Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 ĐHSP Hà Nội Năm 2018 (vòng 2)

đề lớp 10

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 11 trả lời

#1
conankun

conankun

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 377 Bài viết

      BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

 

ĐỀ THI TUYÊN SINH

VÀO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN NĂM 2018

Môn thi: Toán

(Dành cho thí sinh thi chuyên Toán và Tin)

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

 

 

Câu 1: Cho số thực x, y không âm thoả mãn $(x+1)(y+1)=2$. Tính giá trị của biểu thức:

$P=\sqrt{x^2+y^2-\sqrt{2(x^2+1)(y^2+1)}+2}+xy$

Câu 2: Cho các số thực x,y,z không âm thoả mãn $x^2+y^2+z^2+x^2y^2+y^2z^2+z^2x^2=6$

Tìm min và max của $Q=x+y+z$

Câu 3: 

1) Cho biểu thức:

$M=\frac{(a+b)^2}{a^3+ab^2-a^2b-b^3}$

Với a,b là các số nguyên dương phân biệt. Chứng minh ra M không thể nhận giá trị nguyên.

2) Cho a,b là 2 số nguyên dương, đặt: 

$A=(a+b)^2-2a^2, B=(a+b)^2-2b^2$

Chứng minh rằng A, B không đồng thời là số chính phương.

Câu 4: Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn, AB<AC và nội tiếp đường tròn (O). Đường tròn ngoại tiếp tam giác BOC cắt đường thẳng AB và AC theo thứ tự tại D và E. Trên đường tròn ngoại tiếp tam giác BOC lấy P sao cho AP vuông góc với PC. Đường thẳng qua B song song với OP cắt PC tại Q. Chứng minh rằng:

1) PB = PQ

2) O là trực tâm tam giác ADE

3) góc PAO = góc QAC

Câu 5: Có 45 người tham gia một cuộc họp. Quan sát sự quen nhau giữa họ, người ta thấy rằng: nếu 2 người có số người quen nhau bằng nhau thì họ không quen nhau. Gọi S là số cặp người quen nhau trong cuộc họp (cặp người quen nhau không kể thứ tự sắp xếp giữa hai người trong cặp)

1) Xây dựng ví dụ để S=870

2) Chứng minh rằng $S\geq 870$

 

++Hết++

(Nguồn: Fb         Sưu tầm: NguyenHoaiTrung)

 

 

 

Hình dành cho những người cần: https://www.facebook...&type=3


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi conankun: 31-05-2018 - 21:37

                       $\large \mathbb{Conankun}$


#2
Tea Coffee

Tea Coffee

    Trung úy

  • Điều hành viên THPT
  • 772 Bài viết

Mới làm được có ý GTLN

$9=\sum x^{2}+\sum (x^{2}y^{2}+1)\geq \sum x^{2}+\sum 2xy=(x+y+z)^{2}$

$=>x+y+z\leq 3<=>x=y=z$


Treasure every moment that you have!
And remember that Time waits for no one.
Yesterday is history. Tomorrow is a mystery.
Today is a gift. That’s why it’s called the present.


#3
Tea Coffee

Tea Coffee

    Trung úy

  • Điều hành viên THPT
  • 772 Bài viết

3)1)

Giả sử M nhận giá trị nguyên. Đặt $\frac{(a+b)^{2}}{a^{3}+ab^{2}-a^{2}b-b^{3}}=m(m\epsilon \mathbb{Z})$

$<=>(a+b)^{2}=m(a^{3}-b^{3})+mab(b-a)=m(a-b)(a^{2}+b^{2})\geq m(a-b)\frac{(a+b)^{2}}{2}$

$=>(a+b)^{2}\geq m(a-b).\frac{(a+b)^{2}}{2}=>2\geq m(a-b)$

Do $m(a-b)=\frac{(a+b)^{2}}{a^{2}+b^{2}}\geq 0$

$=>m(a-b)=0,1,2$

Đến đây xét từng trường hợp rồi lập phương trình ước chỉ ra vô nghiệm (thế cả giá trị của $m$ và quan hệ giữa $a$ và $b$)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Tea Coffee: 31-05-2018 - 17:49

Treasure every moment that you have!
And remember that Time waits for no one.
Yesterday is history. Tomorrow is a mystery.
Today is a gift. That’s why it’s called the present.


#4
Khoa Linh

Khoa Linh

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 601 Bài viết

34091280_2133720869976409_55169057768425

Bài hình ý cuối là khó hơn cả 

Lời giải: thầy Nguyễn Lê Phước


$\sqrt[LOVE]{MATH}$

"If I feel unhappy, I do mathematics to become happy. If I am happy, I

 

do mathematics to keep happy" - Alfréd nyi 


#5
Khoa Linh

Khoa Linh

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 601 Bài viết

3)1)

Giả sử M nhận giá trị nguyên. Đặt $\frac{(a+b)^{2}}{a^{3}+ab^{2}-a^{2}b-b^{3}}=m(m\epsilon \mathbb{Z})$

$<=>(a+b)^{2}=m(a^{3}-b^{3})+mab(b-a)=m(a-b)(a^{2}+b^{2})\geq m(a-b)\frac{(a+b)^{2}}{2}$

$=>(a+b)^{2}\geq m(a-b).\frac{(a+b)^{2}}{2}=>2\geq m(a-b)$

Do $m(a-b)=\frac{(a+b)^{2}}{a^{2}+b^{2}}\geq 0$

$=>m(a-b)=0,1,2$

Đến đây xét từng trường hợp rồi lập phương trình ước chỉ ra vô nghiệm (thế cả giá trị của $m$ và quan hệ giữa $a$ và $b$)

Câu này mình nghĩ như này đơn giản hơn.

Giả sử $\frac{(a+b)^2}{(a-b)(a^2+b^2)}$ là số nguyên thì $(a+b)^2\vdots a^2+b^2\Leftrightarrow 2ab\vdots a^2+b^2\Rightarrow 2ab\geq a^2+b^2\Rightarrow a=b$

Điều này vô lý 

=> đpcm


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Khoa Linh: 31-05-2018 - 17:53

$\sqrt[LOVE]{MATH}$

"If I feel unhappy, I do mathematics to become happy. If I am happy, I

 

do mathematics to keep happy" - Alfréd nyi 


#6
tambedexaucho

tambedexaucho

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 4 Bài viết
Giá trị lớn nhất x+y+z=3 khi x=y=z=1
Giá trị nhỏ nhất x+y+z=-3 khi x=y=z=-1
Chỗ (x+y+z)^2<=3 thì suy ra 3>= x+y+z >=-3 chứ

#7
danglamvh

danglamvh

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 20 Bài viết

x,y,z không âm!



#8
Khoa Linh

Khoa Linh

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 601 Bài viết

Ta có: 

$(xy+yz+zx)^2\geq x^2y^2+y^2z^2+z^2x^2$

Suy ra $6=x^2+y^2+z^2+x^2y^2+y^2z^2+z^2x^2\leq x^2+y^2+z^2+(xy+yz+zx)^2=(x+y+z)^2+(xy+yz+zx-2)(xy+yz+zx)$

Nếu $xy+yz+zx \leq 2$ thì $6\leq (x+y+z)^2\Rightarrow x+y+z\geq \sqrt{6}$

Nếu $xy+yz+zx > 2$ thì $(x+y+z)^2\geq 3(xy+yz+zx)>6\Rightarrow x+y+z>\sqrt{6}$ 

Vậy GTNN là $\sqrt{6}$ khi 2 số bằng 0 và số còn lại là $\sqrt{6}$

- Sưu tầm -


$\sqrt[LOVE]{MATH}$

"If I feel unhappy, I do mathematics to become happy. If I am happy, I

 

do mathematics to keep happy" - Alfréd nyi 


#9
supernatural1

supernatural1

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 338 Bài viết

Chém câu 1 tí: Từ giả thiết có x+y=1-xy.

Ta có: $ 2(x^{2}+1)(y^{2}+1) =2[x^{2}y^{2}+(x+y)^{2}-2xy+1]=4(xy-1)^{2} $

Đến đây thì xong rồi thế vào là xong



#10
VuQuyDat

VuQuyDat

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 77 Bài viết

Ta có: 

$(xy+yz+zx)^2\geq x^2y^2+y^2z^2+z^2x^2$

 

:icon14:   giaỉ thích cho mik vs


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi VuQuyDat: 31-05-2018 - 23:24


#11
MoMo123

MoMo123

    Sĩ quan

  • Điều hành viên THCS
  • 334 Bài viết

Câu số

TH1: Không có 2 số nào trong $A,B$ là số chính phương -> ĐPCM

TH2:Chỉ có một số là số chính phương -> ĐPCM

TH3: Cả 2 số đều là số chính phương

Đặt $$c^2=b^2+2ab-a^2$$

$$ d^2=a^2+2ab-b^2$$

Dễ dàng lí luận được $a,b$ cùng chẵn

Đặt $a=2m \, ; b=2n$$(m , n \in N*$)

$\rightarrow c,d$ cũng chẵn

Đặt $c=2c_{1}; d=2 d_{1}$$(c_{1}; d_{1} \in N*)$

$$\rightarrow n^2+2mn -m^2 =c_{1}^2;  \,\,\,\, m^2+2mn -n^2 =d_{1}^2$$

Tương tự  như trên, ta lí luận được m, n cũng cùng chẵn

Nên ta có thể suy ra $a,b$ chia hết cho $2^k$ với mọi k

Sử dụng phép lùi vô hạn, ta được $(a,b)=(0,0) $(vô lí)

Nên không thể tồn tại cả 2 số đều là số chính phương ĐPCM


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi MoMo123: 31-05-2018 - 23:19


#12
Khoa Linh

Khoa Linh

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 601 Bài viết

Đáp án có tại đây: 

 

File gửi kèm


$\sqrt[LOVE]{MATH}$

"If I feel unhappy, I do mathematics to become happy. If I am happy, I

 

do mathematics to keep happy" - Alfréd nyi 





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh