Đến nội dung

Hình ảnh

Sử dụng nguyên lí cực hạn để chứng minh

- - - - - nguyên lí cực hạn tổ hợp và rời rạc

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
MaiHuongTra

MaiHuongTra

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 19 Bài viết

Chứng minh phương trình sau không có nghiệm nguyên dương:

$x^{2}+y^{2}+z^{2}=2xyz$



#2
Sin99

Sin99

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 238 Bài viết

Giả sử $ x ,y ,z $ là bộ nghiệm thỏa $ x + y + z $ nhỏ nhất. 

Xét TH có 2 số lẻ và 1 số chẵn. 

VT $ \equiv  1 + 1 + 0 \equiv  2 $ (mod 4).

VP $\equiv  0 $ (mod 4) .Vô lí !

Vậy cả 2 số đều cùng chẵn. Đặt $ x =2x_{1}, y=2y_{1}, z = 2z_{1} $ phương trình tương đương: 

$ x_{1}^2 + y_{1}^2 +  z_{1} ^2 = 4x_{1}y_{1}z_{1}  $ Tiếp tục lập luận như trên ta suy ra tồn tại $ x_{n} , y_{n}, z_{n} $ chẵn với $ n > 2 $. Quá trình này sẽ lặp lại vô số lần nên luôn có nghiệm $ x_{n} <  x , y_{n} < y, z_{n} < z $ ( trái với giả thiết ).

Vậy phương trình vô nghiệm nguyên dương.



#3
MaiHuongTra

MaiHuongTra

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 19 Bài viết

 

$ x_{1}^2 + y_{1}^2 +  z_{1} ^2 = 4x_{1}y_{1}z_{1}  $ Tiếp tục lập luận như trên ta suy ra tồn tại $ x_{n} , y_{n}, z_{n} $ chẵn với $ n > 2 $. Quá trình này sẽ lặp lại vô số lần nên luôn có nghiệm $ x_{n} <  x , y_{n} < y, z_{n} < z $ ( trái với giả thiết ).

Vậy phương trình vô nghiệm nguyên dương.

Chỗ này làm sao nói $ x_{n} <  x , y_{n} < y, z_{n} < z $ cũng là nghiệm vậy bạn? Tại vì nếu làm lặp lại tương tự như trên thì $x_{n}+y_{n}+z_{n}=2^{n+1}x_{n}y_{n}z_{n}$ chứ đâu có phải là $x_{n}+y_{n}+z_{n}=2x_{n}y_{n}z_{n}$ đâu nhì? 



#4
Sin99

Sin99

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 238 Bài viết

Chỗ này làm sao nói $ x_{n} <  x , y_{n} < y, z_{n} < z $ cũng là nghiệm vậy bạn? Tại vì nếu làm lặp lại tương tự như trên thì $x_{n}+y_{n}+z_{n}=2^{n+1}x_{n}y_{n}z_{n}$ chứ đâu có phải là $x_{n}+y_{n}+z_{n}=2x_{n}y_{n}z_{n}$ đâu nhì? 

Em có 1 chút nhầm lẫn đoạn này như chị nói  :mellow: . Quá trình đó lặp lại nên ta có $ x \vdots  2^n $ và $ n \in Z $, n tiến đến vô cực , suy ra $ x = 0 $ . Tương tự với $ y =z = 0 $.







Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: nguyên lí cực hạn, tổ hợp và rời rạc

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh