Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên toán tỉnh Vĩnh Long năm học 2018-2019


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
NguyenHoaiTrung

NguyenHoaiTrung

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 166 Bài viết

34536460_2120686428172947_28140677434798



#2
PhanDHNam

PhanDHNam

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 44 Bài viết

Câu 3 : b) $\left\{\begin{matrix}\sqrt{2x-y-9}-36+x^2=0(1) & \\ y^2-xy+9=0(2) & \end{matrix}\right.$ 

Nhân (2) với 4 rồi cộng với (1) ta được : $(2y-x)^2+\sqrt{2x-y-9}=0$$\Rightarrow \left\{\begin{matrix}\sqrt{2x-y-9}=0 & \\ (2y-x)^2=0 & \end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}2x-y=9 & \\ 2y-x=0 & \end{matrix}\right.$ 

EZ from here



#3
PhanDHNam

PhanDHNam

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 44 Bài viết

Bài 4 a) 

$P=-x^4+x^2+14x+49=(x+7)^2-x^4=(x+7-x^2)(x+7+x^2)$

Do P là một số nguyên tố, mà x là một số tự nhiên nen $x+7+x^2\geq x-x^2+7$

Do đó : $x+7-x^2 = 1$ .....



#4
thanhdatnguyen2003

thanhdatnguyen2003

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 68 Bài viết

Vào đây để xem các tài liệu hình học nha https://diendantoanh...-liệu-hình-học/



#5
Tea Coffee

Tea Coffee

    Trung úy

  • Điều hành viên THPT
  • 772 Bài viết

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO                                               KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN

      VĨNH LONG                                                                                NĂM HỌC 2018 - 2019

                                                                                                          Môn: TOÁN (CHUYÊN)

ĐỀ THI CHÍNH THỨC                                                  Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)

 

Bài 1:(2 điểm)

a)Cho biểu thức: $A=(\frac{x+3\sqrt{x}+2}{x\sqrt{x}-8}-\frac{1}{\sqrt{x}-2}):\frac{1}{\sqrt{x}}$ với $x>0$ và $x$ khác $4$. Tìm giá trị của $A$ tại $x=14+6\sqrt{5}$

b) Tính giá trị biểu thức $A=\sqrt{12-\sqrt{80-32\sqrt{3}}}-\sqrt{12+\sqrt{80-32\sqrt{3}}}$

Bài 2:(1 điểm)

Cho phương trình $x^{2}+(2m-3)x-m^{2}-1=0$ $(1)$ ($x$ là ẩn số, $m$ là tham số)

a) Chứng tỏ rằng phương trình $(1)$ có hai nghiệm phân biệt với mọi giá trị của tham số $m$.

b) Giả sử $x_{1},x_{2}$ là hai nghiệm của phương trình $(1)$. Tìm $m$ để phương trình có hai nghiệm phân biệt $x_{1}< x_{2}$ thỏa mãn $\left | x_{1} \right |-\left | x_{2} \right |=3$

Bài 3:(1,5 điểm)

a) Giải phương trình: $(x^{2}-9)^{2}=12x+1$

b) Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix}\sqrt{2x-y-9}-36+x^{2}=0 \\ y^{2}-xy+9=0 \end{matrix}\right.$

Bài 4:(1,5 điểm)

a) Tìm các số tự nhiên $x$ thỏa mãn biểu thức: $P=-x^{4}+x^{2}+14x+49$ là số nguyên tố.

b) Tìm nghiệm nguyên của phương trình: $x^{2}-xy+y^{2}=2x-3y-2$

Bài 5:(1 điểm)

Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$ có $AB=6cm$,$AC=8cm$. Các đường phân giác trong và phân giác ngoài của góc $B$ lần lượt cắt các đường thẳng $AC$ tại $M$ và $N$. Tính diện tích tam giác $BMN$.

Bài 6:(2 điểm)

Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$($AB<AC$) và đường cao $AH$.Vẽ đường tròn $(O)$ đường kính $BC$. Trên cung nhỏ $AC$ lấy điểm $E$ ($E$ khác $A,C$). sao cho hai tia $AE$ và $BC$ cắt nhau tại $I$; $AC$ cắt $BE$ tại $N$. Kéo dài $AH$ cắt $(O)$ tại điểm thứ hai là $D$,$DE$ cắt $BC$ tại $M$.

a) Chứng minh $MN$ song song với $AD$.

b) Chứng minh tam giác $OME$ đồng dạng tam giác $OEI$

Bài 7:(1 điểm) Cho $a,b,c$ là các số dương. CMR:

a) $\frac{a^{3}}{a^{2}+b^{2}}\geq a-\frac{b}{2}$

b) $\sum \frac{a^{2}}{a^{2}+ab+b^{2}}\geq \frac{a+b+c}{3}$


Treasure every moment that you have!
And remember that Time waits for no one.
Yesterday is history. Tomorrow is a mystery.
Today is a gift. That’s why it’s called the present.


#6
burning123

burning123

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 60 Bài viết

Ai giúp em bài 7 với ạ 



#7
Katyusha

Katyusha

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 461 Bài viết

Bài 7a. $\dfrac{a^3}{a^2+b^2}\ge a-\frac{b}{2}\Leftrightarrow 2a^3\ge 2a^2-a^2b+2ab^2-b^3\Leftrightarrow b(a-b)^2\ge 0$ (luôn đúng)



#8
Katyusha

Katyusha

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 461 Bài viết

Đánh giá $ab\le \frac{a^2+b^2}{2}$. Suy ra $\dfrac{a^3}{a^2+b^2}\ge \frac{a^3}{a^2+\frac{a^2+b^2}{2}+b^2}=\frac{2}{3}\frac{a^3}{a^2+b^2}$.

 

Sử dụng kĩ thuật Cô-si ngược dấu: $\frac{a^3}{a^2+b^2}=a-\frac{ab^2}{a^2+b^2}\ge a-\frac{ab^2}{2ab}=a-\frac{b}{2}$.

 

Từ đó ta suy ra:

 

$\frac{a^3}{a^2+ab+b^2}+\frac{b^3}{b^2+bc+c^2}+\frac{c^3}{c^2+ca+a^2}\ge \frac{2}{3}\left(a-\frac{b}{2}+b-\frac{c}{2} +c-\frac{a}{2} \right)=\frac{a+b+c}{3}$.

 

Đẳng thức xảy ra khi $a=b=c$.






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh