Đến nội dung

Hình ảnh

Hư Trúc Truyền Kì

* * * * * 1 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
hoangcaoto

hoangcaoto

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 13 Bài viết

 
[Hư Trúc Truyền Kì]
 
Saint Etienne, Hạ tuần tháng 5/2019
 
Những ngày đầu hè nghe tiếng ve kêu râm ran làm người ta cảm thấy nao nao, nhớ lại tháng ngày vui buồn đi học,  những mùa hoa phượng đỏ chia tay bạn bè, thầy cô tìm miền đất mới…
 
Thời gian thấm thoắt thoi đưa gần cả năm từ ngày kết thúc bảo vệ luận án PhD và rời khỏi « thế giới toán học » đi tìm tương lai mới, dường như vẫn đâu đây đọng lại kí ức của những ngày tuổi trẻ phơi phới sống/ăn/ngủ với đam mê riêng mà chả có chút nào nuối tiếc… Thỉnh thoảng nhàn rỗi trà dư tửu hậu đàm đạo với các huynh đệ chuyện trong « giới toán lâm » mà thấy có cảm hứng để quay lại viết cái gì đó, thỏa thích, không câu nệ, có chút thi vị…
 
Ai xem/đọc Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung thì chắc hẳn đều biết tới nhân vật Hư Trúc (虛竹), anh sư « ngô nghê«, mắt to mũi lớn, tướng mạo cục súc nhưng tâm tính hiền lành, tốt bụng của Thiếu Lâm tự, huynh đệ với Kiều Phong, Đoàn Dự, kiêm chưởng môn phái Tiêu Dao, thuộc hàng võ lâm cao thủ thượng thừa thời đó, mà chắc số người trong giang hồ có thể tỉ thí đếm trên đầu ngón tay… Điểm Hư Trúc làm ai cũng nhớ tới là thực ra anh ta không có biết gì về võ công, chỉ là một tiểu tăng quét chùa trói gà không chặt. Kim Dung lão nhân gia ưu ái đặc biệt cho nhân vật này, số mạng đổi đời sau khi gặp được quý nhân trong động. Số là Hư Trúc « vô tình »  đặt nhầm quân cờ lên bàn mà giải được "Trân Long kỳ trận", 10 năm chưa ai giải được, vì thế nên được vào trong động sâu Vô Nhai Tử, chưởng môn của phái Tiêu Dao đệ nhất cao thủ võ lâm. Hư Trúc một mực trối từ không muốn bỏ Thiếu Lâm, thế mà Vô Nhai Tử lại thích nên truyền 70 năm công lực cả đời cho Hư Trúc làm chàng sau 1 đêm bỗng thành võ lâm đệ nhất cao thủ với các tuyệt kĩ như Bắc Minh thần công, Tiểu Vô Tướng Công, Thiên Sơn Chiết Mai Thủ, Thiên Sơn Lục Dương, Chưởng Sinh Tử Phù… mà ai học được 1 tuyệt kĩ thôi cũng đã vang danh thiên hạ.
 
 
                          hu-truc.jpg
 
                                 (Hư Trúc- Thiên Long Bát Bộ bản ?)
 
Truyện của Hư Trúc chính xác lấy bối cảnh từ thời Bắc Tống (北宋) và Liêu Triều (遼朝) tranh hùng đất Trung Nguyên bên Tàu cách đây đã gần cả 1000 năm. Tưởng nhân vật chỉ có trong trí tưởng tượng Kim Dung, thật không ngờ nghe bạn kể mới biết trên đời có một Hư Trúc thứ hai : June Huh.
 
June Huh (1983- ) người gốc Hàn Quốc mang quốc tịch Mỹ, hiện làm giáo sư thỉnh giảng (visiting professor) tại viện nghiên cứu cao cấp về toán Princeton (Institute for Advanced Study IAS), New Jersey, xứ Cờ Hoa. IAS là nơi nghiên cứu khoa học danh giá bậc nhất trên quả địa cầu, quy tụ tất cả những bộ óc tinh hoa nhất của toán học thế giới. (Người viết hồi trẻ cũng từng ước ao được đặt chân tới IAS để học/làm việc với những nhân tài bậc nhất đó nhưng càng lớn mới biết sức mình có hạn, tài năng thấp kém nên đành từ bỏ ước mơ…). Nói ra để bạn đọc thấy đây là nơi « ngọa hổ tàng long«, cao thủ như lá chiều thu, không có công trình khoa học tầm thế giới thì mơ ước mãi là ước mơ mà thôi. June Huh giải quyết được giả thuyết Heron–Rota–Welsh, một vấn đề mở hóc búa đặt ra từ những năm 1970 trong lĩnh vực tổ hợp và hình học đại số. 
 
Dưới tuổi 40, June Huh có sự nghiệp khoa học mà hầu như tất cả các nhà toán học trẻ từng ước ao :  Hàng loạt công trình khoa học trên tạp chí top 1, có bài báo trên Annal of Mathematics (tạp chí là bất cứ ai từng làm toán đều mong có được), giải thưởng New Horizon Price của Breakthrough Foundation (100000 USD), từng làm việc tại Harvard, Berkeley, Clay Institute, báo cáo mời tại hội nghị toán học thế giới 2018 ở Rio de Janeiro, Bresil, đề cử giải thưởng Fields (Nobel toán học) 2018. Tuy nhiên, con đường trở thành nhà toán học tầm thế giới của June Huh mới là điều thú vị.
 
 
                                  JuneHuh_2880x1850-2880x1850.jpg
                                    (June Hud chụp ở Princeton)
 
June Huh sinh tại Cờ Hoa (Mĩ) có bố mẹ người Cao Ly (Hàn Quốc) là giáo viên dạy thống kê và tiếng Nga. Từ bé cho tới năm 24 tuổi, Huh không hề có năng khiếu toán học : điểm số be bét trên trường, coi toán là môn học khô khan...  Khi đó June Huh nghĩ mình muốn trở thành một phóng viên. Việc bạn tới năm 24 tuổi mà không thể giải một số bài tập hay nắm rõ các định lý mang kiến thức cơ bản của toán cao cấp như đại số tuyến tính, giải tích thực thì nhiều người sẽ nghĩ bạn không thể trở thành một nhân tài toán học… Một ngày đẹp trời năm thứ 4 ở đại học quốc gia Seoul, Huh "vô tình" tham dự lớp của giáo sư Heisuke Hironaka, nhà toán học nổi tiếng của Phù Tang (Nhật) đạt giải thưởng Fields năm 1970, để mong lấy tư liệu viết báo nộp tòa soạn kiếm bữa qua ngày. Hironaka năm đó thất thập cổ lai hi 70 tuổi hay đi lang thang đây đó truyền toán công môn phái hình học đại số (algebraic geometry). Cơ duyên kì ngộ, mặc dù chả hiểu những gì giáo sư giảng nhưng June Huh cảm thấy thích thú với toán học và tò mò muốn hiểu thêm về chiều sâu toán học qua những bài giảng của Hironaka về hình học đại số. Tất cả sinh viên dự thính bỏ đi hết vì không ai hiểu gì, trừ có June Huh vẫn ở lại tới cuối khóa học (mặc dù cũng lơ tơ mơ chả hiểu gì ) và Hironaka có ấn tượng với chàng sinh viên này nên quyết định truyền thụ «công lực « . Sau đó, suốt hai năm June Huh bắt lấy Hironaka như hình với bóng, thậm chí June Huh dọn đồ tới nhà sư phụ ở Kyoto để ăn ngủ luyện công. Sư phụ đi đâu, đệ tử đi đó từ ra ngoài ăn tối, xách vali du lịch, tới đi dạo ngăm hoa chụp ảnh… Hironaka truyền cho Huh tuyệt học đời mình : « các hình thái của lý thuyết kỳ dị », bộ toán công tâm pháp giúp Hironaka thu được những kết quả nổi tiếng nhất của mình để nhận giải thưởng Fields. Suốt vài thập kỷ sau đó, Hironaka cố gắng tìm kiếm tuyệt học mới : » giải kỳ dị trong trường hợp đặc số p »  và Hironaka muốn Huh kế tục phát triển tuyệt học này. Trong vòng hai năm được sư phụ truyền nội lực toán học thâm hậu 70 năm của mình, Huh đã trở thành một con người hoàn toàn khác. 
 
Chia tay sư phụ, Huh tới xứ Cờ Hoa làm nghiên cứu sinh toán ở một trường đại học tầm trung để giải quyết một vấn đề mở của tổ hợp liên quan tới quy luật lõm logarit. Một ngày đông lạnh tuyết rơi năm 2010 ở Illinois, chợt nhớ lại tuyệt học của sư phụ truyền dạy, Huh liều mình áp dụng lý thuyết kì dị (singularity theory) thọ giáo năm nào lên lý thuyết đồ thị (graph theory) với bài toán đang nghiên cứu. Bất ngờ tới bất ngờ, Huh nhận ra mình đang giải quyết tới một vấn đề rất lớn trong toán học : giả thuyết Read (Read’s Conjecture) được nêu lên từ năm 1968. Không dừng lại ở đó, Huh nhận ra giả thuyết Read là phần nổi của tảng băng chìm to hơn : giả thuyết Rota, mà dùng tuyệt chiêu lý thuyết kì dị sư phụ dạy hoàn toàn chứng minh được bài toán. Kết quả công bố, toán lâm đồng đạo ai nấy đều ngạc nhiên sửng sốt trước sự kiện này : một thanh niên vô danh năm 24 tuổi còn chập choạng bước vào thế giới toán học chuyên nghiệp từ con số zero mà năm 27 tuổi chứng minh được một giả thuyết mở 40 năm và tới năm 32 tuổi hoàn tất chứng minh của một giả thuyết mở nữa còn tổng quát hơn thế. Không chỉ vậy, những kết quả của Huh lại liên quan tới một chân trời khác : Lý thuyết Hodge, một phương pháp kì diệu để kết nối những lĩnh vực lớn như lý thuyết nhóm, giải tích đa tạp, phương trình đạo hàm riêng lại với nhau. Chính Huh cũng thừa nhận không thể ngờ với những thành quả của mình. Giai thoại kể rằng trong lớp của Huh dạy ở Princeton, quy tụ toàn tài năng trẻ toán học, có những sinh viên từng 5 lần huy chương vàng toán quốc tế (IMO) ra bài nào giải bài đấy đến nỗi Huh còn chịu và phải thốt lên không thể tin được mình lại có thể dạy học trò thế này. Thật ra Huh cũng chả có thể giải nổi nhiều bài tập phổ thông như tính đạo hàm, khảo sát đồ thị hàm số hay mấy bất đẳng thức thông thường...
 
Kết : Sự nghiệp toán học của June Huh khiến cho người viết có cảm hứng dựa trên motip của Hư Trúc trong Thiên Long Bát Bộ… Nhiều người cứ nghĩ là muốn trở thành nhà toán học giỏi thì cần phải qua trường chuyên, lớp chọn, thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế, thi đại học thủ khoa hay học trường top đầu đúng chuyên ngành thì nhìn vào June Huh như một minh chứng bạn sẽ thấy điều đó không đúng… Thành công nhất thiết đến từ đam mê và nếu may mắn gặp được chân sư chỉ điểm thì còn gì bằng…
 
Ps : Trong quá trình viết bài này thì chợt thấy trên báo Tia Sáng cũng có bài đề cập tới June Huh, và  tình cờ nhận ra người viết bài là đồng môn trong giới lâu năm chưa gặp. Chúc bạn sức khỏe dồi dào, luôn vui vẻ sống với đam mê của mình.
 
Tham Khảo
1. June Huh trên tia sáng http://tiasang.com.v...c-no-muon-10817
2. Lời giải giả thuyết Read https://arxiv.org/abs/1104.2519
3. Tiểu sủ June Hud https://fr.wikipedia.org/wiki/June_Huh
4. Tiểu sử Heisuke Hironakahttps://fr.wikipedia...eisuke_Hironaka

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoangcaoto: 28-05-2019 - 16:17


#2
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1667 Bài viết

 

Kết : Sự nghiệp toán học của June Huh khiến cho người viết có cảm hứng dựa trên motip của Hư Trúc trong Thiên Long Bát Bộ… Nhiều người cứ nghĩ là muốn trở thành nhà toán học giỏi thì cần phải qua trường chuyên, lớp chọn, thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế, thi đại học thủ khoa hay học trường top đầu đúng chuyên ngành thì nhìn vào June Huh như một minh chứng bạn sẽ thấy điều đó không đúng… Thành công nhất thiết đến từ đam mê và nếu may mắn gặp được chân sư chỉ điểm thì còn gì bằng…
 
Ps : Trong quá trình viết bài này thì chợt thấy trên báo Tia Sáng cũng có bài đề cập tới June Huh, và  tình cờ nhận ra người viết bài là đồng môn trong giới lâu năm chưa gặp. Chúc bạn sức khỏe dồi dào, luôn vui vẻ sống với đam mê của mình.
 
Tham Khảo
1. June Huh trên tia sáng http://tiasang.com.v...c-no-muon-10817
2. Lời giải giả thuyết Read https://arxiv.org/abs/1104.2519
3. Tiểu sủ June Hud https://fr.wikipedia.org/wiki/June_Huh
4. Tiểu sử Heisuke Hironakahttps://fr.wikipedia...eisuke_Hironaka

 

Toán học có dòng chính, gặp thầy khủng và bản thân có khả năng tiềm tàng thì không còn gì bằng.

 

Có một ví dụ khác không đến mức như June Huh, đó là Wieslawa Niziol, giảm đốc nghiên cứu ở CNRS tại ENS de Lyon. Bà này lúc đầu làm khoa học máy tính, nhưng "có vẻ" sau khi gặp Falting thì chuyển hẳn sang làm Toán và lấy Phd ở Princeton. Bà này năm $2006$ là invited speaker ở ICM Madrid về "đối đồng điều động lực p-adic trong số học". (dịch vậy không chuẩn lắm nhưng tạm vậy)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi bangbang1412: 30-05-2019 - 19:06

$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$


#3
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Toán học có dòng chính, gặp thầy khủng và bản thân có khả năng tiềm tàng thì không còn gì bằng.

 

Nếu là cái này thì GS Ngô Bảo Châu và GS Gérard Laumon có lẽ cũng là một ví dụ khác. 

 

https://mathwithbadd...hematical-life/


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Zaraki: 31-05-2019 - 08:13

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#4
L_Euler

L_Euler

    Leonhard Euler

  • Hiệp sỹ
  • 944 Bài viết

 


 
[Hư Trúc Truyền Kì]
 
Saint Etienne, Hạ tuần tháng 5/2019
 
Những ngày đầu hè nghe tiếng ve kêu râm ran làm người ta cảm thấy nao nao, nhớ lại tháng ngày vui buồn đi học,  những mùa hoa phượng đỏ chia tay bạn bè, thầy cô tìm miền đất mới…
 
Thời gian thấm thoắt thoi đưa gần cả năm từ ngày kết thúc bảo vệ luận án PhD và rời khỏi « thế giới toán học » đi tìm tương lai mới, dường như vẫn đâu đây đọng lại kí ức của những ngày tuổi trẻ phơi phới sống/ăn/ngủ với đam mê riêng mà chả có chút nào nuối tiếc… Thỉnh thoảng nhàn rỗi trà dư tửu hậu đàm đạo với các huynh đệ chuyện trong « giới toán lâm » mà thấy có cảm hứng để quay lại viết cái gì đó, thỏa thích, không câu nệ, có chút thi vị…
 
Ai xem/đọc Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung thì chắc hẳn đều biết tới nhân vật Hư Trúc (虛竹), anh sư « ngô nghê«, mắt to mũi lớn, tướng mạo cục súc nhưng tâm tính hiền lành, tốt bụng của Thiếu Lâm tự, huynh đệ với Kiều Phong, Đoàn Dự, kiêm chưởng môn phái Tiêu Dao, thuộc hàng võ lâm cao thủ thượng thừa thời đó, mà chắc số người trong giang hồ có thể tỉ thí đếm trên đầu ngón tay… Điểm Hư Trúc làm ai cũng nhớ tới là thực ra anh ta không có biết gì về võ công, chỉ là một tiểu tăng quét chùa trói gà không chặt. Kim Dung lão nhân gia ưu ái đặc biệt cho nhân vật này, số mạng đổi đời sau khi gặp được quý nhân trong động. Số là Hư Trúc « vô tình »  đặt nhầm quân cờ lên bàn mà giải được "Trân Long kỳ trận", 10 năm chưa ai giải được, vì thế nên được vào trong động sâu Vô Nhai Tử, chưởng môn của phái Tiêu Dao đệ nhất cao thủ võ lâm. Hư Trúc một mực trối từ không muốn bỏ Thiếu Lâm, thế mà Vô Nhai Tử lại thích nên truyền 70 năm công lực cả đời cho Hư Trúc làm chàng sau 1 đêm bỗng thành võ lâm đệ nhất cao thủ với các tuyệt kĩ như Bắc Minh thần công, Tiểu Vô Tướng Công, Thiên Sơn Chiết Mai Thủ, Thiên Sơn Lục Dương, Chưởng Sinh Tử Phù… mà ai học được 1 tuyệt kĩ thôi cũng đã vang danh thiên hạ.
 
 
                          hu-truc.jpg
 
                                 (Hư Trúc- Thiên Long Bát Bộ bản ?)
 
Truyện của Hư Trúc chính xác lấy bối cảnh từ thời Bắc Tống (北宋) và Liêu Triều (遼朝) tranh hùng đất Trung Nguyên bên Tàu cách đây đã gần cả 1000 năm. Tưởng nhân vật chỉ có trong trí tưởng tượng Kim Dung, thật không ngờ nghe bạn kể mới biết trên đời có một Hư Trúc thứ hai : June Huh.
 
June Huh (1983- ) người gốc Hàn Quốc mang quốc tịch Mỹ, hiện làm giáo sư thỉnh giảng (visiting professor) tại viện nghiên cứu cao cấp về toán Princeton (Institute for Advanced Study IAS), New Jersey, xứ Cờ Hoa. IAS là nơi nghiên cứu khoa học danh giá bậc nhất trên quả địa cầu, quy tụ tất cả những bộ óc tinh hoa nhất của toán học thế giới. (Người viết hồi trẻ cũng từng ước ao được đặt chân tới IAS để học/làm việc với những nhân tài bậc nhất đó nhưng càng lớn mới biết sức mình có hạn, tài năng thấp kém nên đành từ bỏ ước mơ…). Nói ra để bạn đọc thấy đây là nơi « ngọa hổ tàng long«, cao thủ như lá chiều thu, không có công trình khoa học tầm thế giới thì mơ ước mãi là ước mơ mà thôi. June Huh giải quyết được giả thuyết Heron–Rota–Welsh, một vấn đề mở hóc búa đặt ra từ những năm 1970 trong lĩnh vực tổ hợp và hình học đại số. 
 
Dưới tuổi 40, June Huh có sự nghiệp khoa học mà hầu như tất cả các nhà toán học trẻ từng ước ao :  Hàng loạt công trình khoa học trên tạp chí top 1, có bài báo trên Annal of Mathematics (tạp chí là bất cứ ai từng làm toán đều mong có được), giải thưởng New Horizon Price của Breakthrough Foundation (100000 USD), từng làm việc tại Harvard, Berkeley, Clay Institute, báo cáo mời tại hội nghị toán học thế giới 2018 ở Rio de Janeiro, Bresil, đề cử giải thưởng Fields (Nobel toán học) 2018. Tuy nhiên, con đường trở thành nhà toán học tầm thế giới của June Huh mới là điều thú vị.
 
 
                                  JuneHuh_2880x1850-2880x1850.jpg
                                    (June Hud chụp ở Princeton)
 
June Huh sinh tại Cờ Hoa (Mĩ) có bố mẹ người Cao Ly (Hàn Quốc) là giáo viên dạy thống kê và tiếng Nga. Từ bé cho tới năm 24 tuổi, Huh không hề có năng khiếu toán học : điểm số be bét trên trường, coi toán là môn học khô khan...  Khi đó June Huh nghĩ mình muốn trở thành một phóng viên. Việc bạn tới năm 24 tuổi mà không thể giải một số bài tập hay nắm rõ các định lý mang kiến thức cơ bản của toán cao cấp như đại số tuyến tính, giải tích thực thì nhiều người sẽ nghĩ bạn không thể trở thành một nhân tài toán học… Một ngày đẹp trời năm thứ 4 ở đại học quốc gia Seoul, Huh "vô tình" tham dự lớp của giáo sư Heisuke Hironaka, nhà toán học nổi tiếng của Phù Tang (Nhật) đạt giải thưởng Fields năm 1970, để mong lấy tư liệu viết báo nộp tòa soạn kiếm bữa qua ngày. Hironaka năm đó thất thập cổ lai hi 70 tuổi hay đi lang thang đây đó truyền toán công môn phái hình học đại số (algebraic geometry). Cơ duyên kì ngộ, mặc dù chả hiểu những gì giáo sư giảng nhưng June Huh cảm thấy thích thú với toán học và tò mò muốn hiểu thêm về chiều sâu toán học qua những bài giảng của Hironaka về hình học đại số. Tất cả sinh viên dự thính bỏ đi hết vì không ai hiểu gì, trừ có June Huh vẫn ở lại tới cuối khóa học (mặc dù cũng lơ tơ mơ chả hiểu gì ) và Hironaka có ấn tượng với chàng sinh viên này nên quyết định truyền thụ «công lực « . Sau đó, suốt hai năm June Huh bắt lấy Hironaka như hình với bóng, thậm chí June Huh dọn đồ tới nhà sư phụ ở Kyoto để ăn ngủ luyện công. Sư phụ đi đâu, đệ tử đi đó từ ra ngoài ăn tối, xách vali du lịch, tới đi dạo ngăm hoa chụp ảnh… Hironaka truyền cho Huh tuyệt học đời mình : « các hình thái của lý thuyết kỳ dị », bộ toán công tâm pháp giúp Hironaka thu được những kết quả nổi tiếng nhất của mình để nhận giải thưởng Fields. Suốt vài thập kỷ sau đó, Hironaka cố gắng tìm kiếm tuyệt học mới : » giải kỳ dị trong trường hợp đặc số p »  và Hironaka muốn Huh kế tục phát triển tuyệt học này. Trong vòng hai năm được sư phụ truyền nội lực toán học thâm hậu 70 năm của mình, Huh đã trở thành một con người hoàn toàn khác. 
 
Chia tay sư phụ, Huh tới xứ Cờ Hoa làm nghiên cứu sinh toán ở một trường đại học tầm trung để giải quyết một vấn đề mở của tổ hợp liên quan tới quy luật lõm logarit. Một ngày đông lạnh tuyết rơi năm 2010 ở Illinois, chợt nhớ lại tuyệt học của sư phụ truyền dạy, Huh liều mình áp dụng lý thuyết kì dị (singularity theory) thọ giáo năm nào lên lý thuyết đồ thị (graph theory) với bài toán đang nghiên cứu. Bất ngờ tới bất ngờ, Huh nhận ra mình đang giải quyết tới một vấn đề rất lớn trong toán học : giả thuyết Read (Read’s Conjecture) được nêu lên từ năm 1968. Không dừng lại ở đó, Huh nhận ra giả thuyết Read là phần nổi của tảng băng chìm to hơn : giả thuyết Rota, mà dùng tuyệt chiêu lý thuyết kì dị sư phụ dạy hoàn toàn chứng minh được bài toán. Kết quả công bố, toán lâm đồng đạo ai nấy đều ngạc nhiên sửng sốt trước sự kiện này : một thanh niên vô danh năm 24 tuổi còn chập choạng bước vào thế giới toán học chuyên nghiệp từ con số zero mà năm 27 tuổi chứng minh được một giả thuyết mở 40 năm và tới năm 32 tuổi hoàn tất chứng minh của một giả thuyết mở nữa còn tổng quát hơn thế. Không chỉ vậy, những kết quả của Huh lại liên quan tới một chân trời khác : Lý thuyết Hodge, một phương pháp kì diệu để kết nối những lĩnh vực lớn như lý thuyết nhóm, giải tích đa tạp, phương trình đạo hàm riêng lại với nhau. Chính Huh cũng thừa nhận không thể ngờ với những thành quả của mình. Giai thoại kể rằng trong lớp của Huh dạy ở Princeton, quy tụ toàn tài năng trẻ toán học, có những sinh viên từng 5 lần huy chương vàng toán quốc tế (IMO) ra bài nào giải bài đấy đến nỗi Huh còn chịu và phải thốt lên không thể tin được mình lại có thể dạy học trò thế này. Thật ra Huh cũng chả có thể giải nổi nhiều bài tập phổ thông như tính đạo hàm, khảo sát đồ thị hàm số hay mấy bất đẳng thức thông thường...
 
Kết : Sự nghiệp toán học của June Huh khiến cho người viết có cảm hứng dựa trên motip của Hư Trúc trong Thiên Long Bát Bộ… Nhiều người cứ nghĩ là muốn trở thành nhà toán học giỏi thì cần phải qua trường chuyên, lớp chọn, thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế, thi đại học thủ khoa hay học trường top đầu đúng chuyên ngành thì nhìn vào June Huh như một minh chứng bạn sẽ thấy điều đó không đúng… Thành công nhất thiết đến từ đam mê và nếu may mắn gặp được chân sư chỉ điểm thì còn gì bằng…
 
Ps : Trong quá trình viết bài này thì chợt thấy trên báo Tia Sáng cũng có bài đề cập tới June Huh, và  tình cờ nhận ra người viết bài là đồng môn trong giới lâu năm chưa gặp. Chúc bạn sức khỏe dồi dào, luôn vui vẻ sống với đam mê của mình.
 
Tham Khảo
1. June Huh trên tia sáng http://tiasang.com.v...c-no-muon-10817
2. Lời giải giả thuyết Read https://arxiv.org/abs/1104.2519
3. Tiểu sủ June Hud https://fr.wikipedia.org/wiki/June_Huh
4. Tiểu sử Heisuke Hironakahttps://fr.wikipedia...eisuke_Hironaka

 

 

Tưởng ai hóa ra Trung Trym To thiếu hiệp.:)) Mont Blanc dạo này có gì hot?



#5
hoangcaoto

hoangcaoto

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 13 Bài viết

Tưởng ai hóa ra Trung Trym To thiếu hiệp. :)) Mont Blanc dạo này có gì hot?

 

Hóa ra là Tuấn Tỉ Tỉ :)) Biến đổi khí hậu nên Mont Blanc tuyết chảy hết trơn rồi :))



#6
nguoiday

nguoiday

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 1 Bài viết

Những ngày đầu hè nghe tiếng ve kêu râm ran làm người ta cảm thấy nao nao, nhớ lại tháng ngày vui buồn đi học,  những mùa hoa phượng đỏ chia tay bạn bè, thầy cô tìm miền đất mới…






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh