Đến nội dung

Hình ảnh

Cho $x, y$ là các số hữu tỉ thỏa mãn $x^3 - 2x = y^3 - 2y$. Chứng minh rằng $x = y$

* * * * * 1 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 9 trả lời

#1
superbatman

superbatman

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 60 Bài viết

Cho $x, y$ là các số hữu tỉ thỏa mãn $x^3 - 2x = y^3 - 2y$. Chứng minh rằng $x  = y$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 30-10-2021 - 17:17
Tiêu đề + LaTeX


#2
nhancccp

nhancccp

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 132 Bài viết

Cho $x, y$ là các số hữu tỉ thỏa mãn $x^3 - 2x = y^3 - 2y$. Chứng minh rằng $x  = y$

Giả sử $x=y$ khi đó $VT=x^3-2x=y^3-2y=VP$,vậy điều giả sử trên luôn đúng (đpcm)


Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng
Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung
Mái chùa che chở hồn dân tộc 
Nếp sống bao đời của tổ tông
Thích Mãn Giác

#3
HaiDangPham

HaiDangPham

    Sĩ quan

  • Điều hành viên THCS
  • 318 Bài viết

Giả sử $x=y$ khi đó $VT=x^3-2x=y^3-2y=VP$,vậy điều giả sử trên luôn đúng (đpcm)

 

Yêu cầu của đề bài có nghĩa: Chứng minh với mọi $x, y$ hữu tỉ nếu thoả mãn $x^3-2x=y^3-2y$ thì $x=y$. 

 

Chứng minh của bạn là đi xét các giá trị $x, y$ sao cho $x=y$, thì hiển nhiên nó thoả mãn $x^3-2x=y^3-2y$. 

Nhưng với các giá trị $x, y$ sao cho $x \neq y$ thì sao? Liệu có tồn tại $x \neq y$ sao cho $x^3-2x=y^3-2y$? 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HaiDangPham: 22-07-2023 - 22:56

"Hap$\pi$ness is only real when shared."

#4
nhancccp

nhancccp

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 132 Bài viết

Yêu cầu của đề bài có nghĩa: Chứng minh với mọi $x, y$ thoả mãn $x^3-2x=y^3-2y$ thì $x=y$. 

 

Chứng minh của bạn là đi xét các giá trị $x, y$ sao cho $x=y$, thì hiển nhiên nó thoả mãn $x^3-2x=y^3-2y$. 

Nhưng với các giá trị $x, y$ sao cho $x \neq y$ thì sao? Liệu nếu $x \neq y$ thì $x^3-2x=y^3-2y$ có đúng? 

 Theo đề bài ta có $(x-y)(x^2+xy+y^2-2)=0$ $\Leftrightarrow$$x=y$ hoặc $x^2+xy+y^2-2=0$$\Leftrightarrow$  $x=y=2\sqrt{3}$(loại)

Vậy mà đó giờ em cứ nghĩ chứng minh như vậy  :(

 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nhancccp: 22-07-2023 - 23:22

Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng
Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung
Mái chùa che chở hồn dân tộc 
Nếp sống bao đời của tổ tông
Thích Mãn Giác

#5
nhancccp

nhancccp

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 132 Bài viết

Yêu cầu của đề bài có nghĩa: Chứng minh với mọi $x, y$ hữu tỉ nếu thoả mãn $x^3-2x=y^3-2y$ thì $x=y$. 

 

Chứng minh của bạn là đi xét các giá trị $x, y$ sao cho $x=y$, thì hiển nhiên nó thoả mãn $x^3-2x=y^3-2y$. 

Nhưng với các giá trị $x, y$ sao cho $x \neq y$ thì sao? Liệu có tồn tại $x \neq y$ sao cho $x^3-2x=y^3-2y$?ẫn có 

 Có rất nhiều cặp $x\neq y$ thỏa mãn yêu cầu đề bài,sao cho $x^3-2x=a$ và $y^3-2y=a$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nhancccp: 22-07-2023 - 23:14

Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng
Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung
Mái chùa che chở hồn dân tộc 
Nếp sống bao đời của tổ tông
Thích Mãn Giác

#6
HaiDangPham

HaiDangPham

    Sĩ quan

  • Điều hành viên THCS
  • 318 Bài viết

 Có rất nhiều cặp $x\neq y$ thỏa mãn yêu cầu đề bài,sao cho $x^3-2x=a$ và $y^3-2y=a$ ví dụ như $x=0;y=1...$

 

Bạn chú ý là bài yêu cầu $x,y$ hữu tỉ, chính điều kiện đó ràng buộc $x=y$.

Ta sẽ phải chứng minh rằng không tồn tại  $x,y$ là các số hữu tỉ phân biệt sao cho $x^3-2x=y^3-2y$. Đây chính là chỗ hay và khó của bài toán này. 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HaiDangPham: 22-07-2023 - 23:12

"Hap$\pi$ness is only real when shared."

#7
nhancccp

nhancccp

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 132 Bài viết

Bạn chú ý là bài yêu cầu $x,y$ hữu tỉ, chính điều kiện đó ràng buộc $x=y$.

Ta sẽ phải chứng minh rằng không tồn tại  $x,y$ là các số hữu tỉ phân biệt sao cho $x^3-2x=y^3-2y$. Đây chính là chỗ hay và khó của bài toán này. 

Dạo này mơ màng,đầu óc cứ như trên mây vậy,làm sai tới sai lui,mong thầy thông cảm.


Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng
Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung
Mái chùa che chở hồn dân tộc 
Nếp sống bao đời của tổ tông
Thích Mãn Giác

#8
HaiDangPham

HaiDangPham

    Sĩ quan

  • Điều hành viên THCS
  • 318 Bài viết

Ta chứng minh phương trình $$x^2+xy+y^2=2$$ không có nghiệm hữu tỉ.

 

Đặt $s=x+y, t=xy$. Khi đó $s^2=t+2$. Xét phương trình ẩn $X$ nhận $x, y$ là hai nghiệm:  \begin{equation} X^2-sX+t=0. \end{equation} Phương trình này có $\Delta=s^2-4t=2-3t$. Để phương trình có nghiệm hữu tỉ thì $2-3t=z^2$ với $z$ là số hữu tỉ không âm.

Khi đó $t=\frac{2-z^2}{3}$, thay trở lại vào $s^2=t+2$ ta được $$ 3s^2+z^2=8$$ Đặt $s=\frac{s_1}{s_2}, z=\frac{z_1}{z_2}$ với $s_1, s_2, z_1, z_2$ là các số nguyên và $s_2,z_2 \neq 0$. Phương trình trên trở thành $$ 3(s_1z_2)^2+(z_1s_2)^2=8(s_2z_2)^2.$$ Lại đặt  $m=s_1z_2, n=z_1s_2, p=s_2z_2$ khi đó \begin{equation} 3m^2=8p^2-n^2.\end{equation}

Từ phương trình trên ta suy ra $3|8p^2-n^2$. Mà một số chính phương chia $3$ chỉ có thể dư $0$ hoặc $1$ nên ta phải có $n, p$ cùng chia hết cho $3$. Từ đây $9|3m^2$ nên $m$ cũng phải chia hết cho $3$. 

 

Đặt $m=3^{\alpha}m_1, n=3^{\beta}n_1, p=3^{\gamma}p_1$ trong đó $m_1, n_1, p_1$ đều nguyên tố cùng nhau với $3$. Thay vào phương trình trên ta được \begin{equation} 3^{2\alpha+1}m_1^2=8.3^{2\gamma}p_1^2-3^{2\beta}n_1^2 \end{equation} 

Nếu $\gamma \geq \beta$ khi đó vế phải của phương trình trên viết lại dưới dạng $3^{2\beta}.[8.3^{2(\gamma -\beta)}p_1^2-n_1^2]$.

Vì $n_1, p_1$ nguyên tố cùng nhau với $3$ nên $n_1^2 \equiv p_1^2 \equiv 1 \pmod{3}$. Suy ra $$8.3^{2(\gamma-\beta)}p_1^2-n_1^2 \equiv 8.3^{2(\gamma -\beta)}-1 \equiv \pm 1 \pmod{3} $$

Như vậy $m_1^2$ và $8.3^{2(\gamma -\beta)}p_1^2-n_1^2$ đều nguyên tố cùng nhau với $3$. Do đó $3^{2\alpha+1}=3^{2\beta}$, vô lý. 

 

Tương tự trường hợp $\gamma < \beta$ ta cũng dẫn tới điều vô lý là  $3^{2\alpha+1}=3^{2\gamma}$. 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HaiDangPham: 23-07-2023 - 10:53

"Hap$\pi$ness is only real when shared."

#9
nhancccp

nhancccp

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 132 Bài viết

Ta chứng minh phương trình $$x^2+xy+y^2=2$$ không có nghiệm hữu tỉ.

 

Đặt $s=x+y, t=xy$. Khi đó $s^2=t+2$. Xét phương trình ẩn $X$ nhận $x, y$ là hai nghiệm:  \begin{equation} X^2-sX+t=0. \end{equation} Phương trình này có $\Delta=s^2-4t=2-3t$. Để phương trình có nghiệm hữu tỉ thì $2-3t=z^2$ với $z$ là số hữu tỉ không âm.

Khi đó $t=\frac{2-z^2}{3}$, thay trở lại vào $s^2=t+2$ ta được $$ 3s^2+z^2=8$$ Đặt $s=\frac{s_1}{s_2}, z=\frac{z_1}{z_2}$ với $s_1, s_2, z_1, z_2$ là các số nguyên và $s_2,z_2 \neq 0$. Phương trình trên trở thành $$ 3(s_1z_2)^2+(z_1s_2)^2=8(s_2z_2)^2.$$ Lại đặt  $m=s_1z_2, n=z_1s_2, p=s_2z_2$ khi đó \begin{equation} 3m^2=8p^2-n^2.\end{equation}

Từ phương trình trên ta suy ra $3|8p^2-n^2$. Mà một số chính phương chia $3$ chỉ có thể dư $0$ hoặc $1$ nên ta phải có $n, p$ cùng chia hết cho $3$. Từ đây $9|3m^2$ nên $m$ cũng phải chia hết cho $3$. 

 

Đặt $m=3^{\alpha}m_1, n=3^{\beta}n_1, p=3^{\gamma}p_1$ trong đó $m_1, n_1, p_1$ đều nguyên tố cùng nhau với $3$. Thay vào phương trình trên ta được \begin{equation} 3^{2\alpha+1}m_1^2=8.3^{2\gamma}p_1^2-3^{2\beta}n_1^2 \end{equation} 

Nếu $\gamma \geq \beta$ khi đó vế phải của phương trình trên viết lại dưới dạng $3^{2\beta}.[8.3^{2(\gamma -\beta)}p_1^2-n_1^2]$.

Vì $n_1, p_1$ nguyên tố cùng nhau với $3$ nên $n_1^2 \equiv p_1^2 \equiv 1 \pmod{3}$. Suy ra $$8.3^{2(\gamma-\beta)}p_1^2-n_1^2 \equiv 8.3^{2(\gamma -\beta)}-1 \equiv \pm 1 \pmod{3} $$

Như vậy $m_1^2$ và $8.3^{2(\gamma -\beta)}p_1^2-n_1^2$ đều nguyên tố cùng nhau với $3$. Do đó $3^{2\alpha+1}=3^{2\beta}$, vô lý. 

 

Tương tự trường hợp $\gamma < \beta$ ta cũng dẫn tới điều vô lý là  $3^{2\alpha+1}=3^{2\gamma}$. 

Nếu tổng quát hơn ta có bài toán sau:

Cho $x;y$ là các số hữu tỷ thỏa mãn $x^n-2x=y^n-2y$ với n lẻ.Chứng minh rằng $x=y$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nhancccp: 24-07-2023 - 14:37

Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng
Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung
Mái chùa che chở hồn dân tộc 
Nếp sống bao đời của tổ tông
Thích Mãn Giác

#10
chuyenndu

chuyenndu

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 178 Bài viết

https://artofproblem...997468p13945667






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh