Đến nội dung

Hình ảnh

Có bao nhiêu cách chia 20 cái bánh khác nhau cho 5 đứa trẻ sao cho mỗi đứa có ít nhất một cái bánh .

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
hoaadc08

hoaadc08

    Trung úy

  • Thành viên
  • 777 Bài viết

Có bao nhiêu cách chia 20 cái bánh khác nhau cho 5 đứa trẻ sao cho mỗi đứa có ít nhất một cái bánh .



#2
dottoantap

dottoantap

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 162 Bài viết

Có bao nhiêu cách chia 20 cái bánh khác nhau cho 5 đứa trẻ sao cho mỗi đứa có ít nhất một cái bánh .

Sử dụng công thức tính số Stirling loại 2.

CT tính số Stirling loại 2: Số cách bỏ n cái bánh khác nhau vào k hộp giống nhau sao cho không hộp nào rỗng là:

$S\left ( n,k \right )=\frac{1}{k!}\sum_{j=0}^{k}\left ( -1 \right )^{j}C_{k}^{j}\left ( k-j \right )^{n}$

Do đó số cách chia n=20 cái bánh khác nhau cho k=5 đứa trẻ sao cho mỗi trẻ có ít nhất 1 cái bánh là:

$S\left ( 20,5 \right )=\frac{5!}{5!}\sum_{j=0}^{5}\left ( -1 \right )^{j}C_{5}^{j}\left ( 5-j \right )^{20}=5^{20}-5.4^{20}+10.3^{20}-10.2^{20}+5=89904730860000\text{ cách}$

==========

hoặc dùng nguyên lý bù trừ rồi tính từ từ...

Gọi $S$ là tập các cách chia $n$ cái bánh khác nhau cho $k$ đứa trẻ mà không có ràng buộc nào (tức là có trẻ không được chia bánh)$\Rightarrow\left | S \right |=k^{n}$

Gọi $A_{i}$ là tập các cách chia bánh mà đứa trẻ $i$ không được chia bánh thì:

$\left | A_{i} \right |=C_{k}^{1}\left ( k-1 \right )^{n}$

$\left | A_{i}\cap A_{j} \right |=C_{k}^{2}\left ( k-2 \right )^{n}$

................................

Như vậy, để các trẻ đều có bánh thì số cách chia bánh $N$ thỏa yêu cầu là:

$N=\left | \overline{A_{1}}\cap\overline{A_{2}}\cap...\cap\overline{A_{k}} \right |=\left | \overline{A_{1}\cup A_{2}\cup ...\cup A_{k}} \right |=\left | S \right |-\left | A_{1}\cup A_{2}\cup ...\cup A_{k} \right |$

$\Rightarrow N=k^{n}-C_{k}^{1}\left ( k-1 \right )^{n}+C_{k}^{2}\left ( k-2 \right )^{n}+...+\left ( -1 \right )^{k}C_{k}^{k}\left ( k-k \right )^{n}=\sum_{j=0}^{k}\left ( -1 \right )^{j}C_{k}^{j}\left ( k-j \right )^{n}$     $(*)$

Thế $n=20$ và  $k=5$ vào $(*)$ ta có đáp án.

 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dottoantap: 09-10-2018 - 12:17

++++++++++++++++++++++++++++

Everything is impossible until you do it.

“Ai không làm gì thì mới không bao giờ sai”. Cứ làm đi, đừng sợ sai, trừ khi cái sai đó là cái sai gây tai hoạ cho người khác.


#3
dottoantap

dottoantap

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 162 Bài viết

Sử dụng công thức tính số Stirling loại 2.

CT tính số Stirling loại 2: Số cách bỏ n cái bánh khác nhau vào k hộp giống nhau sao cho không hộp nào rỗng là:

$S\left ( n,k \right )=\frac{1}{k!}\sum_{j=0}^{k}\left ( -1 \right )^{j}C_{k}^{j}\left ( k-j \right )^{n}$

Do đó số cách chia n=20 cái bánh khác nhau cho k=5 đứa trẻ sao cho mỗi trẻ có ít nhất 1 cái bánh là:

$S\left ( 20,5 \right )=\frac{5!}{5!}\sum_{j=0}^{5}\left ( -1 \right )^{j}C_{5}^{j}\left ( 5-j \right )^{20}=5^{20}-5.4^{20}+10.3^{20}-10.2^{20}+5=89904730860000\text{ cách}$

==========

hoặc dùng nguyên lý bù trừ rồi tính từ từ...

Gọi $S$ là tập các cách chia $n$ cái bánh khác nhau cho $k$ đứa trẻ mà không có ràng buộc nào (tức là có trẻ không được chia bánh)$\Rightarrow\left | S \right |=k^{n}$

Gọi $A_{i}$ là tập các cách chia bánh mà đứa trẻ $i$ không được chia bánh thì:

$\left | A_{i} \right |=C_{k}^{1}\left ( k-1 \right )^{n}$

$\left | A_{i}\cap A_{j} \right |=C_{k}^{2}\left ( k-2 \right )^{n}$

................................

Như vậy, để các trẻ đều có bánh thì số cách chia bánh $N$ thỏa yêu cầu là:

$N=\left | \overline{A_{1}}\cap\overline{A_{2}}\cap...\cap\overline{A_{k}} \right |=\left | \overline{A_{1}\cup A_{2}\cup ...\cup A_{k}} \right |=\left | S \right |-\left | A_{1}\cup A_{2}\cup ...\cup A_{k} \right |$

$\Rightarrow N=k^{n}-C_{k}^{1}\left ( k-1 \right )^{n}+C_{k}^{2}\left ( k-2 \right )^{n}+...+\left ( -1 \right )^{k}C_{k}^{k}\left ( k-k \right )^{n}=\sum_{j=0}^{k}\left ( -1 \right )^{j}C_{k}^{j}\left ( k-j \right )^{n}$     $(*)$

Thế $n=20$ và  $k=5$ vào $(*)$ ta có đáp án.

...hoặc dùng hàm sinh:

Hàm sinh cho số cách chia bánh mỗi trẻ là $\left ( x+\frac{x^{2}}{2!}+\frac{x^{3}}{3!}+... \right )$ theo qui tắc xoắn ta có:

$G(x)=\left ( x+\frac{x^{2}}{2!}+\frac{x^{3}}{3!}+... \right )^{5}=\left ( e^{x}-1 \right )^{5}$

Khai triển chuỗi :

$...+3474971465400\frac{x^{18}}{18!}+17710714165200\frac{x^{19}}{19!}+89904730860000\frac{x^{20}}{20!}+454951508208120\frac{x^{21}}{21!}+...$

Hệ số của $x^{20}$ trong khai triển là số cách chia bánh thỏa yc và bằng $89904730860000$ cách.


++++++++++++++++++++++++++++

Everything is impossible until you do it.

“Ai không làm gì thì mới không bao giờ sai”. Cứ làm đi, đừng sợ sai, trừ khi cái sai đó là cái sai gây tai hoạ cho người khác.


#4
hoaadc08

hoaadc08

    Trung úy

  • Thành viên
  • 777 Bài viết

Sử dụng công thức tính số Stirling loại 2.
CT tính số Stirling loại 2: Số cách bỏ n cái bánh khác nhau vào k hộp giống nhau sao cho không hộp nào rỗng là:
$S\left ( n,k \right )=\frac{1}{k!}\sum_{j=0}^{k}\left ( -1 \right )^{j}C_{k}^{j}\left ( k-j \right )^{n}$
Do đó số cách chia n=20 cái bánh khác nhau cho k=5 đứa trẻ sao cho mỗi trẻ có ít nhất 1 cái bánh là:
$S\left ( 20,5 \right )=\frac{5!}{5!}\sum_{j=0}^{5}\left ( -1 \right )^{j}C_{5}^{j}\left ( 5-j \right )^{20}=5^{20}-5.4^{20}+10.3^{20}-10.2^{20}+5=89904730860000\text{ cách}$
==========
hoặc dùng nguyên lý bù trừ rồi tính từ từ...
Gọi $S$ là tập các cách chia $n$ cái bánh khác nhau cho $k$ đứa trẻ mà không có ràng buộc nào (tức là có trẻ không được chia bánh)$\Rightarrow\left | S \right |=k^{n}$
Gọi $A_{i}$ là tập các cách chia bánh mà đứa trẻ $i$ không được chia bánh thì:
$\left | A_{i} \right |=C_{k}^{1}\left ( k-1 \right )^{n}$
$\left | A_{i}\cap A_{j} \right |=C_{k}^{2}\left ( k-2 \right )^{n}$
................................
Như vậy, để các trẻ đều có bánh thì số cách chia bánh $N$ thỏa yêu cầu là:
$N=\left | \overline{A_{1}}\cap\overline{A_{2}}\cap...\cap\overline{A_{k}} \right |=\left | \overline{A_{1}\cup A_{2}\cup ...\cup A_{k}} \right |=\left | S \right |-\left | A_{1}\cup A_{2}\cup ...\cup A_{k} \right |$
$\Rightarrow N=k^{n}-C_{k}^{1}\left ( k-1 \right )^{n}+C_{k}^{2}\left ( k-2 \right )^{n}+...+\left ( -1 \right )^{k}C_{k}^{k}\left ( k-k \right )^{n}=\sum_{j=0}^{k}\left ( -1 \right )^{j}C_{k}^{j}\left ( k-j \right )^{n}$     $(*)$
Thế $n=20$ và  $k=5$ vào $(*)$ ta có đáp án.


CÓ CÁCH GIẢI NÀO PHỔ THÔNG KHÔNG BẠN ?

#5
dottoantap

dottoantap

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 162 Bài viết

CÓ CÁCH GIẢI NÀO PHỔ THÔNG KHÔNG BẠN ?

Rất tiếc là cho đến hiện giờ mình chưa nghĩ ra cách giải " phổ thông " hơn ! Theo mình, trong các cách đã trình bày thì cách giải dùng nguyên lý bù trừ có vẻ gần gũi hơn...


++++++++++++++++++++++++++++

Everything is impossible until you do it.

“Ai không làm gì thì mới không bao giờ sai”. Cứ làm đi, đừng sợ sai, trừ khi cái sai đó là cái sai gây tai hoạ cho người khác.





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh