Đến nội dung

Hình ảnh

Đề chọn học sinh giỏi tỉnh Thanh Hóa


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
mduc123

mduc123

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 55 Bài viết

        SỞ GD&ĐT THANH HÓA                                                                                       KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHỐI 11

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN                                                                                            NĂM HỌC 2018-2019

                                                                                                                                                               Môn thi:Toán

                                                                                                                                                     thời gian làm bài: 180 phút

 

 

Ngày 1:

Bài 1: Cho dãy số $(x_{n})$ thỏa mãn $\left\{\begin{matrix} x_{1}\in (1;2) & \\ x_{n+1}=1+x_{n}-\frac{x_{n}^{2}}{2} & (n\in N^{*}) \end{matrix}\right.$ 

Chứng minh dãy $(x_{n})$ có giới hạn và tìm giới hạn đó.

Bài 2: Cho đa thức P(x) có bậc n nguyên dương, $n\geq 2$. Biết phương trình P(x)=0 có n nghiệm thực $x_{1},x_{2},...,x_{n}$ phân biệt.

Chứng minh $\frac{1}{P'(x_{1})}+\frac{1}{P'(x_{2})}+...+\frac{1}{P'(x_{n})}=0$

Bài 3: Cho tam giác ABC nhọn có BC>CA. Gọi O,H lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp, trực tâm của tam giác ABC; F là chân đường cao hạ từ C của tam giác ABC. Đường thẳng vuông góc với OF tại F cắt đường thẳng chứa cạnh AC tại P. Chừng minh $\widehat{FHP}=\widehat{BAC}$

Bài 4: Chứng minh rằng một hình vuông bất kỳ có thể cắt thành n hình vuông với mọi số n nguyên dương, $n\geq 6$. Chứng minh rằng điều này không thể thực hiện được với n=5

 

Ngày 2:

Bài 5: Tìm tất cả các hàm $f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn điều kiện:

$f(2x+f(y))=f(2x)+xf(2y)+f(f(y))$ với $\forall x,y\in \mathbb{R}$

Bài 6: Giả sử $p\geq 5$ là số nguyên tố. Chứng minh rằng tồn tại các số nguyên dương m,n sao cho $m+n\leq \frac{p-1}{2}$ và $(2^{n}3^{m}-1)\vdots p$

Bài 7: Các đỉnh A,B,C của tam giác nhọn ABC lần lượt nằm trên các cạnh $B_{1}C_{1},C_{1}A_{1}$ và $A_{1}B_{1}$ của tam giác $A_{1}B_{1}C_{1}$ sao cho $\widehat{ABC}=\widehat{A_{1}B_{1}C_{1}}$, $\widehat{BCA}=\widehat{B_{1}C_{1}A_{1}}$, $\widehat{CAB}=\widehat{C_{1}A_{1}B_{1}}$. Chứng minh rằng hai trực tâm của các tam giác $ABC$ và $A_{1}B_{1}C_{1}$ cách đều tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi mduc123: 23-05-2018 - 16:04


#2
Drago

Drago

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 462 Bài viết

Bài 1: Quy nạp chứng minh $x_n \in (1;2) \forall n$. Chuyển qua giới hạn ta có lim$x_n=\sqrt{2}$


$\mathbb{VTL}$


#3
YoLo

YoLo

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 223 Bài viết

      Bài 3: Cho tam giác ABC nhọn có BC>CA. Gọi O,H lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp, trực tâm của tam giác ABC; F là chân đường cao hạ từ C của tam giác ABC. Đường thẳng vuông góc với OF tại F cắt đường thẳng chứa cạnh AC tại P. Chừng minh $\widehat{FHP}=\widehat{BAC}$

tam giác $ABC$

Kéo dài $FC$ cắt $(O)$ tại điểm thứ $2$ là $M$

Kéo dài $PF$ cắt $MB$ tại $K$

Xuất hiện bài toán con bươm bướm :)

suy ra $F$ là trung điểm $PK$

mà $F$ là trung điểm $MH$

=> $MB//HP$

=> $\angle HMB=\angle MHB=\angle PHF$

=> $\angle BAC=\angle PHF$


Người ta không mắc sai lầm vì dốt mà là vì tưởng là mình giỏi :closedeyes:


#4
Drago

Drago

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 462 Bài viết

Tham khảo bài 2 ở đây


$\mathbb{VTL}$





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh