Đến nội dung

Hình ảnh

Bắt đầu với nhạc cổ điển

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 20 trả lời

#1
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Chán chuyện chỉ trích này kia rồi, tớ vào box này thư giãn. Tớ có sở thích là nghe nhạc cổ điển (không có nghĩa là không nghe, không biết các lọai nhạc khác!), nhưng chưa thấy ai ở trong này viết về nhạc cổ điển. Coi như cái topic này là để giới thiệu một chút về nhạc cổ điển cho các bạn chưa từng nghe nếu có hứng muốn tìm hiểu một thứ mới mẻ, cũng khó nhằn như tóan.

Đây là kinh nghiệm của riêng tớ :

Đến với nhạc cổ điển như thế nào là tuỳ vào mỗi người. Nó cũng là một thứ phải học nhưng bao nhiêu những thứ phải học khác. Âm nhạc cũng như toán học, vật lý hay thi ca, hội họa. Nó không phải là một thứ dễ dãi có thể nắm bắt và hưởng thụ.
Ngày trước cách đến với nhạc cổ điển của tớ là mua 5 cái băng casette thế này về nghe này. 4 cái là serie "the best of Bach, Mozart, Beethoven, Tchaikovski" và cái còn lại là 3 cái Sonaten của Beethoven là Moonlight, Pathetique, Appassionáta do Serkin chơi. Hồi đó đĩa CD về nhạc cổ điển cực kỳ hiếm.
Nghe lâu dần và mò mẫn thì tớ thấy rằng cách nghe so sánh là một cách khá hiệu quả. Cách này đơn giản thôi. Bạn hãy bắt đầu nghe- ví dụ đĩa Piano Sonaten "Moonlight-Pathetique-Appasionata" của Beethoven do một nghệ sĩ chơi. Hãy nghe thật nhiều lần chỉ đĩa đó, bật liên tục nhiều ngày cho dù bắt đầu có thể bạn rất chán và không tập trung nghe được. Ví dụ, cứ nghe vào lúc đang nấu cơm, tắm, quét nhà nhưng nhớ đừng nghe khi ăn vì theo kinh nghiệm của tớ, khi ăn mà nghe nhạc cổ điển, nhất là mấy cái hơi khó khó nghe một chút rất dễ nôn ;D.
Sau khi đã nghe đến mức nhơ nhớ giai điệu và tiết tấu của bản nhạc trên. Bạn hãy thử nghe cùng những tác phẩm đó nhưng do một nghệ sĩ biểu diễn khác. Hãy chú ý xem người nghệ sĩ thứ 2 này chơi khác gì người nghệ sĩ thứ 1. Nếu như bạn đã rất nhớ giai điệu của bản nhạc này ( do nghe người thứ nhất chơi nhiều rồi ) thì bạn sẽ rất dễ dàng nhận ra sự khác biệt. Quan trọng, hãy để ý xem bạn thích nghe ai chơi hơn, mặc dù một cách tự nhiên- do đã quen nghe người cũ chơi, bạn có thể thấy người nghệ sĩ thứ 2 chơi không hay bằng người thứ nhất.
Hãy nghe tiếp người thứ 3, thứ 4.. và đọc thêm các Reviews về các nghệ sĩ đó, về tác giả Beethoven, về các bản Sonaten kia..
Đến khi bạn cảm thấy có thể đánh giá được ai chơi hay nhất, hợp với ý đồ tác giả, tác phẩm nhất, hay là hợp với mình thích nhất, là khi bạn đã bước được vào ngôi nhà nhạc cổ điển. :-*
Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.

#2
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Yuyu

Mình nghĩ âm nhạc ( hay các loại hình nghệ thuật khác ) cũng như món ăn ( món ăn tinh thần ) , tuỳ thuộc vào thể tạng của mỗi người mà thích món này hay món kia . Món ăn nào cũng có cái ngon của nó, nên có thích thì hãy ăn, đừng cố gượng ép.
Riêng đối với mình thì thể tạng có lẽ hợp với âm nhạc cổ điển . Không biết có ai có cảm giác này không , chẳng hạn khi còn rất nhỏ mình đã dễ cảm với nhạc cổ điển, khi bỗng tình cờ nghe một điệu nhạc classic, mình thường cố tìm hiểu xem đấy là bản nào của nhạc sĩ nào mà nghe thích thế ? Tất nhiên lúc đó chưa có đủ điều kiện để tiếp xúc với loại nhạc này một cách bài bản, nhưng cái cảm lúc đầu là rất cần thiết . Nói theo kiểu chuyên môn một chút là đi từ cảm tính đến lý tính .
Mặc dù, hình như đối với công chúng bình dân ở Việt Nam âm nhạc cổ điển phương Tây đã du nhập khá lâu với những bản " easy listening " hơn như " Triteste " , " Polonaise " của Chopin, " Lettre à Élie " của Beethoven hay " Le beau Danube bleu " của Johann Trauss ... ngoài ra còn vô số những đoản khúc, mẩu giai thoại về mấy ông thánh nhạc này v.v...Những bản này thậm chí đã được phổ lời Việt , hoặc bị thuổng hẳn để chế biến thành các bài hát Việt Nam hoặc ảnh hưởng sâu đậm đến nhiều nhạc sĩ Việt Nam, nhất là các điệu valses của Trauss , nhưng riêng đối với mình thì cú choc đầu tiên đối với nhạc cổ điển là khi nghe bản Symphonie N°40 của Mozart được trình bày theo kiểu Paul Mauriat . Sau đó ấn tượng mạnh nữa là bản Danses Hongroises của Johannes Brahms được trình bày một cách rất tài tình trong cuốn phim hài nổi tiếng " La Dictature " ( Nhà độc tài ) của Charlot, ở đoạn vua hề đóng vai anh thợ cắt tóc, cắt theo điệu nhạc của bản Vũ Khúc Hungarie tuyệt vời này ....Từ đó mình bắt đầu bị quyến rũ bởi nhạc cổ điển . Nhưng phải đến khi sang châu Âu thì mới thực sự có điều kiện nghe và sưu tầm một cách có bài bản . Quá trình này lại bắt đầu từ việc say mê một kiệt tác baroc italien bất hủ là bản concerto cho Violon và dàn nhạc " Les Quatre saisons " của Vivaldi, được trình bày dưới đủ hình thức kể cả nhũng nhóm nhạc sĩ rong hay chơi hoà tấu violon ở Place des Voges gần nơi mình ở . Dần dần bỗng dưng mình hay đi nhà thờ tuy không phải là dân Chúa, chỉ vì ở ngôi nhà thờ cổ kiểu gothic này tuần nào cũng có hoà nhạc classique với các bản concertos của Bach, Mozart hay Vivaldi ...thế là từ đó bắt đầu việc sưu tầm CD theo từng compositeur và từng orcheste hoặc các tay violoniste hay pianiste . Rất may là sau đó mình bắt đầu được các đàn anh hướng dẫn để không đến nỗi bỡ ngỡ khi lạc vào cánh rừng classique .
Mặc dù muốn nghe nhạc cổ điển cho thật thấm, cũng cần phải có một culture nhất định về musique classique, nhưng đối với mình, vốn được đào tạo trong môi trường thẩm mỹ tạo hình nên vẫn chủ trương đến với âm nhạc bằng trực giác và vô thức là chủ yếu . Nói nôm na nghĩa là " Cảm " chứ không cần " Hiểu " . Khi nghe nhạc hay xem tranh , cần nhất là phải có sự say mê, yêu thích, còn sự hiểu biết nếu có thì cũng tốt nhưng không quan trọng. Nghĩa là ta đến với âm nhạc và hội hoạ bằng trái tim chứ không cần bằng khối óc và trong nhiều trường hợp sự ngây thơ , hồn nhiên như trẻ nhỏ là thực sự cần thiết . Vậy bạn nên nghe nhạc cổ điển trong một môi trường thật tĩnh lặng cả từ ngoại cảnh đến tâm hồn , dù bạn nghe trong lúc nằm nghỉ thoải mái để ngủ hay trong lúc làm việc căng thẳng đều thú vị cả . Khi nghe nhạc cổ điển , ngoài cái thú vị thông thường của việc thưởng thức nghệ thuật, hình như nó còn làm ta cảm thấy cuộc đời đẹp hơn, cao thượng hơn, thánh thiện hơn, huyền bí hơn và thực sự rất " noble " . Nhiều lúc mình hay nghĩ vẩn vơ , có thể là bệnh nghề nghiệp, rằng nếu như ngày xưa Victor Hugo bị cho là có tình cảm lãng mạn phi thực tế khi cho rằng có thể cải hoá cuộc đời bằng cái " Thiện " ( bằng sự " Cao thượng " như trong tiểu thuyết Les Misérables ) thì riêng mình lại nghĩ rằng có thể cảm hoá con người bằng cái " Đẹp " . Không biết có phải là lãng mạn, không tưởng không, nhưng mình nghĩ cái " Mỹ " còn là gốc của cái " Chân " và " Thiện " . trong cái " Mỹ " đã có đủ cả " Chân " và " Thiện " rồi . Khi ta biết yêu cái Đẹp thì thường ta cũng thích cái Tốt và cái Thực . Mình tin là những kẻ cam tâm làm điều ác sẽ không biết thưởng thức cái đẹp. Vì vậy có lúc mình nghĩ hơi ngây thơ là nếu như mọi người đều được giáo dục và biết rung cảm về thẩm mỹ thì chắc thế gian đã ít điều ác . Điều này ít ra có lẽ đúng đối với âm nhạc cổ điển
Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.

#3
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
ex

Thấy ai cũng kể chuyện đời mình hết, em cũng kể luôn.
Hồi nhỏ em toàn coi ca nhạc thiếu nhi ;D, tại papa mama cho đi học vẽ ở Nhà thiếu nhi theo phong trào khu tập thể, cho đến khi các bạn em đã nghe nhạc tiếng Anh thì em vẫn Trái đất này là của chúng mình ???, bi giờ cũng vậy luôn, em chả biết gì về Pop-Rock cả, may học trong Nhà thiếu nhi nên cũng biết đàn guitar là cái gì, cũng được nghe piano do người ta đệm cho mấy bé học ballet.
Bây giờ mới biết cái đàn piano của Nhà Thiếu nhi nó bập bùng chứ hồi đó thấy hay dã man ;D, cái này là nhạc cụ cổ điển đầu tiên em được biết nên ấn tượng sâu sắc luôn, bởi vậy về sau khi bắt đầu nghe em toàn thu thập nhạc piano, bi giờ cũng iu toàn pianist ;D.
Tiếp theo, chẳng có gì ly kỳ, em sống lay lắt với đủ thứ nhạc, cho đến cấp 3, một lần vào nhà sách, nghe được một băng toàn Chopin, nhạc Chopin giai điệu đẹp, dễ cảm dễ nhớ --> :-*, từ đây bắt đầu giai đoạn nghe Chopin điên cuồng, nghe tất cả các bài, tới đây xuất hiện thêm nhiều nhân vật nữa, đáng kể nhất là bạn hiền sau đó là sư phụ ;D.
Bạn hiền quan trọng lắm nha, tại vì không có thì lấy ai ... chia sẻ tiền mua đĩa với mình :, xém wên, còn chia sẻ cảm xúc nữa; sư phụ cũng quan trọng, nếu không gặp được thì ở Sài Gòn em sục sạo trong mấy cái shop CD mãi cũng chỉ nghe được mấy bài popular chứ không có nguồn để mà nghe với so sánh người này người kia chơi với lại mở rộng phạm vi nghe được.
Qua bên đây tuy là cái xứ nhà quê nhưng mà nhờ lượng kiến thức cơ bản ban đầu cộng thêm nghe ngóng từ các loại forum với cả báo chí thì em biết để mà mua đĩa cũng đủ nhẵn túi, may mà không ở mấy cái thủ đô âm nhạc.
Bây giờ em có thể tiếp cận với nhiều nguồn thông tin hơn xưa, chọn lọc đĩa để mua với đánh giá cũng dễ dàng hơn xưa nhưng mà vẫn thấy yêu cái giai đoạn mò mẫm hồi đầu ghê.
Chopin là mối tình đầu của em, hihì, hồi xưa còn lấy năm sinh năm mất làm password (không phải passwors bank account đâu, đừng có ai ham) giờ bỏ rồi, hic, tại sến wá ;D, giờ chuyển qua yêu 2 ông khác người Đức già hơn, xấu hơn, mập lùn béo ú , được mỗi cái không sến ;D, lâu lâu em vẫn lấy sonata số 2 ra nghe lại để ôn lại kỷ niệm với người iu cũ ???.
CHuyện của em đến đây là hết, tại em không biết nói gì nữa, giờ em nhìn đâu cũng thấy có những thứ hay ho mà mình chưa hề động tới, biển nhạc mênh mông, nghe bao giờ cho hết, mua đĩa bao giờ cho hết :'(, tiền bao nhiêu cho đủ :'( :'(
Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.

#4
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Sau phần giới thiệu cách tiếp cận lằng nhằng, mỏi mắt. Giờ là đến phần thực hành. Mời các bạn nghe vài bản nhạc này thử xem sao. Đây là một vài bản trích ra trong album Debut của cô bé 9 tuổi người Hàn Quốc Sarah Chang.

Mendelssohn - On Wings of Song

Gershwin- It ain't necessarily so

Elgar - Salut D'Amour

Sarasate- Zapateado

Bazzini- Dance of the Goblins

-----------------------------

Cảm nhận về đĩa Debut của Sarah Chang

Tôi chưa từng bao giờ ngạc nhiên đến như vậy trong đời mình đối với âm nhạc. Sarah Chang thu đĩa Debut khi 9 tuổi, đúng như thế, sau 4 năm kể từ khi bắt đầu đến với violin. Tôi đã không tin đó là một bé gái người Hàn Quốc mới có 9 tuổi bởi lẽ ngoài kỹ thuật siêu đẳng- thứ mà tôi không quan tâm cho lắm, cô bé ấy có một khả năng cảm thụ âm nhạc sâu sắc của một bậc thầy lớn tuổi. Điều đáng nói nhất là cảm thụ âm nhạc trưởng thành ấy được trộn lẫn với một tâm hồn ngây thơ, trong sáng và thánh thiện đến tột độ của một cô bé 9 tuổi hãy còn nhìn thế giới với một đôi mắt hoàn toàn màu hồng.
Những nghệ sĩ bậc thầy đã trưởng thành, lớn tuổi, những người mà kỹ thuật đã hoàn hảo, tiếng đàn đã đa dạng và tinh xảo, họ biểu diễn hay thật: gay cấn, kịch tính, sâu sắc với nhiều màu sắc triết lý, tư duy, cá tính .v.v. nhưng tôi tìm ra trong những nốt nhạc, những âm thanh ấy sự khôn ngoan của từng trải, sự dối trá của đào luyện, sự lọc lõi của va vấp, sự keo kiệt của mơ mộng. Đó là những điều càng nghe lâu trong khi càng phải đối mặt với cuộc đời, càng hiểu đời hơn tôi càng thấy chán ngán và khó chịu. Sarah Chang bất ngờ đến, cô ấy đem đến cho tôi một cảm giác hoàn toàn tự nhiên, bản năng, trong lành. Nó bản năng như là một dòng sông theo đà chảy ra biển, tự nhiên như một chiếc lá vàng gặp gió phải rụng khi mùa thu chuyển sang Đông và nó như là một luồng gió mát chợt tạt qua da thịt tôi giữa trưa hè gay gắt. Mọi thứ đều trong vắt, trôi chảy và đầy ăm ắp cảm xúc. Tôi tìm thấy trong từng nốt nhạc những cảm xúc của Chang về âm nhạc, đó quả là những cảm xúc thật sự tinh tế, sâu sắc- như thể âm nhạc và những giai điệu đã là những thứ có sẵn trong người cô bé và nó chỉ chờ cô cầm lấy cây đàn để phát ra mà thôi. Đồng thời tôi tìm thấy trong từng nốt nhạc đó tình cảm của Chang với cuộc sống, với con người, với vạn vật. Đó là một thứ tình cảm trong sáng và đẹp đẽ vô cùng, thứ tình cảm người ta có thể dễ dàng nhìn thấy trong đôi mắt của những đứa trẻ lọt lòng mẹ, trong nụ cười của những đứa bé còn tuổi đi mẫu giáo.
Giữa cuộc sống ngày một nhiều đau đớn, vất vả mệt mỏi, nhiều cam go thử thách được nghe tiếng đàn Sarah Chang thật là một hạnh phúc tuyệt vời không dễ gì có được. Thật lòng, tôi phải cảm ơn Chang nhiều lắm, bởi vì cô ấy đã góp phần giúp tôi vượt qua những thời điểm tôi tưởng như không thể vượt qua.
Polytopie- 2003
Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.

#5
hoa sữa

hoa sữa

    Hạnh phúc vĩnh hằng

  • Thành viên
  • 14 Bài viết
Có một lần anh đã nói với em :"Hãy dũng cảm đi theo con đường mình đã lựa chọn" Hãy vào nhạc viện học . Anh đã hỏi em có yêu Mozart không ? Em đã và luôn yêu Mozart và luôn chọn nhạc cổ điển. Bạn của em từ hồi 4 tuổi là cây Piano. Có không ít lần em ngồi bên nó đến 9 giờ một ngày. Cho đến bây giờ vẫn muốn vào nhạc viện dù ngã rẽ của cuộc đời đã đẩy mình vào con đường khác. Có lẽ em chưa dũng cảm , chưa đủ lòng đam mê chăng?
Cám ơn anh đã đưa những dòng link đó lên đây.

...Yêu hơn mọi yêu thương
Mà cuộc đời đã có
Nhớ trước mọi nẻo đường
Đã thổi từng ngọn gió...

#6
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Con đường nào cũng thế thôi, đều có chung một cái đích, dù là học tóan hay là học nhạc. Nó cũng giống con người, đều có chung một số phận không có cách gì cưỡng lại được. Quan trọng là, làm gì em cảm thấy thỏai mái.
Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.

#7
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết
Tớ đã từng xuống Bonn xem nhà của Beethoven, thấy cũng hay hay, tuy hiểu biết ít về nhạc cổ điển, nhưng nhất định đến 1 tuổi nào đó lớn hơn bây giờ, mình sẽ chuyển qua nghe nhạc cổ điển.
Nhà Beethoven ghi chú đầy đủ về thông tin của ông này lắm, từ ông, bố, cho đến beethoven. Tuy nhiên nhìn tranh vẽ ông ý thì thấy ông này có khuôn mặt dữ giằn lắm, người mà Beethoven yêu ( quên tên) sợ Beethoven lắm, bà ta chỉ quý ông ta vì ông ý là 1 thiên tài âm nhạc, chấm hết. Beethoven tớ rất khâm phục vì ông ta toàn chơi nhạc và sáng tác nhạc trong tưởng tượng thôi.

Bạn của mình lúc mình cô đơn là cây guitar điện, những khúc solo lắt léo, những đoạn riff dồn dập.

#8
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Beethoven thật tất nhiên nhìn không đẹp giai, sáng sủa trơn tuột như mấy cái hình vẽ ông ấy mà ngày nay chúng ta nhìn thấy. Tranh tả Beethoven thật to béo, thấp đậm, mũi to, mặt to đầu tóc bù xù, vẻ mặt lúc nào cũng đăm chiêu, dữ dằn và dằn vặt, dáng đi cúi cúi lầm lũi.
Người ta kể rằng Beethoven lúc nào cũng ở trong tình trạng "in love" mặc dù không ai yêu ông ấy lại cả. Có lẽ đó cũng là một đặc điểm quan trọng của nghệ sĩ: lúc nào cũng đang yêu! (có khá nhiều bác nghệ sĩ trung niên cho đến già của VN hiện nay cũng cố gắng luôn luôn "in love" để sáng tác :), không đùa). Beethoven vỡ mộng tình ái rất nhiều lần, nhưng sự lãng mạn, khát khao tình ái trong ông ấy không và chưa bao giờ cạn.
Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.

#9
nemo

nemo

    Hoa Anh Thảo

  • Founder
  • 416 Bài viết
Nhạc cổ điển - Classical thể loại này được sáng tác vào khoảng từ 1750 đến 1825, được coi là bước tiếp theo của thể loại Baroque - hoa mỹ (1600-1750), về cơ bản Classical giống Baroque ở chỗ nó dựa theo một mẫu nhất định, thiên về cảm xúc, thanh tao và đi theo một khuôn khổ định sẵn. Tuy nhiên nhạc thời kỳ này và thời kỳ đầu của lãng mạn (Romantic) cảm xúc và tâm trạng được giữ vào mức độ trầm lắng nhưng dạt dào.
Với Classical tiêu biểu với hai nhà soạn nhạc vĩ đại là Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791)Ludwig van Beethoven (1770-1827). Thể loại Lãng mạn - Romantic ra đời tiếp theo sau thể loại Cổ điển, vào khoảng từ 1825 - 1900, với những tác phẩm nhấn mạnh vào việc diễn đạt cảm xúc mạnh mẽ và giàu sức tưởng tượng. Trong thời kỳ này tiêu biểu có Franz Schubert (1797-1828), Chopin (1810-1849), Piotr Tchaikovsky, Johann Strauss Jr. (1825-1899), Johannes Brahms (1833-1897). Cần nói thêm rằng trong thời kỳ này, đã có rất nhiều nhạc sĩ mắc phải căn bệnh rối loạn tâm thần (người ta hay gọi là bệnh điên), như Schubert, Schumman, Tchaikovsky. Schumman phải vào nhà thương điên và rồi sau đó đã tự tử. Schubert, trong giai đoạn mắc bệnh đã sáng tác hơn một trăm tác phẩm. Đó cũng là điều dễ hiểu thôi nếu như âm hưởng của họ thiên về tâm trạng cực độ, không dịu dàng và thanh tao như nhạc trong thời kỳ BaroqueClassical.
Thế nhưng với bức chân dung mới phát hiện của Mozart đã làm quan niệm về sự khốn khó, bần cùng của tầng lớp nghệ sĩ nói chung và nhạc sĩ nói riêng trong thời kỳ này bị lung lay, trái lại người ta còn đặt câu hỏi phải chăng tầng lớp nhạc sĩ đã rất được coi trọng và những nhạc sĩ có tài như Mozart luôn thuộc hàng quí tộc giàu có và bản thân Mozart không hơn không kém cũng ăn chơi vui thú và sống một cuộc sống hưởng thụ như hầu hết những kẻ lắm tiền trong thời kỳ này !
<span style='color:purple'>Cây nghiêng không sợ chết đứng !</span>

#10
lukhach

lukhach

    Lính mới

  • Thành viên
  • 0 Bài viết
Các bác ơi, cho em hỏi một tẹo, số là em đang nghe bản Tannhauser của Wagner, em download trên ttvnol (http://ttvnol.com/nc...0/trang-18.ttvn), nhưng mấy cái title nó là tiếng Đức, bác nào biết dịch giúp em với. Em chỉ đọc sơ về synopsis của bài này, thích thật, nhưng nếu biết đoạn nhạc nào ở trên tương ứng với phần kịch nào thì hay biết mấy.

1.Tannhäuser: Overture
2.Tannhäuser: "Naht Euch Dem Strande" (Venusberg Music)
3.Tannhäuser: "Dich, Teure Halle, Grüß Ich Wieder"
4.Tannhäuser: "Dort Ist Sie; Nahe Dich Ihr Ungestört!" - "Der Sänger Klugen Weisen Lauscht'' Ich Sonst"
5.Tannhäuser: Gepriesen Sei Die Stunde (Elisabeth, Tannhäuser)
6.Tannhäuser: "Freudig Begrüßen Wir Die Edle Halle"
7.Tannhäuser: "Wie Todesahnung Dämmrung Deckt Die Lande"
8.Tannhäuser: "O Du, Mein Holder Abendstern"
9.Tannhäuser: "Ich Höre Harfenschlag - Wie Klang Er Traurig"
10.Tannhäuser: "Inbrunst Im Herzen, Wie Ein Büßer Noch"
11.Tannhäuser: "Dahin Zog''s Mich, Wo Ich Der Wonn Und Lust"
12.Tannhäuser: "Willkommen, Ungetreuer Mann!"
13.Tannhäuser: "Heil ! Heil! Der Gnade Wunder Heil!"

Bác nào biết gì về bản này và Wagner thì nói sơ qua (nói kỹ càng tốt :)) được không ạ? Xin cảm ơn trước ạ :)

#11
nemo

nemo

    Hoa Anh Thảo

  • Founder
  • 416 Bài viết
Richard Wagner (1813-1883): Là một nhà cách mạng thiên tài nhưng cũng rất kiêu ngạo với nhiều vở nhạc kịch đồ sộ về những câu truyện truyền thuyết anh hùng lấy từ trong dân gian, mà nổi bật nhất là "Chiếc nhẫn của Nibelung" (Der ring des Nibehgen) và câu truyên về hiệp sỹ nhà trời "Lôengrin". Với "Chiếc nhẫn của Nibelung" là tổ hợp 4 vở Opera: "Vàng ở sông Ranh" (Das Rheingold), "Vankiari" (Die Walkure), "Dinfrit" (Siegfried)"Sự diệt vong của các thần" (Gotterdammerung) nội dung kể về người anh hùng nhân dân Dinfrit dũng cảm và trung thực đã chiến đấu tiêu diệt các thế lực đen tối mở ra kỷ nguyên mới do con người ngự trị. Ngoài ra có thể kể đến "Tannhauser" vở nhạc kịch với khúc mở màn nổi tiếng hoàn chỉnh như một giao hưởng thơ vĩ đại. Đĩa nhạc kịch Tannhauser đã trở thành đĩa nhạc kịch hay nhất trong lễ trao giải âm nhạc Grammy 2003.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về R.Wagner tại địa chỉ sau: Richard Wagner
<span style='color:purple'>Cây nghiêng không sợ chết đứng !</span>

#12
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết
biết tiếng đức, nhưng không biết tiếng việt thì làm sao dịch giúp được bây giờ.

#13
LaoCong

LaoCong

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 12 Bài viết
Có vẽ TOÁN hợp với Nhạc cổ điển nhỉ? Thread này chẳng mấy chốc mà giàu :D Lúc ở diễn đàn cũ có một đoạn "bình" về Bản giao hưởng kỳ lạ của Hay-đơn rất hay. Tiếc là đến nay vẫn chưa khôi phục lại.
Chữ ký đơn giản để đẹp diễn đàn!

#14
thanhbinh0714

thanhbinh0714

    Giọt sương mai

  • Thành viên
  • 210 Bài viết

Lúc ở diễn đàn cũ có một đoạn "bình" về Bản giao hưởng kỳ lạ của Hay-đơn rất hay. Tiếc là đến nay vẫn chưa khôi phục lại.

Anh Polytopie đâu rồi anh LaoCong đang hỏi anh đấy.
Một cây làm chẳng nên non

#15
lukhach

lukhach

    Lính mới

  • Thành viên
  • 0 Bài viết
Hì hì, cảm ơn nemo và bác QC. Nếu bác QC ko dịch chính xác được thì nói đại ý thôi cũng tốt lắm ạ. :D Em cứ mong ai dịch cho cái này để hiểu hơn một chút khi nghe bản Tannhauser.

#16
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Mấy cái tên kia bạn chịu khó vào google.com đánh tên Tanhaeuser Wagner chắc cũng có nhiều website tiếng Anh đề cập đến. Dịch mấy thứ này không khó mà cũng không dễ, vì nhiều khi mình cũng không dám chắc mình hiểu đúng từ, ngữ mà Wagner viết. Hơn nữa nó là dạng thi ca, cho nên mình càng ngại dịch.

Còn dịch tạm thì tớ nghĩ tớ dịch cũng không khá hơn mấy cái trình dịch tự động (rất kém) hiện nay như world.altavista.com

Về Haydn thì mình càng không dám nói nhiều, vì Haydl vẫn chưa bao giờ làm mình cảm thấy rung động. Mình đã tạm "hiểu và ngấm" Mozart, nhưng Haydn thì chịu.





----------
PS: Về Wagner, cách đây mấy năm tớ có quảng cáo tên ông ấy lên một số website tiếng Việt. Nhưng thật ra mà nói bản thân tớ cũng chưa nghe Wagner nhiều. Hồi trước đã dựng kế họach để nghe Wagner, nhưng rồi tớ gặp chuyện đột ngột nên phải tạm bỏ kế họach ấy. Đến nay Wagner tớ mới chỉ nghe hết Tristan & Isolde và Der Ring des Nibelungen. Nhưng trình độ chưa đủ, nên cũng không dám mở mồm nói về mấy cái này.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Polytopie: 01-03-2005 - 00:21

Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.

#17
LaoCong

LaoCong

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 12 Bài viết
Xem ra Poly biết nhiều về món này nhỉ? Thế lần này về VN có mang theo tí nhạc cổ điển nào về cùng không? Hay là hôm mấy anh em gặp nhau, chọn cái quán nào nhỏ nhỏ (hoặc 1 phòng của quán) rồi bật mấy thứ này lên nghe, vừa nhâm nhi cà fê vừa trò chuyện :)
Chữ ký đơn giản để đẹp diễn đàn!

#18
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Chuyện đó thì okiedokie thôi. Các bác có muốn nghe cái gì, của ai thì xin cứ bảo em một tiếng, có thể em có đĩa của các nhân vật các bác muốn tìm đấy :) Em cũng chịu khó mua đĩa lắm, nhất là mấy năm trước.
Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.

#19
GHIN

GHIN

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết
Xí xí!Mấy tiền bối có ai sở hữu đĩa nhạc nào mà có bài''Bản nhạc buồn''của Sôpanh không dạ?Có thì liên lạc dzới GHIN nha,GHIN nói nghe cái này nà!

#20
TUNGTUNG

TUNGTUNG

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 71 Bài viết
Ủa sao không ai nói đến guita vzậy ? không ai thích à




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh