Đến nội dung

Hình ảnh

ĐỀ THI HSG TOÁN 9 THÀNH PHỐ HÀ NỘI

đề thi hà nội toán 9 hsg

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
Arthur Pendragon

Arthur Pendragon

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 134 Bài viết

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TOÁN 9 THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thời gian: 150 phút

Bài 1:

1. Giải phương trình:$\sqrt[3]{2-x}=1-\sqrt{x-1}$

2. Cho $S=\left(1-\frac{2}{2.3}\right) \left(1-\frac{2}{3.4}\right)...\left(1-\frac{2}{2020.2021}\right)$ là một tích của 2019 thừa số. Tính S (Kết quả để ở dạng phân số tối giản).

Bài 2:

1.Biết $a,b$ là các số nguyên dương thoả mãn $a^2-ab+b^2$ Chia hết cho 9. Chứng minh rằng a và b đều chia hết cho 3.

2. Tìm các số nguyên dương $n$ sao cho $9^n+11$ là tích của $k$ $ (k \in \mathbb{N}, k \geq 2)$ liên tiếp.

Bài 3:

1. Cho $x,y,z$ là các số tự nhiên nhỏ hơn 4. Chứng minh rằng trong các số $\frac{1}{x}+\frac{1}{4-y},\frac{1}{y}+\frac{1}{4-z},\frac{1}{z}+\frac{1}{4-x}$ luôn tồn tại ít nhất một số lơn hơn hoặc bằng 1.

2. Với các số thực dưong $a,b,c$ thoả mãn $a^2+b^2+c^2+2abc=1$, tìm giá trị lớn nhất của biểu thức $P=ab+bc+ca-abc$.

Bài 4:

Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$,$ (AB < AC)$. đường tròn $(I)$ nội tiếp tam giác $ABC$, tiếp xúc với $BC,CA,AB$ lần lượt tại $D,E,F$. Gọi $S$ là giao điểm của $AI$ và $DE$.

1. Chứng minh tam giác $IAB$ đồng dạng với tam giác $EAS$.

2. Gọi $K$ là trung điểm của $AB$, $O$ là trung điểm của $BC$. Chứng minh ba điểm $K,O,S$ thẳng hàng.

3. Gọi $M$ là giao điểm của $KI$ và $AC$. đường thẳng chứa đường cao $AH$ của tam giác $ABC$ cắt đường thẳng $DE$ tại $N$. Chứng minh $AM=AN$.

Bài 5:

Xét bảng ô vuông 10x10 gồm 100 hình vuông có cạnh 1 đơn vị. Người ta điền vào mỗi ô vuông của bảng một số nguyên tuỳ ý sao cho hiệu hai số được điền ở hai ô chung một cạnh bất kì đều có giá trị tuyệt đối không vượt quá 1. Chứng minh rằng tồn tại một số nguyên xuất hiện trên bảng ít nhất 6 lần.

---HẾT---


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Arthur Pendragon: 10-01-2019 - 20:03

"WHEN YOU HAVE ELIMINATED THE IMPOSSIBLE, WHATEVER REMAINS, HOWEVER IMPROBABLE, MUST BE THE TRUTH"

-SHERLOCK HOLMES-             


#2
thanhdatqv2003

thanhdatqv2003

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 159 Bài viết

Đáp án ở đây, mn vào tham khảo : https://drive.google...EBe8Fhl2dOPNXhI


:ohmy: [Không tồn tại các nghiệm nguyên khác không x, y, và z thoả mãn xn + yn = zn trong đó n là một số nguyên lớn hơn 2.  (FERMAT)  :ohmy: 

 

 

 

 


#3
Nhok Tung

Nhok Tung

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 226 Bài viết

Bài 2:

1. Giả sử a, b đều không chia hết cho 3, khi đó $a^{2},b^{2}\equiv 1(mod 3)\rightarrow ab\equiv 2(mod3)$

Do a, b bình đẳng nên có thể giả sử a = 3k + 2, b = 3p + 1 (k, p $\epsilon$ N).

Thay vào pt ban đầu ta được $[(3k+2)^{2}-(3k+2)(3p+1)+(3p+1)^{2}]\vdots 9 \Leftrightarrow (9k+3) \vdots 9$ (Vô lí)

Vậy ta có đpcm.

2. Do $9^{n}+11$ không chia hết cho 3, mà tích của k số nguyên liên tiếp luôn chia hết cho k nên $k\leq 2$ => k = 2

Giả sử $(9^{n}+11)=m(m+1)\Leftrightarrow m^{2}+m-(9^{n}+11)=0$

$\Delta =1+4(9^{n}+11)=(2.3^{n})^{2}+45=t^{2}\rightarrow (t-2.3^{n})(t+2.3^{n})=45=1.45=3.15=5.9$

Đến đây tìm được n = 1 thỏa mãn đề bài.


                        $\lim_{I\rightarrow Math}LOVE=+\infty$

                                          


#4
lethanhtuan213

lethanhtuan213

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 28 Bài viết

T52VKKW.jpg


"Cứ mãi ở ao làng, rồi ao sẽ cạn

Sao không ra sông ra biển để vẫy vùng?"

                                           - trích Trên đường băng


#5
EstarossaHT

EstarossaHT

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 20 Bài viết

cau 4 drl, gsu a-1/2, b-1/2 cùng dấu (a-1/2)(b-1/2) >=0 ptich ra nhân c vô.



#6
HVU

HVU

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 35 Bài viết

Bài 2:
1. Giả sử a, b đều không chia hết cho 3, khi đó $a^{2},b^{2}\equiv 1(mod 3)\rightarrow ab\equiv 2(mod3)$
Do a, b bình đẳng nên có thể giả sử a = 3k + 2, b = 3p + 1 (k, p $\epsilon$ N).
Thay vào pt ban đầu ta được $[(3k+2)^{2}-(3k+2)(3p+1)+(3p+1)^{2}]\vdots 9 \Leftrightarrow (9k+3) \vdots 9$ (Vô lí)
Vậy ta có đpcm.
2. Do $9^{n}+11$ không chia hết cho 3, mà tích của k số nguyên liên tiếp luôn chia hết cho k nên $k\leq 2$ => k = 2
Giả sử $(9^{n}+11)=m(m+1)\Leftrightarrow m^{2}+m-(9^{n}+11)=0$
$\Delta =1+4(9^{n}+11)=(2.3^{n})^{2}+45=t^{2}\rightarrow (t-2.3^{n})(t+2.3^{n})=45=1.45=3.15=5.9$
Đến đây tìm được n = 1 thỏa mãn đề bài.





Câu 2 phần 1 bạn làm chưa chặt chẽ vì đó mới chỉ là a và b đều k chia hết, bạn phải phản chứng thêm trường hợp một số chia hết một số không





Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: đề thi hà nội, toán 9, hsg

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh