Đến nội dung

Hình ảnh

Chứng minh OH vuông góc AK (lớp 9)


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
Nam Long

Nam Long

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 41 Bài viết

Cảm ơn các bạn.

Hình gửi kèm

  • Dien dan 22.05 - chieu.PNG


#2
conankun

conankun

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 377 Bài viết

Cảm ơn các bạn.


Cái này trích trong Đề thi hsg tỉnh hà tĩnh. Trong TOPIC hình học ôn chuyên cx có. Bạn phiền xem tí nha. Mk đang on = đt nên ko trình bày được. Thanks

                       $\large \mathbb{Conankun}$


#3
Nam Long

Nam Long

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 41 Bài viết

Cái này trích trong Đề thi hsg tỉnh hà tĩnh. Trong TOPIC hình học ôn chuyên cx có. Bạn phiền xem tí nha. Mk đang on = đt nên ko trình bày được. Thanks

Bạn có thể thử giải bài này giúp mình được không? 

Theo gợi ý của bạn, mình có xem bài 6 trong Topic hình ôn chuyên và cảm thấy bài này đã có biến tấu so với bài đó.

Nếu áp dụng bài 6 đó vào sẽ rất miễn cưỡng (đề bài này không đề cập thì làm sao nghĩ đến 2 đường tròn ngoại tiếp tam giác AEF và FKC) ?!


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nam Long: 22-05-2018 - 19:32


#4
Minhcamgia

Minhcamgia

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết

Cảm ơn các bạn.

Đầu tiên cần chứng minh $BD.CD = DH.AH$.

Dễ dàng chứng minh $KD.KO = KE.KF = KB.KC$.

Ta có $KD.DO = KD.KO - KD^2 = KB.KC - KD^2 = (KD - BD)(KD+CD) - KD^2 = KD(CD - BD) - BD.CD = 2KD.DO - BD.CD \rightarrow KD.DO = BD.CD = DH.DA \rightarrow \triangle AHO \sim \triangle DKO \rightarrow $ dpcm.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Minhcamgia: 25-05-2018 - 23:23


#5
Nam Long

Nam Long

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 41 Bài viết

Cảm ơn bạn Minhcamgia. Kỹ thuật tính để làm ra câu này thuộc dạng "không tưởng" :)

Mình xin điều chỉnh ở dòng cuối.

Hình gửi kèm

  • Dien dan 26.05.PNG

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nam Long: 26-05-2018 - 23:30


#6
dchynh

dchynh

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 41 Bài viết

dethiHSG.png

Giải câu C thế này cho lẹ và đơn giản.

 

Vẽ đường tròn (G) ngoại tiếp tam giác ABC. Gọi M là giao đểm của AK với đường tròn (G)

Ta có KM.KA=KB.KC=KE.KF=KD.KO (vì các tứ giác AMBC, FEBC, FEDO nội tiếp đã được chứng minh và theo giả thiết)

Xét $\Delta KEM$ và $\Delta KAF$ (ta có $\widehat{MKE}$ là góc chung và $\frac{KM}{KF}=\frac{KE}{KA}$) => $\Delta$KEM$\sim$$\Delta$KAF => $\widehat{KME}=\widehat{KFA}$

=> Tứ giác AMEF nội tiếp đường tròn.

Mặt khác tứ giác AEHF nội tiếp đường tròn đường kính AH (vì $\widehat{AFH}+\widehat{AEH}=90^{o}+90^{o}=180^{o}$)

=> Ngũ giác AMEHF nội tiếp đường tròn đường kinh AH

=> $\widehat{AMH}=90^{o}$ (góc nội tiệp chắn nửa đường tròn) (1)

Xét $\Delta KMD$ và $\Delta KOA$ (ta có $\widehat{MKD}$ góc chung và $\frac{KM}{KO}=\frac{KD}{KA}$) => $\Delta KMD\sim \Delta KOA$ => $\widehat{KMD}=\widehat{KOA}$

=>tứ giác AMDO nội tiếp đường tròn.

=> $\widehat{AMO}=\widehat{ADO}=90^{o}$ (2 góc nội tiếp cùng chắn cung OA) (2)

Từ (1) và (2) => 3 điểm M, H, O thẳng hàng

=> OH vuông góc AK tại M


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dchynh: 29-05-2018 - 10:48





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh