cô hàng xóm của em chắc nghe người ta kể lại không rõ nên nhầm ra như vậy. Mới cách có 2 cây số mà thông tin đã bị lệch đi nhiều thế, huống chi trên forum này mọi người cách nhau cả vạn cây số, nếu không nói rõ ràng e rằng dù các anh chị nói đúng thì thông tin qua tai, qua mắt vài người đã thành khác đi nhiều lắm rồi.

Xin cám ơn các tác giả của những bài viết rất thú vị trong topic này.

#9
TieuSonTrangSi

TieuSonTrangSi

    Thiếu úy

  • Founder
  • 526 Bài viết

Em không thấy việc giảng bài cho "Tây" có gì là xấu hay khó chịu cả, sao anh Thi lại coi đó là việc bất đắc dĩ?

Tôi cũng xin có vài lời cho chủ đề nóng bỏng này.

Có lẽ lúc này quantum-cohomology đang gặp một số khó khăn trong cuộc sống du học, nên rơi vào trạng thái "ghét Tây" và mới nói vậy. Cái này cũng khá "bình thường" và trên nguyên tắc không kéo dài lâu. Đề nghị với bạn điều này : khi nào cảm thấy "yêu đời" trở lại, hãy thử tìm hiểu kỹ càng hơn về nền giáo dục ở xứ mình đang cư ngụ (Đức ?), bằng cách đọc sách hay thảo luận với bạn bè, thầy cô dân bản xứ hoặc đã ở đó lâu năm. Theo ý tôi thì bạn sẽ thấy rằng họ cũng có nhiều vấn đề chưa giải quyết được, nhiều điều không tốt cần cải tiến.

Ví dụ, hiện giờ ở các nước Tây phương, chương trình phổ thông trung học rất yếu (so với VN), và học sinh không thích theo những môn khoa học. Tìm sinh viên khá khá để làm luận án rất khó. Gần đây, tại Pháp, Laurent Lafforgue có lên báo tuyên bố rằng nếu tình trạng này tiếp tục, chừng vài năm nữa thôi thì nước Pháp sẽ không còn đội ngũ nhà toán học nào theo kịp trình độ quốc tế. Tại Pháp còn nhiều "tệ nạn" buồn tình khác nữa, một dịp khác tôi sẽ kể.

Không có xứ nào hoàn hảo hết về phương diện giáo dục. Tôi nói vậy không phải là để bênh vực cho tình hình VN, vì có nhiều điều bên nhà làm cho tôi rất cảm kích, tức tối. Tuy nhiên, trước khi muốn sửa đổi cái gì thì ta phải bình tĩnh ngồi lại, liệt kê khuyết điểm và ưu điểm, xác định lại mục đích của mình. Theo tôi thì không nên chọn tiên đề "Tây giỏi, ta kém" cho mọi việc, vì nếu mình chép y hệt người ta thì không chắc hay, lại nguy hiểm nữa.
Chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy đôi mắt của giai nhân

#10
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết
tớ không gặp khó khăn nào cả. Mọi chuyện đều ok. Tớ nói bất đắc dĩ có nghĩa là vì chuyện tiền nong thì tớ đi giảng bài, để không phải phụ thuộc vào tiền của bố mẹ.




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh