Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi hsg (Không sử dụng máy tính)


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 17 trả lời

#1
TNTL

TNTL

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 24 Bài viết

Bạn làm được bao nhiêu câu mà cần không sử dụng máy tính.

df657f54f931df86960f257b6060ea25-0.jpg df657f54f931df86960f257b6060ea25-1.jpg df657f54f931df86960f257b6060ea25-2.jpg df657f54f931df86960f257b6060ea25-3.jpg df657f54f931df86960f257b6060ea25-4.jpg

 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi TNTL: 23-07-2018 - 09:10

Tất cả mọi thứ đều phải tuân theo một quy luật.


#2
canletgo

canletgo

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 389 Bài viết

Bài 2:

Áp dụng công thức: $|A\cup B\cup C|=|A|+|B|+|C|-|A\cap B|-|B\cap C|-|C\cap A|+|A\cap B\cap C|$, với $A, B, C$ là ba tập hợp.

Cho $A, B,C$ lần lượt là tập hợp các học sinh bóng đá, cầu lông, bơi lội. Ta có:
Số lượng các học sinh tham gia là: $23+13+20-3-7-5+2=43$.
Vậy cả lớp có tất cả 48 học sinh.

Alpha $\alpha$ 


#3
dottoantap

dottoantap

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 162 Bài viết

7/ Ta biết rằng S chia hết cho 5 khi và chỉ khi n không chia hết cho 4.

Số các số nguyên dương $n< 2019$ chia hết cho 4 là:

$\left [ \frac{2018}{4} \right ]=504$ số

Vậy các số không chia hết cho 4 là:

$2018-504=1514$ số 

ĐS: $1514$ số

 

8/ Ta có:

$a_{n}=\frac{n^{2}}{n^{2}-100n+5000} $

$a_{100-n}=\frac{(100-n)^{2}}{(100-n)^{2}-100(100-n)+5000}=\frac{(100-n)^{2}}{n^{2}-100n+5000}$

$a_{n}+a_{100-n}=\frac{n^{2}+\left ( 100-n \right )^{2}}{n^{2}-100n+5000}=\frac{2\left ( n^{2}-100n+5000 \right )}{n^{2}-100n+5000}=2$

Nên với $n=50$:

$a_{50}+a_{100-50}=2a_{50}=2 \Rightarrow a_{50}=1$

$A=a_{1}+a_{2}+......+a_{49}+a_{50}+a_{51}+....+a_{98}+a_{99}$

$ A=49.2+a_{50}=98+1=99$


++++++++++++++++++++++++++++

Everything is impossible until you do it.

“Ai không làm gì thì mới không bao giờ sai”. Cứ làm đi, đừng sợ sai, trừ khi cái sai đó là cái sai gây tai hoạ cho người khác.


#4
dottoantap

dottoantap

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 162 Bài viết

10/ Đặt $L=1000^{1000}=10^{3000}=1000....000\rightarrow$ có 3001 chữ số và có 4 chữ số bên trái là $1000 $ $ (a)$
Đặt $N=1000+1000^{2}+...+1000^{999}+1000^{1000}=10^{3}+...+10^{3000}=100100....1000\rightarrow$ có 3001 chữ số và có 4 chữ số bên trái là $1001 $ $ (b)$
Vì $L< M< N$ và $L, N$ đều có 3001 chữ số nên từ (a) và (b) suy ra $M$ có 3 chữ số bên trái là $100$.

12/ Đặt $A_{2}, A_{3}, A_{5}$ là tập hợp các số mà 999 lần lượt chia hết cho 2, 3, 5. Theo nguyên lý bao hàm và loại trừ ta có:
$ \left | A_{2} \cup A_{3} \cup A_{5} \right |= \left | A_{2} \right |+\left | A_{3} \right | +\left | A_{5} \right |-(\left | A_{2} \cap A_{3} \right |+\left | A_{2} \cap A_{5} \right |  +\left |A_{3 }\cap A_{5} |) +  \left | A_{2} \cap A_{3} \cap A_{5} \right |$

Tại trình soạn thảo LaTex thì OK, nhưng khi paste xuống thì....huhuhu...mong các cao nhân chỉ giáo.
$\left | A_{2} \right |=\left [ \frac{999}{2} \right ]=499$; $\left | A_{3} \right |=\left [ \frac{999}{3} \right ]=333; \left | A_{5} \right |=\left [ \frac{999}{5} \right ]=199; \left | A_{2,3} \right |=\left [ \frac{999}{6} \right ]=166; \left | A_{2,5} \right |=\left [ \frac{999}{10} \right ]=99; \\ \left | A_{3,5} \right |=\left [ \frac{999}{15} \right ]=66; \left | A_{2,3,5} \right |=\left [ \frac{999}{30} \right ]=33$

Số các số chia hết cho 2,3,5:
$\left | A_{2}\cup A_{3}\cup A_{5} \right |=1031-331+33=733$
Số các số không chia hết cho 2,3,5:
$999-733=266$
Trong đó có 168 số nguyên tố và vì 1 không là hợp số nên số các hợp số thỏa đề bài là:
$266-168+3-1=100$ số (thêm 3 là 3 số ngtố 2,3,5 mà ta đã trừ ở bước trên)

20/ Không đi xuống và không đi về phía trái thì có $30$ cách đi từ A đến B.

3/ ĐS: 1,2m


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dottoantap: 26-07-2018 - 14:10

++++++++++++++++++++++++++++

Everything is impossible until you do it.

“Ai không làm gì thì mới không bao giờ sai”. Cứ làm đi, đừng sợ sai, trừ khi cái sai đó là cái sai gây tai hoạ cho người khác.


#5
canletgo

canletgo

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 389 Bài viết

Bài 35: Theo các nguyên tắc sau:

1. Hai bánh răng cưa đặt cạnh nhau sẽ quay ngược chiều nhau. VD: hai bánh đầu tiên, bánh đầu quay theo chiều kim đồng hồ, nên bánh thứ 2 ngược chiều kim đồng hồ.

2. Hai bánh nối với nhau bằng sợi dây gồm hai đoạn song song sẽ quay cùng chiều nhau. VD: bánh thứ 2 và thứ 3.

3. Hai bánh nối với nhau bằng dây hình số 8 thì quay ngược chiều nhau.

Tóm lại, theo mình thì hộp sẽ mở.


Alpha $\alpha$ 


#6
canletgo

canletgo

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 389 Bài viết

Bài 28: Ta nhận thấy nhóm n có n số, nên suy ra từ nhóm 1 tới nhóm 99 có $(1+2+3+...+99)=\frac{(1+99).99}{2}=4950$ số.

Do đó số cuối cùng của nhóm 99 là 4950. Suy ra số hạng thứ 68 của nhóm 100 là $(4950+68)=5018$


Alpha $\alpha$ 


#7
dottoantap

dottoantap

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 162 Bài viết

21/  Đặt $x$ là lượng dung dịch acid nồng độ 48%

và $y$ là lượng dung dịch acid nồng độ 80%

Ta biết rằng trong 10 lít dung dịch acid nồng độ 40% có 4 lít acid và 6 lít nước cất.

Đối với lượng acid ta có pt:

$ 48\text {%}x+80\text {%}y=4 $     $(1)$

Đối với lượng nước cất ta có pt:

$52\text {%}x+20\text {%}y+2=6$

$52\text {%}x+20\text {%}y=4$        $(2)$

Từ $(1)$ và $(2)$ ta tính được $x=7,5$ và $y=0,5$

Vậy lượng dung dịch acid nồng độ 48% là $7,5 \text {(lít)}$

 

23/ Từ 2018 đến 2078 có $\left [ \frac{2076-2020}{4} \right ]+1= 15$ năm nhuận

Năm nhuận: $366\equiv 2 (\text{mod 7}) \rightarrow 15\text{ năm}\equiv 30 \equiv 2 (\text{mod 7})$

Năm thường: $365\equiv 1 (\text{mod 7})\rightarrow 45\text{ năm}\equiv 45 \equiv -4 (\text{mod 7})$

$\rightarrow 60\text{ năm} \equiv -2 (\text{mod 7})$

Vậy 60 năm sau, ngày 2/9 là ngày thứ sáu.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dottoantap: 24-07-2018 - 12:44

++++++++++++++++++++++++++++

Everything is impossible until you do it.

“Ai không làm gì thì mới không bao giờ sai”. Cứ làm đi, đừng sợ sai, trừ khi cái sai đó là cái sai gây tai hoạ cho người khác.


#8
dottoantap

dottoantap

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 162 Bài viết
23/ Đặt $x$ là số ngày người thứ ba một mình làm xong công việc. Như vậy, trong 1 ngày: người thứ nhất làm được $\frac{1}{15}\text{ (công việc)}$, người thứ hai làm được $\frac{1}{18}\text{ (công việc)}$ và người thứ ba làm được $\frac{1}{x}\text{ (công việc)}$. Theo đề bài, ta có pt:
$3\left ( \frac{1}{15}+\frac{1}{18} \right )+3.\frac{1}{15}+4\left ( \frac{1}{15}+\frac{1}{x} \right )=1$
$\rightarrow 99x+126x+1080=270x$
$\rightarrow x=\frac{1080}{45}=24$
Vậy người thứ ba làm xong công việc trong 24 ngày.

24/ Đặt $A=\overline{111...111}\text{ (có 2016 chữ số 1)}$
Ta thấy $A \vdots 9$ và :
$\frac{A}{36}=\frac{A}{9}.\frac{1}{4}=\frac{A}{9}.0,25$
Chữ số tận cùng của $A$ là 1 nhưng $A\vdots 9$ nên trong phép chia $A$ cho 9 thì số cuối cùng chia cho 9 là 81 ( vì số có dạng $\overline{a1}$ mà chia hết cho 9 thì $a= 8$). Cho nên chữ số tận cùng của thương trong phép chia $A$ cho 9 là số 9.
Do $9.25=225$ cho nên $\frac{A}{9}.0,25$ là số có phần thập phân là $25$.
KL: Khi chia $\overline{111...111}\text{ (có 2016 chữ số 1)}$ cho 36 sẽ được thương có phần thập phân là $25$.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dottoantap: 24-07-2018 - 17:31

++++++++++++++++++++++++++++

Everything is impossible until you do it.

“Ai không làm gì thì mới không bao giờ sai”. Cứ làm đi, đừng sợ sai, trừ khi cái sai đó là cái sai gây tai hoạ cho người khác.


#9
dottoantap

dottoantap

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 162 Bài viết

1/Ta thấy: để $n$ lớn nhất $\rightarrow \text{số hợp số } a_{i}$ nhiều nhất $\rightarrow$ giá trị các hợp số $a_{i}$ là nhỏ nhất. Nên ta chọn $a_{i}=4$. Nhưng $2019\equiv 3 (\text {mod 4})$ mà $3$ không là hợp số nên ta sẽ nhóm thành $4+4+4+3=15$. Ta có:

$2019=4+4+...+4+4+15$

Số các số hạng $4$:

$\frac{2019-15}{4}=501$

Thêm số 15=6+9 thì có $501+2=503$ hợp số.

Vậy $n_{\text { max}}=503$

 

5/ Khai triển $A$ ta có:

$A=\left (x_{1}^{2}-y_{1}^{2} \right )+\left (x_{2}^{2}-y_{2}^{2} \right )+...+\left (x_{10}^{2}-y_{10}^{2} \right )+1+2+...+9+10$

$A=\left ( x_{1}+y_{1} \right )\left ( x_{1}-y_{1} \right )+\left ( x_{2}+y_{2} \right )\left ( x_{2}-y_{2} \right )+...+\left ( x_{10}+y_{10} \right )\left ( x_{10}-y_{10} \right )+55$

mà $\left ( x_{i}+y_{i} \right )=9$ (mỗi người thi đấu 9 trận) nên:

$A=9\left [ \left ( x_{1}+x_{2}+...+x_{10} \right )-\left ( y_{1}+y_{2}+...+y_{10} \right ) \right ]+55$

mà: $\left ( x_{1}+x_{2}+...+x_{10} \right )-\left ( y_{1}+y_{2}+...+y_{10} \right )=0$ (tổng số trận thắng = tổng số trận thua).

Do đó: $A=55$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dottoantap: 31-07-2018 - 08:18

++++++++++++++++++++++++++++

Everything is impossible until you do it.

“Ai không làm gì thì mới không bao giờ sai”. Cứ làm đi, đừng sợ sai, trừ khi cái sai đó là cái sai gây tai hoạ cho người khác.


#10
dottoantap

dottoantap

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 162 Bài viết

16/ Ta thấy tứ giác A là hình vuông và bằng phương pháp cắt ghép ta thấy diện tích hình vuông lớn bằng 5 lần A: $ S_{\square }=5A=100 \rightarrow $cạnh hình vuông $a=10$. Tam giác vuông màu xanh có cạnh huyền là $\frac{a}{2}=5$ thì 2 cạnh kia là 34 (số pythagore)$\rightarrow S_{\bigtriangleup }=\frac{1}{2}.3.4=6$

Tổng diện tích phần tô màu:

$S_{\text{xanh}}=A+S_{\bigtriangleup }=20+6=26 \text{cm2}$

 

17/ Lấy đường chéo của hình vuông làm trục, ta xếp hình vẽ qua trục này và thấy diện tích phần màu đỏ bằng nửa diện tích hình vuông:

$S_{\text{red}}=\frac{1}{2}S_{\square }=\frac{1}{2}\left ( 2r \right )^{2}=2r^{2}$

DT phần tô màu xanh:

$S_{\text {blue}}=\pi R^{2}-S_{\square }$

mà $R=\frac{a\sqrt{2}}{2}$ nên:

$S_{\text {blue}}=\pi\left ( \frac{2r\sqrt{2}}{2} \right )^{2}-4r^{2}=\pi2r^{2}-4r^{2}=2r^{2}(\pi-2)$

Lập tỉ số:

$\frac{S_{\text{blue}}}{S_{\text{red}}}=\frac{2r^{2}(\pi-2)}{2r^{2}}=\pi-2$

 

 


++++++++++++++++++++++++++++

Everything is impossible until you do it.

“Ai không làm gì thì mới không bao giờ sai”. Cứ làm đi, đừng sợ sai, trừ khi cái sai đó là cái sai gây tai hoạ cho người khác.


#11
dottoantap

dottoantap

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 162 Bài viết

4/ Theo đề bài, đội 9A thua 1 trận nên số điểm tối đa là $3.4= 12$ 

5 đội còn lại thi đấu 10 trận, tổng điểm tối thiểu là $2.10+3=23$đ (3đ do thắng 9A) $\rightarrow$ 9A có điểm tối thiểu là $ \frac{23}{2}=11,5$ đ $\rightarrow$ Điểm của 9A là $12$đ.

 $\rightarrow$Tổng điểm 5 đội còn lại là $12.2=24$đ

Từ đây, ta chỉ xét 5 đội này đấu với nhau, khi đó Tổng điểm 5 đội là $24-3=21$đ(trừ trận thắng 9A)$\rightarrow$5 đội thi đấu 10 trận có 9 hòa và 1 thắng .

Vì mỗi đội thi đấu 4 trận, nên đội nào có 5đ trở lên thì thắng ít nhất 1 trận. Suy ra đội thứ tư không quá 4 đ (vì nếu ngược lại, đội thứ nhì và đội thứ ba $\geq5$ đ lúc này sẽ có ít nhất 3 trận thắng , trái với lập luận trên). Từ đó, điểm của mỗi đội trong 3 đội cuối cùng là 4 đ (đội thứ năm và thứ sáu không thể có 5đ và 3đ).

Vậy đội 9A có 12đ, đội cuối có 4đ.

 

30/ Theo điều kiện đề bài ta chỉ lập được dãy số tuần hoàn: $\left ( -1,1,1 \right )$.

Xét đa giác đều 120 cạnh nội tiếp trong đường tròn tâm $O$. Ta gán các số hạng của dãy trên, theo chiều nào đó, vào các đỉnh của đa giác. Không mất tính tổng quát, ta gán $ -1,1,1...$ lần lượt vào các đỉnh $A_{1}, A_{2}, A_{3}...$.

Theo tính chất đa giác đều nội tiếp, ta có các đỉnh đối xứng qua tâm $O$ :

$A_{i}$ đối xứng $A_{i+60}$ với $i=\overline{1,60}$

Nhận thấy rằng:

Các đỉnh có chỉ số mà $i\equiv i+60\equiv1\text{(mod 3)}$ thì Tổng giá trị 2 đỉnh đối xứng là $(-1)+(-1)= -2$ .

Các đỉnh có chỉ số mà $i\equiv i+60\equiv2\text{(mod 3)}$ hoặc $i\equiv i+60\equiv0\text{(mod 3)}$ thì Tổng giá trị 2 đỉnh đối xứng là $1+1=2$ .

Như vậy ta thấy tổng giá trị 2 đỉnh đối xứng luôn luôn là -2 hoặc 2 $\rightarrow$ Số các cặp số tốt trên đường tròn là $0$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dottoantap: 26-07-2018 - 15:14

++++++++++++++++++++++++++++

Everything is impossible until you do it.

“Ai không làm gì thì mới không bao giờ sai”. Cứ làm đi, đừng sợ sai, trừ khi cái sai đó là cái sai gây tai hoạ cho người khác.


#12
TNTL

TNTL

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 24 Bài viết

Theo mình câu 20 đáp án chỉ là 26 cách thôi bạn  dottoantap.


Tất cả mọi thứ đều phải tuân theo một quy luật.


#13
dottoantap

dottoantap

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 162 Bài viết

Theo mình câu 20 đáp án chỉ là 26 cách thôi bạn  dottoantap.

Bạn post bài lên để mọi người tham khảo nhé. Còn đây là bài của mình:

...Mình không post hình đươc!

Bạn TNTL ơi, hướng dẫn mình post hình đi bạn. Thanks.

 

Đã up được rùi!. Thank so much and I love you.

 

20180726_153358.jpg


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dottoantap: 27-07-2018 - 08:30

++++++++++++++++++++++++++++

Everything is impossible until you do it.

“Ai không làm gì thì mới không bao giờ sai”. Cứ làm đi, đừng sợ sai, trừ khi cái sai đó là cái sai gây tai hoạ cho người khác.


#14
TNTL

TNTL

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 24 Bài viết

B1: untitled.JPG

B2: untitled1.JPG

Bước cuối: untitled3.JPG

Lưu ý: Bạn nên dùng file JPG.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi TNTL: 26-07-2018 - 15:20

Tất cả mọi thứ đều phải tuân theo một quy luật.


#15
TNTL

TNTL

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 24 Bài viết

Theo mình, ở câu 1:

 

1/Ta thấy: để $n$ lớn nhất $\rightarrow \text{số hợp số } a_{i}$ nhiều nhất $\rightarrow$ giá trị các hợp số $a_{i}$ là nhỏ nhất. Nên ta chọn $a_{i}=4$. Nhưng $2019\equiv 3 (\text {mod 4})$ mà $3$ không là hợp số nên ta sẽ nhóm thành $4+4+4+3=15$. Ta có:

$2019=4+4+...+4+4+15$

Số các số hạng $4$:

$\frac{2019-15}{4}=501$

Thêm số 15 thì có $502$ hợp số.

Vậy $n_{\text { max}}=502$

 

Theo mình thì số 15 còn có thể tách thành 6 + 9 là hợp số.

Vậy nên đáp án phải là 503.

 

Còn ở câu 20:

Nếu không đi theo đoạn chéo thì ta có: C(3,6) = 20 cách.

Còn nếu đi theo đoạn chéo thì thêm 6 cách nữa.

(Lưu ý: Đề chỉ cho đi đúng 6 đoạn)

 

Xin mọi người góp ý


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi TNTL: 27-07-2018 - 09:27

Tất cả mọi thứ đều phải tuân theo một quy luật.


#16
dottoantap

dottoantap

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 162 Bài viết

20180727_141624.jpg


++++++++++++++++++++++++++++

Everything is impossible until you do it.

“Ai không làm gì thì mới không bao giờ sai”. Cứ làm đi, đừng sợ sai, trừ khi cái sai đó là cái sai gây tai hoạ cho người khác.


#17
dottoantap

dottoantap

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 162 Bài viết

Theo mình, ở câu 1:

Theo mình thì số 15 còn có thể tách thành 6 + 9 là hợp số.
Vậy nên đáp án phải là 503.

Còn ở câu 20:
Nếu không đi theo đoạn chéo thì ta có: C(3,6) = 20 cách.
Còn nếu đi theo đoạn chéo thì thêm 6 cách nữa.
(Lưu ý: Đề chỉ cho đi đúng 6 đoạn)

Xin mọi người góp ý

Cám ơn bạn đã góp ý kiến.
Câu 1: Đồng ý với bạn.
Câu 20: Mặc dù đề ngắn nhưng vẫn đọc không kỹ ! . Hạ thần có tội!
Để thỏa đề bài, mỗi đường đi phải qua 2 đoạn chéo và có $2$ cách đi cho mỗi đường.
Vậy có $C(3,2).2=6$ đường đi từ $A$ đến $B$ thỏa yêu cầu.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dottoantap: 27-07-2018 - 18:12

++++++++++++++++++++++++++++

Everything is impossible until you do it.

“Ai không làm gì thì mới không bao giờ sai”. Cứ làm đi, đừng sợ sai, trừ khi cái sai đó là cái sai gây tai hoạ cho người khác.


#18
dottoantap

dottoantap

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 162 Bài viết
22/ Để có đủ các chữ số từ $0$ đến $9$ thì $A$ phải là số có $10$ chữ số.
Nhận thấy khi $i\geq 2$ thì $ \overline{ab}\geq 100\rightarrow i=0$ hoặc $ i=1$ $(1)$
Mặt khác, tổng chữ số của $A$ chia hết cho $9$ nên $A\vdots 9$
Đặt $\overline{ik}=x$ ta có:
$5x+4x+3x+2x+x=15x\equiv 0(\text{ mod 9})\rightarrow x\equiv 0 (\text{ mod 9})$ $(2)$
Từ $(1)$ và $(2)$:
$\overline{ik}=09\rightarrow A=4536271809$
$\overline{ik}=18\rightarrow A=9072543618$

29/ Vì $0,00002< \frac{1}{10}.0,00312=0,000312$ nên ta làm tròn sai số tuyệt đối đến 2 chữ số có nghĩa là $0,0031\rightarrow C=2,4386 \rightarrow$làm tròn đến 2 chữ số thập phân$\rightarrow C=2,44$.

6/ Ta có:
$\frac{1}{3}+\frac{1}{n}=\frac{n+3}{3n}=\frac{a}{b}$
Thấy rằng: $\frac{a}{b}$ không tối giản được thì $n$ luôn luôn nhỏ hơn $b$, và tối giản được khi $(n+3)$ chia hết cho $3\rightarrow n\vdots 3$. Ta thử:
$n=3 $ thì $ \frac{a}{b}=\frac{6}{3.3}=\frac{2}{3}$ lúc này $ n=b$
$n=6 $ thì $ \frac{a}{b}=\frac{9}{3.6}=\frac{1}{2}$ lúc này $ n>b$
$n=9 $ thì $ \frac{a}{b}=\frac{12}{3.9}=\frac{4}{9}$ lúc này $ n=b$
$n=12 $ thì $ \frac{a}{b}=\frac{15}{3.12}=\frac{5}{12}$ lúc này $ n=b$
$n=15 $ thì $ \frac{a}{b}=\frac{18}{3.15}=\frac{2}{5}$ lúc này $ n>b$
.....vv.....
Ta có nhận xét: chỉ với các số $n\equiv 6(\text{mod 9})$ thì $ n>b$. Do đó, số các $n$ này là:
$\frac{2013-6}{9}+1=224$
Vậy các số nguyên dương $n< 2019$ thỏa đề bài là $224$ số

9/ Đặt $P=\frac{1}{BE}+\frac{1}{CF}$
Khi $A$ di chuyển trên cung $BC$ thì $E$ và $F$ di chuyển trên nửa đường tròn đường kính $BC$
Xét tam giác vuông $BEC$ và $BFC$ ta có:
$BE=BC.sin\left ( \angle BCE \right )$
$CF=BC.sin\left ( \angle CBF \right )$
Để $P$ nhỏ nhất thì $BE$ và $CF $ lớn nhất $\rightarrow sin\left ( \angle BCE \right )=sin\left ( \angle CBF \right )=sin\left ( 60^{\circ} \right )\rightarrow $tam giác $ABC$ là tam giác đều. Ta có:
$P_{min}=2.\frac{1}{BCsin\left ( 60^{\circ} \right )}=2.\frac{2}{3\sqrt{3}.\sqrt{3}}=\frac{4}{9}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dottoantap: 31-07-2018 - 17:24

++++++++++++++++++++++++++++

Everything is impossible until you do it.

“Ai không làm gì thì mới không bao giờ sai”. Cứ làm đi, đừng sợ sai, trừ khi cái sai đó là cái sai gây tai hoạ cho người khác.





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh