Đến nội dung

Hình ảnh

[TOPIC] Hai bài toán mỗi ngày.


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 173 trả lời

#121
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết

Lời giải bài 95: Ta chứng minh bằng phản chứng. Giả sử tồn tại $n$ số $a_1<a_2<...<a_n$ sao cho tổng hoặc hiệu của hai số bất kì trùng với một trong $n-2$ số còn lại.

Ta có: $a_n+a_i>a_n(i=1,2,...,n-1)$ nên $a_n-a_i=a_j(j\ne i,n)(1)$. Vì $a_n-a_1>a_n-a_2>...>a_n-a_{n-1}$ và $a_{n-1}>a_{n-2}>...>a_1$ nên ta có: $a_n-a_i=a_{n-i},\forall i=1,2,...,n-1(2)$.

a) Nếu $n=2k$. Từ $(2):a_{2k}-a_k=a_k$. Mâu thuẩn với $(1)$.

b) Nếu $n=2k+1$. Ta có: $a_{n-1}+a_i>a_{n-1}+a_1=a_n(i=2,3,...,n-2)$ do đó: $a_{n-1}-a_i=a_j(i=2,3,...,n-2)$. Mà $a_{n-2}=a_n-a_2>a_{n-1}-a_2>...>a_{n-1}-a-{n-2}$ và $a_{n-3}>a_{n-4}>...>a_1$ nên suy ra $a_{n-1}-a_i=a_{n-1-i}(3)$.

Thay $n=2k+1,i=k(k>1 \text{ do } n\ge 4)$ vào $(3)$ ta được: $a_{2k}-a_k=a_k$. Vậy theo giả thiết phản chứng có $a_{2k}+a_k=a_j$. Nhưng lại có: $a_{2k}+a_k>a_{2k}+a_1=a_{2k+1}=a_n(\text{ do (2)})$. Ta có mâu thuẩn.

Lời giải bài 96: Đặt $n=2005$. Kí hiệu các phần tử của $M$ là $a_1\le a_2\le ...\le a_n$. 

Đặt $S_m=a_1+a_2+...+a_m,S_0=0(0\le m\le n)$. Gọi $P=\left\{s_i,T_i\subseteq M\right\}.$ Kí hiệu $P_m=\left\{s\in P|S_{m-1}<s\le S_m\right\}$ với $m=1,2,...,n$.

Ta chứng minh rằng cách chia $P$ thành các tập $P_m$ như trên thỏa mãn điều kiện bài toán. Muốn vậy ta chỉ cần chứng minh nếu $b\in P_m$ thì $2b>S_m$.

Thật vậy, do $b>S_{m-1}=a_1+a_2+...+a_{m-1}$ và $b=\sum_{k=1}^{h}a_{i_k}$ nên phải tồn tại $i_k(k=1,2,...,h)$ mà $i_k\ge m$. Vậy $b\le a_{i_k}\le a_m=S_m-S_{m-1}>S_m-b\implies 2b>S_m$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tritanngo99: 12-10-2018 - 19:45


#122
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết

Bài 97: Cho đường tròn đường kính $AB=2R$. Lấy điểm $C$ trên đường tròn ($C$ khác $A$ và $B$). Đường tròn nội tiếp tam giác $ABC$ tiếp xúc với hai cạnh $AB$ và $AC$ lần lượt là tại $M$ và $N$. Hãy tìm giá trị lớn nhất của độ dài đoạn $MN$ khi điểm $C$ chạy trên đường tròn.

Bài 98: Chứng minh rằng với bất kì số nguyên dương $n(n>2)$ luôn tồn tại $n$ số nguyên dương dương phân biệt sao cho tổng của chúng bằng bội chung nhỏ nhất của chúng và bằng $n!$. 

 


#123
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết

Lời giải bài 97: Gọi $I$ và $r$ theo thứ tự là tâm và bán kính đường tròn nội tiếp $\triangle{ABC}$; $K$ là giao điểm của $MN$ với $IA$. Đặt $\angle{CAB}=\alpha$, khi đó: $MK=IM.cos(\frac{\alpha}{2})=r.cos(\frac{\alpha}{2})$.

Suy ra: $MN=2r.cos(\frac{\alpha}{2})(1)$.

Giả sử $BC$ tiếp xúc với đường tròn $(I)$ tại điểm $P$. Vì tứ giác $CNIP$ là hình vuông nên $2r=CN+CP=AC+BC-AB=AB(cos\alpha+sin\alpha-1)(2)$.

Từ $(1)$ và $(2)$ suy ra:

$MN=AB(cos\alpha+sin\alpha-1)cos\frac{\alpha}{2}$.

$=AB(2sin\frac{\alpha}{2}cos\frac{\alpha}{2}-2sin^2\frac{\alpha}{2})cos\frac{\alpha}{2}=AB.sin\alpha(cos\frac{\alpha}{2}-sin\frac{\alpha}{2})$.

Do đó: $MN^2=AB^2sin^2\alpha(cos\frac{\alpha}{2}-sin\frac{\alpha}{2})^2=AB^2sin^2\alpha(1-sin\alpha)$.

Hay $MN=AB\sqrt{sin^2\alpha-sin^3\alpha}=2R\sqrt{sin^2\alpha-sin^3\alpha}(3)$.

Áp dụng BDT Cô-si ta có:

$sin\alpha.sin\alpha(2-2sin\alpha)\le (\frac{sin\alpha+sin\alpha+(2-2sin\alpha)}{3})^3=\frac{8}{27}(4)$.

Từ $(3)$ và $(4)$ suy ra $MN\le \frac{4R\sqrt{3}}{9}$. Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $sin\alpha=\frac{2}{3}$.

Lúc đó: $BC=\frac{4R}{3}$ và $AC=\frac{2R\sqrt{5}}{3}$.

Vậy giá trị lớn nhất của độ dài $MN$ là $\frac{4R\sqrt{9}}{3}$ đạt được khi và chỉ khi $BC=\frac{4R}{3}$ và $AC=\frac{2R\sqrt{5}}{3}$. Dễ thấy có $2$ vị trí của điểm $C$ trên đường tròn đường kính $AB$ thỏa mãn điều kiện này.

Lời giải bài 98: 

a) Nếu $n$ lẻ $(n\ge 3)$.

Đặt $a_i=\frac{n!}{i(i+1)},(i=1,2,...,n-1)$ và $a_n=\frac{n!}{n}$.

Rõ ràng các số $a_i(i=1,2,...,n)$ là phân biệt $(\text{ do }n\ge 3)$ và $a_1+a_2+...+a_n=n!(\frac{1}{1.2}+\frac{1}{2.3}+...+\frac{1}{n(n-1)}+\frac{1}{n})=n!$.

Ta sẽ chứng minh $BCNN(a_1,a_2,...,a_n)=n!$.

Thật vậy: $(n!)\vdots a_i,\forall i=1,2,...,n$.

Lại có $BCNN(a_1,a_n)=BCNN(\frac{n!}{2};\frac{n!}{n})=n!$ (do $n$ lẻ). Vậy nếu $T$ là một bội chung nhỏ nhất của $a_1,...,a_n$ thì $T\ge n!$.

Do đó $BCNN(a_1,...,a_n)=n!$.

b) Nếu $n$ chẵn. Với $n=4$ ta chọn các số $a_1=1,a_2=3,a_3=8,a_4=12$ thỏa mãn đề bài.

Với $n\ge 6$ ta chọn $a_1=\frac{n!}{2},a_2=\frac{n!}{8},a_3=\frac{n!}{24},a_i=\frac{n!}{i(i-1)}(i=4,5,...,n-1)$ và $a_n=\frac{n!}{n-1}$.

Do $n-1$ lẻ và $8$ cũng như $24$ không phải là tích của hai số nguyên liên tiếp nên các số $a_i$ là phân biệt.

Ta có: $a_1+a_2+...+a_n=n!(\sum_{i=4}^{n-1}\frac{1}{i(i-1)}+\frac{1}{2}+\frac{1}{8}+\frac{1}{24}+\frac{1}{n-1})=n!$.

Ta sẽ chứng minh $(n!)\vdots a_i,\forall i=1,2,...,n$ và do $n-1$ là số lẻ nên $BCNN(\frac{n!}{2},\frac{n!}{n-1})=n!$.

Vậy $BCNN(a_1,a_2,...,a_n)=n!$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tritanngo99: 16-10-2018 - 09:48


#124
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết

Bài 99: Tìm tất cả các hàm số $f:\mathbb{R}\to \mathbb{R}$ thỏa mãn điều kiện: $f(\frac{1}{2-x})=2f(x)-3$ với mọi $x\in \mathbb{R}$ và $x\ne 2$.

Bài 100: Cho $6$ số nguyên dương $a,b,c,d,e,f$ thỏa mãn $abc=def$. Chứng minh rằng: $a(b^2+c^2)+d(e^2+f^2)$ là hợp số.

 


#125
DOTOANNANG

DOTOANNANG

    Đại úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 1609 Bài viết

Lời giải bài $\left ( 100 \right )$. Ta có: 

$a\,(b^2+c^2)+d\,(e^2+f^2)\,=\,\frac{(de^2+ac^2)\,(de^2+ab^2)+(def+abc)\,(def-abc)}{de^2}$ $=\frac{(de^2+ac^2)\,(de^2+ab^2)}{de^2}$ là hợp số!

[Toán học tuổi trẻ năm $2006$  :D ]



#126
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết

Lời giải bài 99: Giả sử $f(x)$ là hàm số thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Thay $x=1$ vào biểu thức ban đầu ta được: $f(1)=3$.

Xét $x\ne 1$. Đặt $\frac{1}{x-1}=t$ thì $t\ne 0,t\ne 1,x=1+\frac{1}{t},\frac{1}{2-x}=1+\frac{1}{t-1}$. Khi đó phương trình đã cho có dạng:

$f(1+\frac{1}{t-1})=2f(1+\frac{1}{t})-3\forall t\in \mathbb{R}; t\notin \left\{0;1\right\}.(1)$

Kí hiệu: $g(t)=f(1+\frac{1}{t})-3\forall t\in \mathbb{R}; t\notin \left\{0;1\right\}$

Phương trình $(1)$ tương đương với phương trình: $g(t-1)=2g(t)\forall t\in \mathbb{R}; t\notin \left\{0;1\right\}$.

Tương đương: $h(t-1)=h(t)\forall t\in \mathbb{R}; t\notin \left\{0;1\right\}(2)$.

Trong đó: $h(t)=2^tg(t)$.

Như vậy ta có:

$f(x)=\left\{\begin{array}{I} 3\text{ khi } x=1 \\ g(\frac{1}{x-1})+3\text{ khi }x\ne 1 \end{array}\right.(3)$

với $h(t)$ là hàm số tùy ý xác định với $t\in \mathbb{R}; t\notin \left\{0;1\right\}$ thỏa mãn $(2)$ và $g(t)=2^{-t}.h(t)$.

Lời giải bài 100: Trước hết ta chứng minh nhận xét sau: "Cho bốn số nguyên dương $x,y,z,t$ thỏa mãn $xy=zt$. Khi đó $x+y+z+t$" là hợp số.

Thật vậy, giả sử $(x,z)=d(d>1)$. Khi đó: $x=dx_1,z=dz_1$ với $(x_1,z_1)=1$.Từ giả thiết $xy=zt$ suy ra $x_1y=z_1t$. Vì $(x_1,z_1)=1$ nên $t\vdots x_1$ hay $t=mx_1(m\in \mathbb{N^*})$ do đó $y=mz_1$.

Vậy $x+y+z+t=dx_1+mz_1+dz_1+mx_1=(x_1+z_1)(d+m)$.

Vì $x_1+y_1\ge 2,d+m\ge 2$ nên $x+y+z+t$ là hợp số.

Trở lại bài toán ta có: $abc=def$.

$\implies (abc)^2=(def)^2\implies (ab^2)(ac^2)=(de^2)(df^2)$.

Từ nhận xét trên ta có: $ab^2+ac^2+de^2+df^2=a(b^2+c^2)+d(e^2+f^2)$ là hợp số.

 

 

 

 

 


#127
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết

Bài 101: Cho số tự nhiên $n\ge 2$ và hai số thực dương $a,b$ sao cho $n-1<\frac{a}{b}\le n$. Xét các dãy số thực $x_1,x_2,...,x_n$ thỏa mãn điều kiện: $x_1+x_2+...+x_n=a$ trong đó $0<x_i\le b$ với mọi $i=1,2,...,n$. Tính giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của tích $P=x_1x_2...x_n$ và xác định tất cả các dãy $x_1,x_2,...,x_n$ ứng với giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất đó.

Bài 102: Tìm tất cả các hàm liên tục $f:\mathbb{R}\to \mathbb{R}$ thỏa mãn: $f(x.f(y))=yf(x)$ với mọi số thực $x,y$.

 



#128
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết

Lời giải bài 101: 

1. Tính giá trị lớn nhất .

Áp dụng bất đẳng thức Côsi cho các số dương $x_1,x_2,...,x_n$ ta có:

$P=x_1x_2...x_n\le (\frac{x_1+x_2+...+x_n}{n})^n=(\frac{a}{n})^n(1)$

Dấu $=$ trong $(1)$ xảy ra khi và chỉ khi $x_1=x_2=...=x_n=\frac{a}{n}$ (rõ ràng $0<\frac{a}{n}\le b$).

Vậy $maxP=(\frac{a}{n})^n$ và giá trị này đạt được ứng với một dãy duy nhất, đó là dãy $x_1=x_2=...=x_n=\frac{a}{n}$.

2. Tính giá trị nhỏ nhất.

Không mất tính tổng quát giả sử: $x_1\le x_2\le ...\le x_n$. Ta sẽ chứng minh tích $P=x_1x_2...x_n$ nhỏ nhất khi và chỉ khi $x_2=...=x_n=b$.

Thật vậy nếu $x_2<b$. Vì $\sum\limits_{i=3}^{n}x_i\le (n-2)b\implies x_1+x_2=a-\sum\limits_{i=3}^{n}x_i>b(n-1)-(n-2)b=b\implies x_1+x_2-b>0$.

Xét dãy số mới gồm $x_3,x_4,...,x_n,b,(x_1+x_2-b)$. Dãy này thỏa mãn điều kiện đầu bài và do $b(x_1+x_2-b)<x_1x_2$( vì $(b-x_1)(b-x_2)>0$) nên $x_!x_2...x_n>x_3x_4...x_nb.(x_1+x_2-b)$.

Như vậy để tích $P$ đạt giá trị nhỏ nhất ta phải có $x_2=x_3=...=x_n=b;x_1=a-b(n-1)$.

Như thế $min(P)=b^{n-1}[a-(n-1)b]$ và giá trị này đạt được khi trong $n$ số $x_1,x_2,...,x_n$ có $n-1$ số bằng $b$ và số còn lại bằng $a-(n-1)b$.

Lời giải bài 102:  $f(xf(y))=yf(x)(1)$.

Giả sử $f(x)$ là hàm số thỏa mãn bài toán. Với $x=y=0$ ta có: $f(0)=0$.

Mặt khác với mọi $x,y$, ta có:

$f(y,f(x))=f(1,f(x,f(y)))=xf(y).f(1)$ và $f(yf(x))=xf(y)$.

Do đó $xf(y)(f(1)-1)=0(2)$

Chú ý $f(x)\equiv 0$ là một hàm số thỏa mãn bài toán. Ta xét trường hợp $f(x)\not \equiv 0$, từ $(2)$ ta suy ra $f(1)=1$.

Bậy giờ ta xét số thực $t$ mà $f(t)\ne 0$. Giả sử: $f(y_1)=f(y_2)$. Ta có:

$y_1f(t)=f(tf(y_1))=f(t,f(y_2))=y_2f(t)$. Suy ra $y_1=y_2$. Tức là $f(x)$ là hàm số đơn ánh. Kết hợp với giả thiết $f(x)$ là hàm số liên tục, suy ra $f(x)$ là hàm số đơm điệu. Nhưng do $f(0)=0<f(1)=1$ thì $f(x)$ phải là hàm số tăng.

Trong $(1)$ cho $x=1$ suy ra  $f(f(y))=y\forall y\in \mathbb{R}$. 

Nếu $y<f(y)$ thì $y<f(y)<f(f(y))$ mâu thuẩn.

Nêys $y>f(y)$ thì $y>f(y)>f(f(y))$ mâu thuẩn.

Vậy phải có: $f(y)=y\forall y\in \mathbb{R}$.

Thử lại ta thấy có hai hàm số thỏa mãn là $f(x)\equiv 0$ và $f(x)\equiv x$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tritanngo99: 25-10-2018 - 18:55


#129
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết

Bài 103: Cho tam giác $ABC$ và điểm $M$ không nằm trên các cạnh của tam giác đó. Chứng minh rằng: $\mathscr{P}_{A/(MCB)}=\mathscr{P}_{B/(MCA)}=\mathscr{P}_{C/(MAB)}$ khi và chỉ khi $M$ là trọng tâm tam giác $ABC$. (Kí hiệu $\mathscr{P}_{T/(XYZ)}$ là phương tích của điểm $T$ đối với đường tròn đi qua ba điểm $X,Y,Z$).

Bài 104: Tìm tất cả các số nguyên dương $a,b,c$ sao cho phương trình $x+3\sqrt[4]{x}+\sqrt{4-x}+3\sqrt[4]{4-x}=a+b+c$ có nghiệm và biểu thức $P=ab+2ac+3bc$ đạt giá trị lớn nhất.

 


#130
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết

Lời giải bài 103: 

Bổ đề. Cho tam giác $ABC$. Điểm $M$ không thuộc các đường thẳng $AB,AC$ và không thuộc đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$. $A'$ là trung điểm của $BC$. Khi đó $\mathscr{P}_{B/(MAC)}=\mathscr{P}_{C/(MAB)}$ khi và chỉ khi $M$ thuộc $AA'$.

Chứng minh bổ đề: Giả sử các đường tròn ngoại tiếp các tam giác $MAB,MAC$ theo thứ tự cắt $BC$ tại $E,F(E\ne B,F\ne C)$.

Vì $M$ không thuộc đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$ nên $E\ne C;F\ne B$.

Chú ý rằng: $\overline{BC}=-\overline{CB};\overline{BA'}=-\overline{CA'}$ và $AM$ là trục đẳng phương các tam giác $MAB,MAC$ ta có:

$\mathscr{P}_{B/(MAC)}=\mathscr{P}_{C/(MAB)}$.

$\iff \overline{BF}.\overline{BC}=\overline{CE}.\overline{CB}\iff \overline{BF}=-\overline{CE}$.

$\overline{BA'}+\overline{A'F}=-\overline{CA'}-\overline{A'E}\iff \overline{A'F}=-\overline{A'E}$.

$\iff \overline{A'F}.\overline{A'C}=\overline{A'E}.\overline{A'B}\iff \mathscr{P}_{A'/(MAC)}=\mathscr{P}_{A'/(MAB)}$ 

$\iff A'\in AM\iff M\in AA'$.

Trở lại bài toán: Gọi $A',B'$ theo thứ tự là trung điểm của $BC,CA$. Theo bổ đề trên, ta có:

$\mathscr{P}_{A/(MBC)}=\mathscr{P}_{B/(MCA)}=\mathscr{P}_{C/(MAB)}$.

$\iff \mathscr{P}_{B/(MAC)}=\mathscr{P}_{C/(MAB)};\mathscr{P}_{C/(MBA)}=\mathscr{P}_{A/(MBC)}$.

$\iff M\in AA';M\in BB'\iff M=AA'\cap BB'$.

$\iff$ M là trọng tâm của tam giác $ABC$.

Lời giải bài 104: Đặt $f(x)=\sqrt{x}+3\sqrt[4]{x}+\sqrt{4-x}+3\sqrt[4]{4-x},$ điều kiện: $x\le 4$. Với $a,b\in \mathbb{R}$ bất kì ta có: $(a-b)^2\ge 0\implies (a+b)^2\le 2(a^2+b^2)$. Do đó:

$(\sqrt{x}+\sqrt{4-x})^2\le 2(x+4-x)=8$.

$\implies \sqrt{x}+\sqrt{4-x}\le 2\sqrt{2}$.

$(\sqrt[4]{x}+\sqrt[4]{4-x})^2\le 2(\sqrt{x}+\sqrt{4-x})\le 2.2\sqrt{2}=4\sqrt{2}$.

$\implies \sqrt[4]{x}+\sqrt[4]{4-x}\le 2\sqrt[4]{2}$.

Bởi vậy: $f(x)=(\sqrt{x}+\sqrt{4-x})+3(\sqrt[4]{x}+\sqrt[4]{4-x})\le 2\sqrt{2}+6\sqrt[4]{2}(1)$.

Dấu $=$ xảy ra khi và chỉ khi $x=4-x\iff x=2$.

Với $a,b$ là số thực không âm thì $(\sqrt{a}+\sqrt{b})^2=a+b+2\sqrt{ab}\ge a+b$.

$\implies \sqrt{a}+\sqrt{b}\ge \sqrt{a+b}\implies \sqrt[4]{a}+\sqrt[4]{b}\sqrt{\sqrt{a}+\sqrt{b}}\ge \sqrt[4]{a+b}$.

Đẳng thức xảy ra khi $ab=0$. Bởi vậy: $f(x)\ge \sqrt{4}+3\sqrt[4]{4}=2+3\sqrt{2}$.

Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi hoặc $x=0$ hoặc $x=4$.

Do $f(x)$ là ham số liên tục , nên từ $(1)$ và $(2)$ suy ra phương trình $f(x)=a+b+c$ có nghiệm khi và chỉ khi $2+3\sqrt{2}\le a+b+c\le 2\sqrt{2}+6+\sqrt[4]{2}$.

$2+3\sqrt{2}\approx 6,24;2\sqrt{2}+6\sqrt[4]{2}\approx 9,96$.

Vì $a,b,c\in \mathbb{N}$ nên phương trình $f(x)=a+b+c$ có nghiệm khi và chỉ khi $a+b+c\in [7,8,9]$.

Bước tiếp theo ta tìm giá trị lớn nhất của biểu thức $P=ab+2ac+3bc$, trong đó $a,b,c\in \mathbb{N^*},a+b+c\in [7,8,9]$. Vì chỉ có hữu hạn bộ ba số nguyên dương $(a;b;c)$. Nên tồn tại một bộ, kí hiệu là $(a_0,b_0,c_0)$ mà $P$ đạt giá trị lớn nhất. Chú ý:

+$a_0+b_0+c_0=9$ vì nếu $a_0+b_0+c_0<9$ thì với bộ ba số $(a_0+1,b_0,c_0)$ ta có:

$a_0b_0+2a_0c_0+3b_0c_0<(a_0+1)b_0+2(a_0+1)c_0+3b_0c_0$.

+$b_0\le c_0$ vì nếu $b_0>c_0$ thì với bộ ba số: $(a_0;c_0;b_0)$ ta có: $a_0b_0+2a_0c_0+3b_0c_0-(a_0c_0+2a_0b_0+3c_0b_0)=a_0(c_0-b_0)<0$.

+a_0=1, vì nếu $a_0>1$ thì với bộ ba số $(a_0-1,b_0+1,c_0)$ ta có:

$a_0b_0+2a_0c_0+3b_0c_0-((a_0-1)(b_0+1)+2(a_0-1)c_0+3(b_0+1)c_0)=1+b_0-a_0-c_0=(1-a_0)+(b_0-c_0)<0$.

+$c_0-b_0\le 1,$ vì nếu $c_0-b_0\ge 2$ thì với bộ ba số $(1;b_0+1;c_0-1)$ ta có:

$b_0+2c_0+3b_0c_0-((b_0+1)+2(c_0-1)+3(b_0+1)(c_0-1))=1+3(b_0+1-c_0)\le 1-3<0$.

Từ bốn nhận xét trên suy ra: $a_0=1,b_0=c_0=4$ và $a_0b_0+2a_0c_0+3b_0c_0=4+2.4+3.4.4=60$.

Vậy giá trị lớn nhất của $P$ là $60$ đạt được khi và chỉ khi $a=1,b=c=4$.

 

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tritanngo99: 27-10-2018 - 21:38


#131
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết

Bài 105: Giả sử tứ giác $ABCD$ nội tiếp đường tròn tâm $O$ bán kính $R$ và các tia đối của các tia $BA,DA,CB,CD$ cùng tiếp xúc với một đường tròn tâm $I$ bán kính $r$. Đặt $d=OI$. Chứng minh rằng: $\frac{1}{(d+R)^2}+\frac{1}{(d-R)^2}=\frac{1}{r^2}$.

Bài 106: Cho đa thức: $f(x)=2009x^5-x^4-x^3-x^2-2006x+1$. Chứng minh rằng, với $n$ là số nguyên tùy ý thì các số $f(n),f(f(n)),f(f(f(n))),...$ đôi một nguyên tố cùng nhau.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tritanngo99: 28-10-2018 - 21:19


#132
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết

Lời giải bài 105: Gọi $E$ và $F$ là giao điểm thứ $2$ của đường tròn $(O;R)$ theo thứ tự với các đường thẳng $IA$ và $IC$. Dễ thấy rằng $E$ và $F$ là trung điểm của hai cung bù nhau của $(O;R)$ cùng căng dây cung $BD$, và do đó, $EF$ là đường kính của đường tròn $(O;R)$ vuông góc với dây $BD$, suy ra $OE=OF=R$. Bởi vậy ta có: $IE^2+IF^2=2OI^2+\frac{1}{2}EF^2$, hay là: $2(d^2+R^2)^2=IE^2+IF^2(1)$.

Mặt khác, lại có: $\mathscr{P}_{I/(O)}=\overline{IA}.\overline{IE}=\overline{IC}.\overline{IF}$, và do đó:

$[\mathscr{P}_{I/(O)}]^2=\overline{IA}^2.\overline{IE}^2=\overline{IC}^2.\overline{IF}^2$.

$=(d^2-R^2)^2=(d+R)^2(d-R)^2(2)$.

Từ $(1)$ và $(2)$ ta được: $\frac{1}{(d+R)^2}+\frac{1}{(d-R)^2}=\frac{2d^2+2R^2}{(d^2-R^2)^2}$.

$=\frac{IE^2}{IA^2.IE^2}+\frac{IF^2}{IC^2.IF^2}=\frac{1}{IA^2}+\frac{1}{IC^2}(3)$.

Gọi $M,N$ theo thứ tự là tiếp điểm của đường tròn $(I,r)$ với các đường thẳng $AB,CD$( $M$ trên tia đối của tia $BA$ và $N$ trên tia đối của tia $CD$) và đặt $\angle{BAD}=2\alpha,\angle{BCD}=2\gamma$. Thế thì: $\angle{IAM}=\alpha$ và $\angle{ICN}=\gamma,\alpha+\gamma=90^0$ và do đó: $r=IM=IAsin\alpha=IN=ICsin\gamma=ICcos\alpha$.

Suy ra: $\frac{IM^2}{IA^2}+\frac{IN^2}{IC^2}=1(4)$.

Cuối cùng, từ $(3)$ và $(4)$ ta được: $\frac{1}{(d+R)^2}+\frac{1}{(d-R)^2}=\frac{1}{r^2}(*)$

Lời giải bài 106: Đặt $f_{k}(x)=f(f(...f(x)...))$ với $f$ có mặt $k$ lần ở vế phải. Giả sử $k\ge 1$ là số tự nhiên bất kì và $p$ là một ước nguyên tố của $f_{k}(n)$. Ta có: $f_{k+1}(n)\equiv f(f_{k}(n))\equiv f(0)\equiv 1(\text{ mod }p)$;

$f_{k+2}(n)=f(f_{k+1}(n))\equiv f(1)\equiv 1(\text{ mod }p)$.

Bằng quy nạp dễ dàng chứng minh được: $f_{m}(n)\equiv 1(\text{ mod }p)$ với mọi $m>k$.

Tức là $f_{k}(n)$ và $f_{m}(n)$ nguyên tố cùng nhau với mọi $m>k$. Do $k$ là một số nguyên tùy ý nên suy ra $f(n),f(f(n)),...$ đôi một nguyên tốc cùng nhau.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tritanngo99: 28-10-2018 - 21:24


#133
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết

Bài 107: Tìm chữ số tận cùng của phần nguyên của số $(5+3\sqrt{3})^{2003}$.

Bài 108: Tìm số nhỏ nhất trong tập hợp các số chính phương dạng $15a+16b$ và $16a-15b$ với $a,b$ là các số nguyên dương nào đó.



#134
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết

Lời giải bài 107: Đặt $x_1=5+3\sqrt{3}$ và $x_2=5-3\sqrt{3}$ thì $x_1,x_2$ là hai nghiệm của PT $x^2-10x-2=0$. Đặt $S_{n}=x_1^n+x_2^n$ ta có hệ thức $S_{n+2}=10S_{n+1}+2S_n$. Vì $S_1=10$ nên từ hệ thức truy hồi suy ra $S_{n}$ luôn chia hết cho $10$ với $n$ lẻ, mà $-1<x_2<0$ nên $[(5+3\sqrt{3})^{2003}]=[x_1^{2003}]=S_{2003}$ luôn có chữ số tận cùng là $0$.

Lời giải bài 108: Giả sử $15a+16b=m^2$ và $16a-15b=n^2(1)$ với $m,n$ là các số nguyên dương. Khi đó: $m^4+n^4=(15a+16b)^2+(16a-15b)^2=(15^2+16^2)(a^2+b^2)=481(a^2+b^2)$.

Hay $m^4+n^4=13.37(a^2+b^2)(2)$.

Các số nguyên tố $13$ và $37$ đều có dạng $p=2^2k+1$ với $k$ lẻ.

Giả sử $(m,n)=d\implies m=du,n=dv$ với $(u,v)=1$ thì $(2)$ trở thành $d^4(u^4+v^4)=481(a^2+b^2)(3)$.

Vì $(u,v)=1$ nên $u^4+v^4$ không chứa ước số nguyên tố $13$ và $37$ do đó $481$ là ước của $d\implies d=481t$. Để cho $m,n$ nhỏ nhất, ta lấy $t=1$.

Lúc đó $(3)$ trở thành $481^3(u^4+v^4)=a^2+b^2(4)$ 

Từ $(1)$ có $m^2-n^2=31b-a$ hay $481^2(u^2-v^2)=31b-a(5)$.

Có thể chọn $u=v=1$ để $m,n$ nhỏ nhất, lúc đó $a=31b$ và $a^2+b^2=481^3.2$. Từ đó có $b=481$ và $a=31.481$ suy ra $m=n=481$.



#135
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết

Bài 109: Chứng minh rằng mỗi đa thức mônic( là đa thức với hệ số cao nhất bằng $1$) bậc $n$ với các hệ số thực là trung bình cộng của hai đa thức mônic bậc $n$ với $n$ nghiệm thực.

Bài 110: Cho $a,b$ là các số nguyên lớn hơn $2$. Chứng minh rằng luôn tồn tại số nguyên dương $k$ và một dãy hữu hạn các số nguyên dương $n_1,n_2,...,n_k$ sao cho $n_1=a,n_k=b$ và $n_in_{i+1}$ chia hết cho $n_i+n_{i+1}$ với mỗi $i(1\le i<k)$.



#136
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết

Lời giải bài 109: Gọi $f(x)$ là đa thức mônic hệ số thực bậc $n$. Nếu $n=1$ thì $f(x)=x+a(a\in \mathbb{R})$. Dễ thấy rằng $f(x)$ là trung bình cộng của $f_1(x)=x+2a$ và $f_2(x)=x$, mỗi đa thức có $1$ nghiệm thực. Bài toán được giải với $n=1$.

Nếu $n>1$ chọn đa thức: $g(x)=(x-2)(x-4)...(x-2(n-1))$.

Bậc của $g(x)$ là $n-1$. Xét các đa thức: $P(x)=x^n-kg(x)$ và $Q(x)=2f(x)-x^n+kg(x)$.

Ta sẽ chứng minh rằng với $k$ đủ lớn những đa thức này sẽ có $n$ nghiệm thực.

Xét các giá trị của đa thức $g(x)$ tại $n$ điểm $x=1,3,5,...,2n-1$. Những giá trị này đan dấu và có giá trị tuyệt đối nhỏ nhất bằng $1$( vì nhiều nhất hai trong các thừa số có giá trị tuyệt đối bằng $1$ và các thừa số khác có giá trị tuyệt đối lớn hơn $2$). Mặt khác, tồn tại hằng số $c>0$ sao cho với $0\le x\le n$, ta có: $[x^{n}]<c$ và $|2f(x)-x^n|<c$. Lấy $k>c$. Thế thì ta thấy rằng $P(x)$ và $Q(x)$ với giá trị đan dấu tại $n$ điểm $x=1,2,3,...,2n-1,...$ cho nên mỗi đa thức $P(x)$ và $Q(x)$ đều có ít nhất $n-1$ nghiệm thực. Chúng là đa thức bậc $n$, nên mỗi đa thức đó phải có $n$ nghiệm thực. Lại vì chúng là mônic và trung bình cộng chúng là $f(x)$ nên ta có điều phải chứng minh.

Lời giải bài 110: Ta nói hai số nguyên dương $a$ và $b$ là liên thông nếu tồn tại dãy số nguyên dương $n_1,n_2,...,n_k$ thỏa mãn các điều kiện đề bài, kí hiệu $aRb$. Yêu cầu bài toán là chứng minh $aRb$ với mọi $a,b>2$.

Dễ thấy rằng $R$ là một quan hệ tương đương ( thỏa mãn các tính chất: tính chất phản xạ ($aRa$); tính đối xứng ($aRb$ kéo theo $bRa$);tính bắc cầu ($aRb,bRc$ kéo theo $aRc$), ta viết là $aRbRc$).

Với số nguyên dương $n(n\ge 3)$ thì dễ thấy $nRn(n-1)Rn(n-1)(n-2)Rn(n-2)R2n(1)$.

$n(n-1)(n-2)Rn(n-1)(n-2)(n-3)R2(n-1)(n-2)(2)$.

Với số nguyên dương $n>4$, thì

$n'=(n-1)(n-1)\ge 3$ nên áp dụng $(1)(2)$ có: $nRn(n-1)(n-2)R2(n-1)(n-2)R(n-1)(n-2)R(n-1)$

Suy ra $(n-1)Rn$. Từ đó giả sử $b=a+t(t>0)$ lặp lại quá trình này $t$ lần ta có $aRb$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tritanngo99: 30-10-2018 - 17:30


#137
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết

Bài 111: Giả sử $f(x)=x^n+5x^{n-1}+3$ trong đó $n$ là một số nguyên lớn hơn $1$. Chứng minh rằng $f(x)$ không viết được dưới dạng tích của hai đa thức có bậc không nhỏ thua $1$ với các hệ số nguyên.

Bài 112: Cho các số nguyên dương $k$ và $n$ với $k\le n$. Hỏi có tất cả bao nhiêu chỉnh hợp chập $k(a_1,a_2,...,a_k)$ của $n$ số nguyên dương đầu tiên, mà mỗi chỉnh hợp $(a_1,a_2,...,a_k)$ thỏa mãn ít nhất một trong hai điều kiện sau:

(1) Tồn tại $s,t\in \left\{1,2,...,k\right\}$ sao cho $s<t$ và $a_s>a_t$.

(2) Tồn tại $s\in \left\{1,2,...,k\right\}$ sao cho $(a_s-s)$ không chia hết cho $2$.



#138
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết

Lời giải bài 111:

Bổ đề: Cho đa thức: $f(x)=a_0+a_1x+...+a_nx^n(n>1)$ trong đó $a_0,a_1,...,a_n$ là những số nguyên và một số nguyên tố $p$ thỏa mãn các điều kiện sau:

1) $a_n$ không chia hết cho $p$.

2) $a_0,a_1,...,a_k$ chia hết cho $p(0\le k\le n)$

3) $a_0$ không chia hết cho $p^2$.

Nếu f(x) viết được dưới dạng tích của hai đa thức với các hệ số nguyên thì bậc của một trong hai đa thức đó không nhỏ hơn $k+1$.

Chứng minh: Giả sử $f(x)=h(x)g(x)$ trong đó: $h(x)=b_0+b_1x+...+b_mx^m$ và $g(x)=c_0+c_1x+...+c_{n-m}x^{n-m}$.

Ta có: $a_0=b_0c_0$. Vì $a_0\vdots p$ và không chia hết cho $p^2$  nên trong hai số $b_0,c_0$ có một số chia hết cho $p$ và số còn lại không chia hết cho $p$. Giả sử: $b_0\vdots p$ và $c_0$ không chia hết cho $p$. Vì $a_n=b_m.c_{n-m}$ không chia hết cho $p$ nên $b_m$ cũng không chia hết cho $p$. Gọi $i_0$ là số nhỏ nhất trong số các số $i$ thỏa mãn $b_i$ không chia hết cho $p$ thì $0<i_0\le m$. Ta có: $a_{i_0}=c_0b_{i_0}+\sum\limits_{i+j=i_0;0\le i<i_0}b_ic_j$ không chia hết cho $p$.

Vậy $i_0\ge k+1$. Mặt khác $m\ge i_0$, vậy $m\ge k+1(dpcm)$ với $k=n-1$ ta nhận được tiêu chuẩn Eisenstein: Cho đa thức $f(x)=a_0+a_1x+...+a_nx^n(n\ge 1)$, trong đó $a_i\in \mathbb{Z}(i=01,2,...,n); a_0,a_1,...,a_{n-1}$ chia hết cho số nguyên tố $p$; $a_0$ không chia hết cho $p^2$ và $a_n$ không chia hết cho $p$. Khi đó $f(x)$ bất khả quy trên $Q$.

Bổ đề chứng minh hoàn tất.

Quay lại bài toán: Giả sử $f(x)=f_1(x)f_2(x)$ trong đó $f_1(x),f_2(x)$ là các đa thức với hệ số nguyên và có bậc không nhỏ thua $1$.

Đa thức $f(x)$ thỏa mãn các giả thiết của bổ đề với $p=2,k=n-2$. Vậy trong các đa thức $f_1(x)$ và $f_2(x)$ có một đa thức có bậc không nhỏ hơn $n-1$. Khi đó $f_2(x)$ có bậc bằng $1$. Vậy $f_2(x)$ có nghiệm nguyên $(f_2(x)=x+b)$ với $b\in \mathbb{Z}$. Giả sử $x=x_0(x_0\in \mathbb{Z})$ là nghiệm nguyên của $f_2(x)$ thì $x_0$ phải là ước số của $3$. Từ đó suy ra $x_0=\pm 1,\pm 3$. Mặt khác dễ dàng chứng minh được, $f_2(1)\ne 0,f_2(-1)\ne 0,f_2(3)\ne 0,f_2(-3)\ne 0$. Điều này vô lí chứng tỏ rằng $f(x)$ không viết được dưới dạng tích của hai đa thức có bậc không nhỏ thua $1$ với các hệ số nguyên.

Lời giải bài 112: Gọi $A$ là tập gồm tất cả các chỉnh hợp chập $k$ của $n$ số nguyên dương đầu tiên. Gọi $A_1$ là tập gồm tất cả các chỉnh hợp thỏa mãn yêu cầu đề bài. Kí hiệu $A_2=\left\{\text{ chỉnh hợp }(a_1,a_2,...,a_k)\in A| a_i<a_{i+1}\forall i=\overline{1,k-1} \text{ và } a_i\equiv i(\text{ mod } 2)\forall i=\overline{1,k}\right\}$. Hiển nhiên có $A_2\subset A$ và $A_1=A$ \ $A_2$. Suy ra: $|A_1|=|A|-|A_2|(1)$.

Xét $A_2$. Với mỗi $(a_1,a_2,...,a_k)\in A_2$ ta đều có $a_i+i\ne a_j+j\forall i\ne j\in \left\{1,2,...,k\right\},(a_i+i)\vdots 2$ và $a_i+i\in \left\{1,2,...,n+k\right\}\forall i=\overline{1,k}$. Vì thế, phép đặt tương ứng:

$(a_1,a_2,...,a_k)\in A_2\mapsto \left\{b_1,...,b_i,...,b_k\right\}=\left\{a_1+1,...,a_i+i,...,a_k+k\right\}$ xác lập một ánh xạ $f$ từ $A_2$ đến tập $B=\left\{\left\{b_1,b_2,...,b_k\right\}|b_i\ne b_j\forall i\ne j\in \left\{1,2,...,k\right\},b_i\in \left\{1,2,...,n+k\right\}\text{ và } b_i\vdots 2\forall i=\overline {1,k}\right\}$.

Dế thấy, nếu $(a_1,a_2,...,a_k)$ và $(a_1',a_2',...,a_k')$ là hai phần tử khác nhau thuộc $A_2$ thì ảnh của chúng qua $f$ cũng là hai phần tử khác nhau thuộc $B$ chứng tỏ $f$ là đơn ánh từ $A_2$ đến $B$.

Xét $(b_1,b_2,...,b_k)$ bất kì thuộc $B$. Không mất tính tổng quát, giả sử $b_1<b_2<...<b_k$. Khi đó, vì $b_i\vdots 2$ và $b_i\in \left\{1,2,...,n+k\right\}\forall i=\overline{1,k}$ nên $1\le b_i-i<b_{i+1}-(i+1)\le n\forall i=\overline{1,k-1}$ và $b_i-i\equiv i(\text{ mod }2) \forall i=\overline{1,k}$. Suy ra $(b_1-1,b_2-2,...,b_k-k)\in A_2$ và hơn nữa, dễ thấy ảnh của $(b_1-1,b_2-2,...,b_k-k)$ qua $f$ là $\left\{b_1,b_2,...,b_k\right\}$ . Vậy $f$ toàn ánh từ $A_2$ đến $B$ và do đó $|A_2|=|B|=C_{[\frac{n+k}{2}]}^{k}(2)$

Thay $(2)$ vào $(1)$ với lưu ý: $|A|=\frac{n!}{(n-k)!}$ ta được: $|A_1|=\frac{n!}{(n-k)!}-C_{[\frac{n+k}{2}]}^k$.

 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tritanngo99: 31-10-2018 - 18:57


#139
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết

Bài 113: Cho $m,n$ là các số nguyên dương nguyên tố cùng nhau, $m$ là số chẵn. Tìm ước số chung lớn nhất của $m^2+n^2$ và $m^3+n^3$.

Bài 114: Cho $M$ là tập hợp bất kì gồm $75$ số tự nhiên mà mỗi số không lớn hơn $100$. Chứng minh rằng với mỗi số tự nhiên $l$ nhỏ hơn hoặc bằng $49$ tồn tại hai phần tử của $M$ có hiệu là $l$.



#140
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết

Lời giải bài 113: Do $m,n$ nguyên tố cùng nhau mà $m$ chẵn nên $n$ lẻ. Đặt $d=(m^2+n^2,m^3+n^3)$.

Dễ thấy $d$ lẻ. Do $m^3+n^3=(m+n)(m^2+n^2-mn)$ nên từ đây suy ra $d|mn(m+n)$.

Từ đây lại suy ra $d$ là ước của $(m+n)^3$. Giả sử $d>1$. Khi đó gọi $p$ là một ước số nguyên tố của $d$ thì $p|(m+n)^3\implies p|m+n$. Mặt khác: $(m+n)^2-(m^2+n^2)=2mn\implies p|2mn$. Vì $p$ lẻ nên $p|mn$. Vì $p$ nguyên tố và $(m,n)=1$ nên từ đây suy ra $p|m$ hoặc $p|n$. Nhưng do $p|m+n$ nên từ đây suy ra $p|n$ và tương ứng là $p|m$. Mâu thuẩn. Vậy điều giả sử là sai, tức là $d=1$.

Lời giải bài 114: Gọi các phần tử của $M$ là $x_1,x_2,...,x_{75}$. Kí hiệu $A$ là tập các số tự nhiên từ $1$ đến $150$. Với mỗi số $1,2,3,...,75$ cho tương ứng các số $x_1,x_2,...,x_{75}$, còn các số $76,77,78,...,150$ lần lượt tương ứng với $x_1+l,x_2+l,...,x_{75}+l$. Vì $x_m\le 100(m=1,2,...,75)$ và $l\le 49$ nên $x_m+l<150$. Suy ra mỗi phần tử của $A$ tương ứng với một phần tử của $B$ gồm những số tự nhiên từ $1$ đến $149$. Vì số phần tử của $A$ lớn hơn số phần tử của $B$, theo nguyên lí Đirichlet tồn tại hai phần tử khác nhau của $A$, mà chúng tương ứng với cùng một phần tử của $B$. Nhưng với các giá trị khác nhau của $m$ từ $1$ đến $75$ được cho tương ứng với các giá trị khác nhau của $x_1$ đến $x_{75}$ trong $B$. Tương ứng các giá trị của $m$ ở khoảng $76$ đến $150$ tương ứng với các giá trị khác nhau trong khoảng còn lại. Từ đó suy ra tồn tại $x_m$ và $x_n$ mà $x_m=x_n+l$ nghĩa là $x_m-x_n=l$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tritanngo99: 01-11-2018 - 19:33





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh