Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Khoa Học Tự Nhiên


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 8 trả lời

#1
NguyenHoaiTrung

NguyenHoaiTrung

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 166 Bài viết

34392720_10215776038170833_7681900878386 



#2
NguyenHoaiTrung

NguyenHoaiTrung

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 166 Bài viết

Đề thi vào 10 chuyên KHTN Hà Nội Năm học 2018 - 2019

Đề chuyên - vòng 2

Thời gian 120 phút

Ngày thi 04/6/2018

Câu I:

1) Giải hệ phương trình   

$\left\{\begin{matrix} xy(x+y)=2 & & \\ x^3+y^3+x^3y^3 +7(x+1)(y+1)=31 & & \end{matrix}\right.$

2)Giải phương trình  $9+3\sqrt{x(3-2x)} =7\sqrt{x} +5\sqrt{3-2x}$

Câu II

1) Cho $x,y$ là các số nguyên sao cho $x^2-2xy-y$ va $xy-2y^2-x$ đều chia hết cho 5. Chứng minh rằng $2x^2+y^2+2x+y$ cũng chia hết cho 5 

2) Cho $a_1,a_2,...,a_{50}$ là các số nguyên thỏa mãn 

$1\leq a_1\leq a_2\leq ...\leq a_{50}\leq 50$ và $a_1 +a_2 +...+a_{50}=100$

Chứng minh rằng từ các số đã cho ta có thể chọn một vài số có tổng bằng 50

Câu III Cho ngũ giác lồi $ABCDE$ nội tiếp đường tròn $(O)$ có $CD$ song song với $BE$. Hai đường chéo $CE$ và $BD$ cắt nhau tại $P$. Điểm $M$ thuộc đoạn thằng $BE$ sao cho $\widehat{MAB}=\widehat{PAE}$. Điểm $K$ thuộc đoạn thẳng $AC$ sao cho $MK$ song song với $AD$, điểm $L$ thuộc đoạn thẳng $AD$ sao cho $ML$ song song với $AC$. Đường tròn ngoại tiếp tam giác $KBC$ lần lượt cắt $BD,CE$ tại $Q,S$ ($Q$ khác $B$, $S$ khác $C$).

1) Chứng minh rằng ba điểm $K, M, Q$ thẳng hàng.

2) Đường tròn ngoại tiếp tam giác $LDE$ lần lượt cắt $BD,CE$ tại $T,R$ ($T$ khác $D$, $R$ khác $E$). Chứng minh năm điểm $M, S,Q ,R ,T$ thuộc một đường tròn.

3)Chứng minh rằng  đường tròn ngoại tiếp tam giác $PQR$ tiếp xúc với đường tròn $(O)$

Câu IV Cho $a,b,c$ là các số thực dương. Chứng minh rằng 

$(\sqrt\frac{ab}{a+b} + \sqrt\frac{bc}{b+c})(\frac{1}{\sqrt{a+b}} +\frac{1}{\sqrt{b+c}}) \leq 2$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi NguyenHoaiTrung: 04-06-2018 - 15:17


#3
WangtaX

WangtaX

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 12 Bài viết

Câu tổ hợp dễ !

TH1 : a1=a2=..=a50

Suy ra a1+a2+..+a25=50

TH2: Tồn tại ít nhất 2 số phân biệt, kmttq là a1 và a2

Đặt S0=a1, S1=a2, S2 = a1+a2, .... , S 49 = a1+a2+..+a49.

Dễ thấy 0<Si<100.

Tồn tại 2 Khả năng

KN 1 : Có 1 số chia hết cho 50 là Sk .Suy ra đfcm

KN2 : Có Sk và Sm cùng số dư khi chia cho 50 (Với m>k)

=) 0<Sm-Sk<100 hay Sm-Sk =50

$k=0$  thì $m > 1$.Khi đó a2+a3+...+a49=50

$k=1$ Suy ra a1 +a3+..+a49 =50

$49\geq k\geq 2$ Suy ra ak+1+a k+2+....+am =50

(Với k,m,i là các số nguyên từ 0 đến 49)

Suy ra Luôn tồn tại 1 số số có tổng là 50.

-------------------

PS: Anh em thi về làm bài như thế nào ?


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi WangtaX: 04-06-2018 - 11:40

Vòng bao tuổi cây để Lớn lên, vòng bao đời tôi để lãng quênvòng quay ngày đêm ngập tinh tú căng tràn giấc êm... Vòng ôm tuổi thơ là tiếng ruvòng tay tình nhân là chiếc hôn, vòng quanh mặt trăng cùng trái đất xoay tròn khoảng không...nhớ mong ... tiếng ai ...vắng xa..

 

 

 


#4
WangtaX

WangtaX

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 12 Bài viết

Câu Bất đẳng thức !

Đề : $(\sqrt{\frac{ab}{a+b}}+\sqrt{\frac{bc}{c+b}})(\frac{1}{\sqrt{a+b}}+\frac{1}{\sqrt{b+c}}) \leq 2$

VT = $(\sqrt{\frac{ab}{a+b}}+\sqrt{\frac{bc}{c+b}})(\frac{1}{\sqrt{a+b}}+\frac{1}{\sqrt{b+c}}) $

$= \sum \frac{\sqrt{ab}}{a+b} +\sum \frac{\sqrt{ab}}{\sqrt{(a+b)(b+c)}}$

$\leq \frac{1}{2}(\frac{a}{a+b}+\frac{b}{a+b}+\frac{b}{b+c}+\frac{c}{b+c}) . 2$ (BĐT AM-GM :)))

$=2$

Dấu bằng xẩy ra khi a=b=c >0


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi WangtaX: 04-06-2018 - 11:32

Vòng bao tuổi cây để Lớn lên, vòng bao đời tôi để lãng quênvòng quay ngày đêm ngập tinh tú căng tràn giấc êm... Vòng ôm tuổi thơ là tiếng ruvòng tay tình nhân là chiếc hôn, vòng quanh mặt trăng cùng trái đất xoay tròn khoảng không...nhớ mong ... tiếng ai ...vắng xa..

 

 

 


#5
WangtaX

WangtaX

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 12 Bài viết

 

Đề thi vào 10 chuyên KHTN Hà Nội Năm học 2018 - 2019

Đề chung - vòng 2

Thời gian 120 phút

Ngày thi 04/6/2018

Câu I:

1) Giải hệ phương trình   

$\left\{\begin{matrix} xy(x+y)=2 & & \\ x^3+y^3+x^3y^3 +7(x+1)(y+1)=31 & & \end{matrix}\right.$

 

 

Đặt $a=x+y, b=xy$

Suy ra : $ab =2$

Từ phương trình (2) ta có : $(x+y)^3 - 3xy(x+y) + (xy)^3 + 7(xy+x+y+1) = 31 $

$a^3+b^3 +7(a+b+1) = 37$

$(a+b)^3-3ab(a+b)+7(a+b)=30$

$(a+b)^3+(a+b)=30$

Suy ra : $a+b =3$ .Đến đây dễ rồi :D


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi WangtaX: 04-06-2018 - 11:56

Vòng bao tuổi cây để Lớn lên, vòng bao đời tôi để lãng quênvòng quay ngày đêm ngập tinh tú căng tràn giấc êm... Vòng ôm tuổi thơ là tiếng ruvòng tay tình nhân là chiếc hôn, vòng quanh mặt trăng cùng trái đất xoay tròn khoảng không...nhớ mong ... tiếng ai ...vắng xa..

 

 

 


#6
VuQuyDat

VuQuyDat

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 77 Bài viết

u 3 bài lll 

bạn nào nhằn với



#7
duylax2412

duylax2412

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 191 Bài viết

 

Đề thi vào 10 chuyên KHTN Hà Nội Năm học 2018 - 2019

Đề chuyên - vòng 2

Thời gian 120 phút

Ngày thi 04/6/2018

Câu I:

 

2)Giải phương trình  $9+3\sqrt{x(3-2x)} =7\sqrt{x} =5\sqrt{3-2x}$

 

 

Đặt $a=\sqrt{x}$ và $b=\sqrt{3-2x}$ ($a;b \geq 0$)

Ta có $2a^2+b^2=3$ và $9+3ab=7a+5b$

Cộng lại được $2a^2+b^2+3ab-7a-5b+6=0$ hay $2a^2+(3b-7)a+(b^2-5b+6)=0$

Coi là phương trình bậc $2$ ẩn $a$ có $\triangle =(b-1)^2$

giải ra $a=2-b$ và $a=\frac{3-b}{2}$ 

Đến đây được rồi !


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi duylax2412: 04-06-2018 - 13:07

Chỉ có hai điều là vô hạn: vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người, và tôi không chắc lắm về điều đầu tiên.

Only two things are infinite, the universe and human stupidity, and I'm not sure about the former.

ALBERT EINSTEIN

 

 


#8
NguyenHoaiTrung

NguyenHoaiTrung

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 166 Bài viết

Lời giải chuyên KHTN Hà Nội năm nay 

https://drive.google...rCICpxdzC-/view



#9
dangkhuong

dangkhuong

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 312 Bài viết

528.png

 

Lời giải bài hình học của mìnha) Ta : $\angle QKC=\angle DBC=\angle DAC=\angle CKM$(do $MK\| AD$) dẫn đến: $K,M,Q$ thẳng hàng.

b) Ta : $\angle RTD=\angle CBD=\angle DEC=\angle RSQ$ do đó: $TSQR$ nội tiếp. Chứng minh tương tự câu a) ta : $L,M,R$ thẳng hàng. Do vậy chú ý: $AKML$ hình bình hành nên ta : $\angle RMQ=\angle KML=\angle CAD=\angle DEC=\angle RSQ$ dẫn đến: $R,T,M,S,Q$ đồng viên.
c) \textbf{Bổ đề}: Cho tam giác $ABC$. $M$ nằm trên 1 đường thẳng $d\| BC$. Lấy $E$ khác $M$ trên $d$. Gọi $AM$ cắt $BC$ tại $I$. Đường thẳng qua $M$ song song $AB$ cắt $BE$ tại $J$. Khi đó: $IJ\| AE$.
\textit{Chứng minh}: Gọi $MJ$ cắt $AE,AC$ tại $S,T$. $ME$ cắt $AC$ tại $G$. Ta : $MG\| BC$ suy ra:$\dfrac{MA}{MI}=\dfrac{AG}{GC}$. Gọi $ME$ cắt $AB$ tại $P$ ta : $\dfrac{MS}{MJ}=\dfrac{AP}{PB}=\dfrac{AG}{GC}=\dfrac{MA}{MI}$ dẫn đến: $AE\| IJ$.
Quay trở lại bài toán, gọi $AM$ cắt $BC,(O)$ lần lượt tại $I,J$ khác $A$. Áp dụng bổ đề ta : $IR\| AE, IQ\| AB$. Do đó ta : $\angle IRE=\angle AEC=\angle AJC$ do đó: $RIJC$ nội tiếp. Chứng minh tương tự ta : $DQIJ$ nội tiếp. Do đó ta : $\angle RJI+\angle IJQ+\angle RPD=2\angle PCD+\angle CPD=180^\circ$ dẫn đến: $RPQJ$ nội tiếp. Kẻ tiếp tuyến $Jx$ của $(O)$ ta : $\angle xJR=\angle xJA-\angle RJA=\angle ADJ-\angle PDC=\angle ADP+\angle MAC=\angle ADP+\angle PAD=\angle APB$. Lại : $\angle PEJ=\angle MAC=\angle PED$. Gọi $JP$ cắt $(O)$ tại $X$ khác $J$ ta : $AX\| BE\|CD$ do đó: $\angle PJE=\angle ADP$ dẫn đến: $\angle APB=\angle RBJ=\angle RQJ$ dẫn đến: $\angle xJR=\angle RQJ$ hay ta : $Jx$ tiếp xúc $(PQR)$ hay ta thu được: $(PQR)$ tiếp xúc $(O)$(điều phải chứng minh).


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dangkhuong: 14-06-2018 - 20:32

:ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh