Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi chuyên toán PTNK năm học 2018-2019


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 12 trả lời

#1
Korkot

Korkot

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết

         ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM                                                                        ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10

TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU                                                                             NĂM HỌC 2018-2019

      HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH LỚP 10                                                                           MÔN THI: TOÁN (chuyên)

                                                                                                      Thời gian làm bài: 150 phút , không kể thời gian phát đề

 

Bài 1.(1,5 điểm) Cho các phương trình $x^2-x+m (1)$ và $mx^2-x+1=0 (2)$ với m là tham số.

a) Tìm m để các phương trình (1) và (2) đều có 2 nghiệm dương phân biệt

b) Giả sử điều kiện ở câu a) được thỏa mãn, gọi $x_{1},x_{2}$ là 2 nghiệm của (1) và $x_{3},x_{4}$ là 2 nghiệm của (2).

Chứng minh rằng $x_{1}x_{2}x_{3} + x_{2}x_{3}x_{4} +x_{3}x_{4}x_{1} +x_{4}x_{1}x_{2} >5$

Bài 2.(2 điểm) Cho a,b là hai số nguyên thỏa mãn $a^3+b^3 >0$

a) Chứng minh rằng $a^3+b^3 \geq a+b>0$

b) Chứng minh rằng $a^3+b^3 \geq a^2+b^2$

c) Tìm tất cả các bộ số x,y,z,t nguyên sao cho $x^3+y^3=z^2+t^2$ và $z^3+t^3=x^2+y^2$

Bài 3.(2 điểm) Cho $A_{n}=2018^n+2032^n-1964^n-1984^n$ với n là số tự nhiên

a) Chứng minh với mọi số tự nhiên n thì $A_{n}$ chia hết cho 51

b) Tìm tất cả những số tự nhiên n sao cho $A_{n}$ chia hết cho 45

Bài 4.(3 điểm) Cho tam giác ABC nhọn. Một đường tròn qua B,C cắt các cạnh AB,AC lần lượt tại E và F. BF cắt CE tại D. Lấy điểm K sao cho tứ giác DBKC là hình bình hành.

a) Chứng minh rằng $\Delta KBC$ đồng dạng $\Delta DFE$, $\Delta AKC$ đồng dạng $\Delta ADE$

b) Hạ DM vuông góc với AB, DN vuông góc với AC. Chứng minh rằng MN vuông góc với AK.

c) Gọi I là trung điểm AD, J là trung điểm MN. Chứng minh rằng đường thẳng IJ đi qua trung điểm của cạnh BC.

d) Đường thẳng IJ cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác IMN tại T $(T \neq I)$. Chứng minh rằng AD tiếp xúc với đường tròn ngoại tiếp tam giác DTJ.

Bài 5.(1,5 điểm) Đội văn nghệ của một trường THCS có 8 học sinh. Nhà trường muốn thành lập các nhóm tốp ca, mỗi nhóm gồm đúng 3 học sinh (mỗi học sinh có thể tham giác vài nhóm tốp ca khác nhau). Biết rằng hai nhóm tốp ca bất kỳ có chung nhau nhiều nhất 1 học sinh.

a) Chứng minh rằng không có học sinh nào tham gia từ 4 nhóm tốp ca trở lên.

b) Có thể thành lập được nhiều nhất là bao nhiêu nhóm tốp ca như vậy? (8)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Korkot: 30-05-2018 - 18:27

  Nếu bạn cứ tiếp tục ca thán về cùng một nỗi buồn, cùng một việc nhỏ nhặt, bạn sẽ mãi mãi chìm đắm trong thất bại và sống một  cuộc đời nhỏ bé. Hãy luôn nhớ rằng, ngay cả một ngày tồi tệ nhất cũng chỉ có 24 tiếng đồng hồ mà thôi.

                   :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like 


#2
Tea Coffee

Tea Coffee

    Trung úy

  • Điều hành viên THPT
  • 772 Bài viết

Bôi đen số bài để cho rõ nhìn đê :v

2)a) $GT:a^{3}+b^{3}> 0<=>(a+b)(a^{2}-ab+b^{2})> 0<=>(a+b)\left [ (a-\frac{b}{2})^{2}+\frac{3}{4}.b^{2} \right ]> 0=>\left\{\begin{matrix}ab\neq 0 \\ a+b> 0 \end{matrix}\right.$

Ta CM: $a^{3}+b^{3}\geq a+b<=>(a+b)(a^{2}-ab+b^{2})-(a+b)\geq 0<=>(a+b)(a^{2}-ab+b^{2}-1)\geq 0<=>a^{2}-ab+b^{2}\geq 1$ đúng

Do $a,b\epsilon \mathbb{Z}=>a^{2}-ab+b^{2}\epsilon \mathbb{Z}$

Mà $a^{2}-ab+b^{2}> 0(ab\neq 0)=>a^{2}-ab+b^{2}\geq 1$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Tea Coffee: 28-05-2018 - 12:00

Treasure every moment that you have!
And remember that Time waits for no one.
Yesterday is history. Tomorrow is a mystery.
Today is a gift. That’s why it’s called the present.


#3
duylax2412

duylax2412

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 191 Bài viết

         ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM                                                                        ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10

TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU                                                                             NĂM HỌC 2018-2019

      HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH LỚP 10                                                                           MÔN THI: TOÁN (chuyên)

                                                                                                      Thời gian làm bài: 150 phút , không kể thời gian phát đề

 

 

Bài 3.(2 điểm) Cho $A_{n}=2018^n+2032^n-1964^n-1984^n$ với n là số tự nhiên

a) Chứng minh với mọi số tự nhiên n thì $A_{n}$ chia hết cho 51

b) Tìm tất cả những số tự nhiên n sao cho $A_{n}$ chia hết cho 45

 

Bài 5.(1,5 điểm) Đội văn nghệ của một trường THCS có 8 học sinh. Nhà trường muốn thành lập các nhóm tốp ca, mỗi nhóm gồm đúng 3 học sinh (mỗi học sinh có thể tham giác vài nhóm tốp ca khác nhau). Biết rằng hai nhóm tốp ca bất kỳ có chung nhau nhiều nhất 1 học sinh.

a) Chứng minh rằng không có học sinh nào tham gia từ 4 nhóm tốp ca trở lên.

b) Có thể thành lập được nhiều nhất là bao nhiêu nhóm tốp ca như vậy?

P/s Đợt này mình tạch rồi :v

Sao tạch?Làm dc bao nhiêu

Bài 3:

b) Đáp số $n=12m$ với $m$ tự nhiên (Lời giải post sau vì đang dùng ipad)

Bài 5:

b) Đáp án là $8$ phải không


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi duylax2412: 28-05-2018 - 12:18

Chỉ có hai điều là vô hạn: vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người, và tôi không chắc lắm về điều đầu tiên.

Only two things are infinite, the universe and human stupidity, and I'm not sure about the former.

ALBERT EINSTEIN

 

 


#4
MoMo123

MoMo123

    Sĩ quan

  • Điều hành viên THCS
  • 334 Bài viết

geogebra-export (19).png

Gọi P là trung điểm BC

a) Xét tam giác đồng dạng

b)AMDN nội tiếp $\angle ANM=\angle ADM$

Từ câu a suy ra $ \angle CAK=\angle DAM$

nên $\angle CAK+\angle ANM= \angle DAM +\angle  ADM =90^0$

c) DBCK là hình bình hành nên P là trung điểm DK

Từ đây suy ra $IP//AK$(1)

Dễ dàng chứng minh được $\Delta IMN$ cân và $IJ  \bot  MN$ mà $MN\bot AK$ nên $ IJ //AK$(2)

Từ (1)(2) ta suy ra $I,J,P$ thẳng hàng

d)

Dễ dàng chứng minh DT là đường kính của (IMN) nên $IN^2=IJ.IT =ID^2$

nên ID là tiếp tuyến của (IMN)

hay AD là tiếp tuyến của (IMN)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi MoMo123: 28-05-2018 - 12:59


#5
HelpMeImDying

HelpMeImDying

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 108 Bài viết

2b) Xét 2 TH

TH1: Trong 2 số $a,b$ có 1 số >0, 1 số <0

$\Rightarrow a^{3}+b^{2}=(a+b)(a^{2}+b^{2})-ab(a+b)\geq (a+b)(a^{2}+b^{2})\geq a^{2}+b^{2}$

TH2: Cả 2 số >0$\Rightarrow a+b\geq 2$

Từ $a+b> 0\Rightarrow (a+b)(a-b)^{2}\geq a^{3}+b^{3}\geq ab(a+b)\Leftrightarrow 2(a^{3}+b^{3})\geq (a+b)(a^{2}+b^{2})\geq 2(a^{2}+b^{2})\Leftrightarrow a^{3}+b^{3}\geq a^{2}+b^{2}$



#6
HelpMeImDying

HelpMeImDying

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 108 Bài viết

2c) Từ b)$\Rightarrow \left\{\begin{matrix} x^{2}+y^{2}\geq z^{2}+t^{2}\\ z^{2}+t^{2}\geq x^{2}+y^{2} \end{matrix}\right.$

$x^{3}+y^{3}=z^{2}+t^{2}=x^{2}+y^{2}=z^{3}+t^{3}$

Đến đây chỉ cần chỉ ra dấu bằng là được



#7
Tea Coffee

Tea Coffee

    Trung úy

  • Điều hành viên THPT
  • 772 Bài viết

3)a)$An=(2018^{n}-1984^{n})+(2032^{n}-1964^{n})$

$2018^{n}-1984^{n}\vdots 2018-1984\vdots 17$

$2032^{n}-1964^{n}\vdots 2032-1964\vdots 17$

Tương tự $A_{n}\vdots 3=>A_{n}\vdots 51$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Tea Coffee: 28-05-2018 - 18:35

Treasure every moment that you have!
And remember that Time waits for no one.
Yesterday is history. Tomorrow is a mystery.
Today is a gift. That’s why it’s called the present.


#8
nntien

nntien

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 372 Bài viết
Bài 5: Chuyển về bài toán tô màu tam giác với 8 điểm không có ba điểm nào thẳng hàng, mỗi tam giác có ba cạnh cùng màu. Không có cạnh nào đươc tô quá một màu.
a. Giả sử tồn tại một đỉnh gọi là đỉnh A thuộc về 4 tam giác có 4 màu khác nhau, rõ ràng có 8 đỉnh nối với A. Suy ra vô lý vì tính luôn A thì có tới 9 điểm.
b. Tìm số màu tô nhiều nhất.
Theo câu a thì một điểm thuộc về nhiều nhất ba tam giác khác màu. Như vậy ta chỉ cần chỉ ra 8 đỉnh, đỉnh nào cũng thuộc về 3 tam giác khác màu là được.
Màu 1: 1,2,3
Màu 2: 1,4,5
Màu 3: 1,6,7
Màu 4: 8,3,4
Màu 5: 8,5,6
Màu 6: 8,7,2
Màu 7: 7,3,5
Màu 8: 2,4,6
Ta thấy mỗi đỉnh thuộc về 3 tam giác có 3 màu khác nhau.
=> Số nhóm tối ta là 8.  

$Maths$$Smart Home$ and $Penjing$

123 Phạm Thị Ngư


#9
duylax2412

duylax2412

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 191 Bài viết

Sao tạch?Làm dc bao nhiêu

Bài 3:

b) Đáp số $n=12m$ với $m$ tự nhiên (Lời giải post sau vì đang dùng ipad)

Bài 5:

b) Đáp án là $8$ phải không

Bài 3b) trong lúc thi giải thế này 

$A_n \equiv 3^n+2^n-2(-1)^n (mod 5) \Rightarrow 3^n+2^n-2(-1)^n \vdots 5$

Nếu $n$ lẻ thì $3^n+2^n \vdots 5$ (VL) .Đặt $n=2k$ thì $9^k+4^k-2 \vdots $

Mà $9^k+4^k \equiv 2(-1)^k (mod 5)$

Suy ra $2(-1)^k-2 \vdots 5$.Suy ra $k$ chẵn.Vậy $n$ chia hết $4$

Tiếp $A_n \equiv 2^n-4^n (mod 9)$ Suy ra $2^n-1 \vdots 9$ Suy ra $n \vdots 3$

Do đó $n$ chia hết 12.


Chỉ có hai điều là vô hạn: vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người, và tôi không chắc lắm về điều đầu tiên.

Only two things are infinite, the universe and human stupidity, and I'm not sure about the former.

ALBERT EINSTEIN

 

 


#10
dat102

dat102

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 150 Bài viết

Xem full Đáp án tại: https://www.dropbox....8-2019.pdf?dl=0

Ps: Các bác làm bài được ko ? Chắc em tạch rồi, làm chưa hết :((


:ukliam2:  $\sqrt{MF}$  :ukliam2: 


#11
nguyenthaibaolax1011

nguyenthaibaolax1011

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 12 Bài viết

Bôi đen số bài để cho rõ nhìn đê :v

2)a) $GT:a^{3}+b^{3}> 0<=>(a+b)(a^{2}-ab+b^{2})> 0<=>(a+b)\left [ (a-\frac{b}{2})^{2}+\frac{3}{4}.b^{2} \right ]> 0=>\left\{\begin{matrix}ab\neq 0 \\ a+b> 0 \end{matrix}\right.$

Ta CM: $a^{3}+b^{3}\geq a+b<=>(a+b)(a^{2}-ab+b^{2})-(a+b)\geq 0<=>(a+b)(a^{2}-ab+b^{2}-1)\geq 0<=>a^{2}-ab+b^{2}\geq 1$ đúng

Do $a,b\epsilon \mathbb{Z}=>a^{2}-ab+b^{2}\epsilon \mathbb{Z}$

Mà $a^{2}-ab+b^{2}> 0(ab\neq 0)=>a^{2}-ab+b^{2}\geq 1$

Sao ab$\neq 0$ vậy bạn? a=0,b>0 và ngược lại vẫn đúng mà!



#12
thanhdatnguyen2003

thanhdatnguyen2003

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 68 Bài viết

Vào đây để xem các tài liệu hình học nha https://diendantoanh...-liệu-hình-học/



#13
01634908884

01634908884

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 140 Bài viết

Bài 5: Chuyển về bài toán tô màu tam giác với 8 điểm không có ba điểm nào thẳng hàng, mỗi tam giác có ba cạnh cùng màu. Không có cạnh nào đươc tô quá một màu.
a. Giả sử tồn tại một đỉnh gọi là đỉnh A thuộc về 4 tam giác có 4 màu khác nhau, rõ ràng có 8 đỉnh nối với A. Suy ra vô lý vì tính luôn A thì có tới 9 điểm.
b. Tìm số màu tô nhiều nhất.
Theo câu a thì một điểm thuộc về nhiều nhất ba tam giác khác màu. Như vậy ta chỉ cần chỉ ra 8 đỉnh, đỉnh nào cũng thuộc về 3 tam giác khác màu là được.
Màu 1: 1,2,3
Màu 2: 1,4,5
Màu 3: 1,6,7
Màu 4: 8,3,4
Màu 5: 8,5,6
Màu 6: 8,7,2
Màu 7: 7,3,5
Màu 8: 2,4,6
Ta thấy mỗi đỉnh thuộc về 3 tam giác có 3 màu khác nhau.
=> Số nhóm tối ta là 8.

Phải chỉ ra số nhóm nhỏ hơn bằng 8,sau ms chỉ ra th =8 tm chứ

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi 01634908884: 26-06-2018 - 22:27

. Mây tầng nào gặp gió tầng ấy. :D 





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh