Đến nội dung

Hình ảnh

$\boxed{TOPIC}$: HÌNH HỌC PHẲNG 10

* * * * * 5 Bình chọn #hình học #hình học phẳng #hình học 10 #olympic hình học

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 66 trả lời

#21
Dark Repulsor

Dark Repulsor

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 302 Bài viết

Lời giải bài $\boxed{7}$:

$a$)  Gọi $M,N$ lần lượt là chân đường vuông góc kẻ từ $B$ đến $AC$ và từ $C$ đến $AB$

Ta có: $AD^{2}=AE^{2}=\overline{AM}.\overline{AC}=\overline{AN}.\overline{AB}=AF^{2}=AG^{2} \Rightarrow AD=AE=AF=AG \Rightarrow 4$ điểm $D,E,F,G$ cùng thuộc đường tròn tâm $A$

Dễ thấy $ADCE$ là tứ giác điều hòa $\Rightarrow H(AC,DE)=-1 \Rightarrow (BK,DE)=-1$. Chứng minh tương tự $(CK,FG)=-1$

Suy ra $BC,DG,DE$ đồng quy tại $P$ (định nghĩa lại điểm $P$) và $BC,DF,GE$ đồng quy tại $Q$. Ta cần chứng minh $P\in (HDF)$ và $P\in (HGE)$

Điều này đúng vì $4$ điểm $D,E,F,G$ cùng thuộc đường tròn tâm $A$ nên hình chiếu của $A$ trên $PQ$ hay $BC$ là $H$ là điểm Miquel của tứ giác toàn phần $DFEGPQ$

$b$)  Áp dụng định lý Desargue cho $\Delta BCK$ và $\Delta FDP$ với $\overline{Q,G,E}$ ta có $BF,CD,PK$ đồng quy

 



#22
netcomath

netcomath

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 21 Bài viết

$\boxed{7}$ (Bài này khá đơn giản). Cho tam giác $ABC$ có đường cao $AH$, trực tâm $K$. Đường thằng $BK$ cắt đường tròn đường kính $AC$ tại $D, E (BD < BE)$. Đường thẳng $CK$ cắt đường tròn đường kính $AB$ tại $F, G (CF < CG)$. Đường tròn ngoại tiếp tam giác $DHF$ cắt $BC$ tại điểm thứ hai là $P$.

        $a/$Chứng minh rằng các điểm $G, H, P, E$ cùng thuộc một đường tròn.

        $b/$Chứng minh rằng các đường thẳng $BF, CD, PK$ đồng quy.

Mình đang bị mắc ở chỗ (G,D,P), (E,F,P) thẳng hàng, ai có thể giúp mình không ạ?



#23
12DecMath

12DecMath

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 111 Bài viết

$\boxed{8}$: Cho tam giác $ABC$ có đường tròn nội tiếp $(I)$ tiếp xúc với $BC$ tại $D$. $M$ là trung điểm của $BC$. Gọi $P$ là giao điểm của $ID$ và $AM$. Đường tròn đường kính $AI$ cắt $(ABC)$ tại $K$. Chứng mình rằng đường trung tuyến ứng với điểm $IM$ và $PK$ cắt nhau tại một điểm thuộc đường tròn Euler tam giác $BIC$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi 12DecMath: 09-08-2021 - 16:36

Nhìn chữ kí đẹp quá uWu
Em làm cho đẹp uWu 


#24
Hoang72

Hoang72

    Thiếu úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 539 Bài viết

Bổ đề: Cho tam giác ABC nội tiếp (O), hai tiếp tuyến cắt nhau tại V, ba đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. EF cắt BC tại G, T là trung điểm của AV. Khi đó $\angle AGD+\angle AOT=180^o$.

Chứng minh: Gọi K là trung điểm của BC, M là trung điểm của AH. 

Dễ thấy $\angle OAV=\angle MAK$.

Ta có $AM||OV$; $MK||AO$ nên $\angle AMK=\angle AOV$. Từ đó $\Delta AMK\sim\Delta AOV$ nên $\Delta AHK\sim\Delta AOT$.

Từ đó $\angle DHK+\angle AOT=180^o$. Mà H là trực tâm của tam giác AGK (định lý Brocard) nên $\angle AGD+\angle AOT=180^o$. (đpcm)

Bổ đề.png

Quay trở lại bài toán:

Hình vẽ.png

Gọi L là giao của KP và IM.

Gọi E, F lần lượt là tiếp điểm của $(I)$ trên AC, AB.

 

Gọi J là $EF\cap BC$.

 

Ta có kết quả quen thuộc $N\in EF$.

 

Dễ thấy $\Delta KBF\sim\Delta KCE(g.g)$, suy ra $\frac{KB}{KC}=\frac{BF}{CE}=\frac{BD}{CD}$.

 

Từ đó KD là phân giác của $\angle BKC$.

 

Mặt khác $\frac{JB}{JC}=\frac{DB}{DC}$ nên KJ là phân giác ngoài, suy ra $K\in(JD)$.

 

$\Delta KEF$ có I là điểm chính giữa cung $EF$ của $(KEF)$ nên KI là phân giác của $\angle EKF$. 

 

Gọi $KI$ cắt $EF$ tại N.

 

Khi đó $\frac{NF}{NE}=\frac{KF}{KE}=\frac{BF}{CE}$ nên $\Delta BFN\sim\Delta CEN$, suy ra EF là phân giác ngoài $\angle BNC$.

 

Lại có $\frac{NB}{NC}=\frac{BF}{CE}=\frac{BD}{CD}$ nên ND là phân giác trong $\angle BNC$. Suy ra $ND\perp EF$ nên $N\in (JD)$.

 

KA cắt EF tại Q. Dễ thấy $KA\perp KN$ nên KQ là phân giác ngoài góc EKF.

Biến đổi $\angle QKD=90^o-\angle NKD=90^o-\angle NJD=JPD$.

Suy ra tứ giác QKPD nội tiếp.

Ta có $\frac{QF}{QE}=\frac{KF}{KE}=\frac{NF}{NE}$. 

Kẻ đường cao EE' và FF' của tam giác DEF thì K, E', F' thẳng hàng.

Ta có kết quả quen thuộc là IM đi qua trung điểm H của AD. Suy ra theo bổ đề ta có $\angle DQN+\angle DIH=180^o$.

Từ đó $\angle DKP+\angle DIL=180^o$ nên tứ giác KLID nội tiếp. 

Kẻ đường cao BB' và CC' của tam giác BIC.

Theo kết quả quen thuộc thì $B',C'\in EF$.

Từ đó tứ giác IC'FB nội tiếp nên tứ giác IC'FD nội tiếp. Suy ra PC' . PF = PI . PD = PL . PK nên tứ giác KLC'F nội tiếp.

Tương tự tứ giác KLEB' nội tiếp.

Khi đó $\angle C'LB'=360^o-\angle C'LK-\angle B'LK=180^o+\angle C'FK-\angle B'PK=180^o-\angle EKF=180^o-\angle BAC;\angle C'DB'=2\angle BIC=180^o-\angle BAC\Rightarrow \angle C'LB'=\angle C'DB'\Rightarrow L\in(C'DB')$

$\boxed{8}$: Cho tam giác $ABC$ có đường tròn nội tiếp $(I)$ tiếp xúc với $BC$ tại $D$. $M$ là trung điểm của $BC$. Gọi $P$ là giao điểm của $ID$ và $AM$. Đường tròn đường kính $AI$ cắt $(ABC)$ tại $K$. Chứng mình rằng đường trung tuyến ứng với điểm $IM$ và $PK$ cắt nhau tại một điểm thuộc đường tròn Euler tam giác $BIC$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Hoang72: 15-08-2021 - 07:10


#25
youknower

youknower

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 60 Bài viết

Bài 9:

Cho tam giác $ABC$ có $D, E, F$ thay đổi trên 3 cạnh $BC, AC, AB$ sao cho 2 tam giác $ABC$ và $DEF$ đồng dạng ( theo đúng thứ tự).

Chứng minh trực tâm tam giác $DEF$ là 1 điểm cố định


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi youknower: 14-08-2021 - 12:30


#26
Hoang72

Hoang72

    Thiếu úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 539 Bài viết

Bài 9:

Cho tam giác $ABC$ có $D, E, F$ thay đổi trên 3 cạnh $BC, AC, AB$ sao cho 2 tam giác $ABC$ và $DEF$ đồng dạng ( theo đúng thứ tự).

Chứng minh trực tâm tam giác $DEF$ là 1 điểm cố định

Dễ thấy các tam giác $ABC$ và $DEF$ đồng dạng cùng hướng nên $(AB,AC)\equiv (DE,DF)(mod\pi)$.

Gọi O là trực tâm $\Delta DEF$. Khi đó $(OE,OF)\equiv -(DE,DF)(mod\pi)$ nên $(OE,OF)\equiv -(AB,AC)\equiv (AE,AF)(mod\pi)$.

Suy ra A, E, O, F đồng viên. Tương tự 4 điểm C, E, O, D đồng viên; B, D, O, F đồng viên.

Từ đó $\angle OAE=\angle OFE=\angle ODE=\angle OCE$ nên $\Delta OAC$ cân tại O. Do đó $OA = OC$.

Tương tự $OA=OB$. Vậy O là tâm (ABC) cố định.

Hình gửi kèm

  • Untitled.png


#27
youknower

youknower

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 60 Bài viết

Bài 10:

Cho hình thang cân $ABCD (AD//BC)$ nội tiếp $(O). D$ đối xứng $E, F$ qua $AB, AC. E$ đối xứng $M$ qua $B, F$ đối xứng $N$ qua $C$. Gọi $P$ là giao điểm đường thẳng qua $M$ vuông góc $OB$ và đường thẳng qua $N$ vuông góc $OC$.

Chứng minh $(MNP)$ tiếp xúc $(O)$



#28
netcomath

netcomath

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 21 Bài viết

Bài 11: Cho tam giác ABC. Đường tròn (I) nội tiếp $\Delta$ ABC tiếp xúc với BC,CA,AB tại D,E,F. Đường thẳng DI cắt đường tròn tâm A bán kính AE tại M,N ( N nằm giữa M và D). Các đường thẳng AD,EF cắt nhau tại P. Các đường thẳng MA,NP cắt nhau tại Q. Gọi H là giao điểm thứ hai của AD và (I). Đường thẳng qua trung điểm của DH,DE cắt AC tại L. Chứng minh rằng:

a) QH vuông góc với AD

b) DL song song với EF.



#29
dat09

dat09

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 30 Bài viết

Bài 11: Cho tam giác ABC. Đường tròn (I) nội tiếp $\Delta$ ABC tiếp xúc với BC,CA,AB tại D,E,F. Đường thẳng DI cắt đường tròn tâm A bán kính AE tại M,N ( N nằm giữa M và D). Các đường thẳng AD,EF cắt nhau tại P. Các đường thẳng MA,NP cắt nhau tại Q. Gọi H là giao điểm thứ hai của AD và (I). Đường thẳng qua trung điểm của DH,DE cắt AC tại L. Chứng minh rằng:

a) QH vuông góc với AD

b) DL song song với EF.

geogebra2-export.png

a) Gọi ID cắt lại (I) tại K. Ta dễ có $(APHD)=-1=(DKNM)$ vì $IK^2=ID^2=IE^2=\overline{IM}.\overline{IN}$

Suy ra NP,KH,MA đồng quy tại Q. Mà $HK\perp AD$ nên $QH\perp AD$.

b) Gọi trung điểm của DE và DH là S,T. ST giao EF tại R.

Ta thấy ST là đường trung bình của $\Delta DEH$ suy ra $ST||EH$

Do $E(APHD)=-1$ nên S là trung điểm RL. Từ đó RELD là hình bình hành hay $DL||EF.$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dat09: 18-08-2021 - 11:46


#30
dat09

dat09

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 30 Bài viết

Bài 10:

Cho hình thang cân $ABCD (AD//BC)$ nội tiếp $(O). D$ đối xứng $E, F$ qua $AB, AC. E$ đối xứng $M$ qua $B, F$ đối xứng $N$ qua $C$. Gọi $P$ là giao điểm đường thẳng qua $M$ vuông góc $OB$ và đường thẳng qua $N$ vuông góc $OC$.

Chứng minh $(MNP)$ tiếp xúc $(O)$

geogebra3-export.png

Kẻ đường kính AG của (O). Ta thấy phép vị tự quay $F_{D}:AO\mapsto FC$ mà G đối xứng A qua O, N đối xứng F qua C nên $F_{D}:AG \mapsto FN$, suy ra $F'_{D}:A \mapsto G, F \mapsto N$. Đồng thời $F'_{D}:A \mapsto G, E \mapsto M$. Do đó $\angle EAF=\angle MGN$.

Biến đổi $\angle EAF=2\angle EDF=2\angle BAC=\angle BOC=180^{0}-\angle MPN$

Suy ra M,G,N,P đồng viên

Kẻ tiếp tuyến Gx của (O), ta biến đổi:

$\angle NGx=\angle DGN-\angle DGx=\angle DOC-\angle DBG=\angle ACB-\angle CDG=90^0-\angle BAC=\angle AEF=\angle GMN$

Suy ra Gx là tiếp tuyến chung của (O) và (MNP). Vậy (MNP) tiếp xúc với (O).



#31
youknower

youknower

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 60 Bài viết

Bài 12

Cho tam giác $ABC$ không vuông nội tiếp $(O)$ có $I$ là 1 điểm thuộc $(BOC)$. Trên $BI, CI$ lấy $E, F$ sao cho $EF$ tiếp xúc với $(O). D$ là điểm thỏa $DE//AB, DF//AC$.

Chứng minh $(DEF)$ tiếp xúc $(BOC)$



#32
dat09

dat09

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 30 Bài viết

Bài 12

Cho tam giác $ABC$ không vuông nội tiếp $(O)$ có $I$ là 1 điểm thuộc $(BOC)$. Trên $BI, CI$ lấy $E, F$ sao cho $EF$ tiếp xúc với $(O). D$ là điểm thỏa $DE//AB, DF//AC$.

Chứng minh $(DEF)$ tiếp xúc $(BOC)$

geogebra7-export.png

Gọi ID,IE cắt lại (DEF) tại L,G. Gọi Q là tâm của (DEF).

Ta có $\angle DQE=2\angle DFE=2\angle BAC=180^0-\angle DIE$. Suy ra D,I,Q,E đồng viên

Vì $QD=QE$ nên IQ là phân giác của $\angle DIE$. Từ đó LDGE là hình thang cân có trục đối xứng IQ

Suy ra GL và DE đối xứng nhau qua OI, mà DE tiếp xúc với (O) nên GL cũng tiếp xúc với (O).

Gọi tiếp điểm của DE và GL với (O) lần lượt là M và N. Xét phép nghịch đảo:

${I_{O}}^{R^2}:IC\leftrightarrow (OS),IB\leftrightarrow (OT),DE\leftrightarrow (OM),GL\leftrightarrow (ON),(BOC)\leftrightarrow BC$

$D\leftrightarrow D'(D'=(OT)\cap (OM)),E\leftrightarrow E'(E'=(OS)\cap (OM))$ (tương tự với L' và G')

Ta thu được mô hình:

geogebra6-export.png

Gọi MN cắt BC tại H, E'H cắt MB tại P, OI cắt BC tại J

Vì $\angle OSC=\angle OBI=\angle OJB$ nên $J\in (OS)$. Tương tự $J\in (OT)$

Do $\angle JOS=\angle JOT$ nên OI là trung trực của ST. Từ đó MNST là hình thang cân

Có $\angle MHB=\angle SJC=\angle SE'C=\angle SOC=\angle TOB=\angle BD'T$ suy ra H,M,B,D' đồng viên và M,H,C,E' đồng viên

Biến đổi $\angle E'HD'=\angle E'HC-\angle D'HB=\angle E'MC-\angle D'MB=\angle TMS-\angle BMC=\angle TMS-\frac{1}{2}\angle SOT$

$\angle D'L'E'=360^0-\angle D'L'O-\angle OL'E'=180^0+\angle OTM - 90^0+\angle MST=90^0+\angle OTM+\angle MST$

Suy ra $\angle E'HD'+\angle D'L'E'=\angle TMS-\frac{1}{2}\angle SOT+90^0+\angle OTM+\angle MST=\angle TMS+\angle MST+\angle OTM+\angle OTS=180^0$

Suy ra $H\in (D'L'E'G')$ vì (D'L'E'G') là ảnh của (DEF)

Lại có $\angle MPE'=180^0-\angle PHB-\angle PBH=180^0-\angle CME'-\frac{1}{2}\angle MOC=\angle MOE'$

Suy ra $P\in (OM)$. Do vậy $\angle BHD'=\angle BMD'=\angle D'E'H$

Vậy BC tiếp xúc với (D'L'E'G') tại H hay (DEF) tiếp xúc với (BOC).


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dat09: 22-08-2021 - 12:11


#33
12DecMath

12DecMath

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 111 Bài viết

$\boxed{13}$:Cho tam giác $ABC$ nhọn không cân có $M$ là trung điểm của $BC$, đường tròn nội tiếp $(I)$ tiếp xúc với $BC$ tại $D$ và đường tròn ngoại tiếp $(O)$; các đường cao $BE,CF$ cắt nhau tại $H$. $EF \cap BC=G$; GH cắt đường thẳng qua $A$ song song với $BC$ tại $K$. Gọi $T$ là điểm đối xứng với $D$ qua $IM$. Chứng minh nếu $GI \perp AM$ thì $MT$ đi qua trung điểm của $AK$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi 12DecMath: 23-08-2021 - 15:04

Nhìn chữ kí đẹp quá uWu
Em làm cho đẹp uWu 


#34
dat09

dat09

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 30 Bài viết

$\boxed{13}$:Cho tam giác $ABC$ nhọn không cân có $M$ là trung điểm của $BC$, đường tròn nội tiếp $(I)$ tiếp xúc với $BC$ tại $D$ và đường tròn ngoại tiếp $(O)$; các đường cao $BE,CF$ cắt nhau tại $H$. $EF \cap BC=G$; GH cắt đường thẳng qua $A$ song song với $BC$ tại $K$. Gọi $T$ là điểm đối xứng với $D$ qua $IM$. Chứng minh nếu $GI \perp AM$ thì $MT$ đi qua trung điểm của $AK$.

geogebra9-export.png

Gọi $AH\cap BC=P$, $GH\cap AM=J$, $MT\cap AK=S$, L và N lần lượt đối xứng với D qua M và I

Ta có $(GPBC)=-1$ suy ra $PG.PM=PB.PC=PH.PA$. Do đó H là trực tâm $\Delta AMG$

Vì $GI\perp AM$ nên $IJ\perp AM$. Suy ra I,J,D,M,T thuộc đường tròn đường kính IM

Dễ thấy A,N,L thẳng hàng, N,T,L thẳng hàng và $\Delta TML$ cân tại M do $DT\perp AL$, M là trung điểm DL

Từ đó $\angle TJK=90^{0}-\angle TJM=\angle MTL=\angle ATS=\angle SAT$

Suy ra A,J,T,K đồng viên 

Mà $\angle ATK=\angle AJK=90^0,\angle ATS=\angle SAT$ nên S là trung điểm AK.



#35
youknower

youknower

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 60 Bài viết

Bài 14:

Cho $A$ là điểm di động trên đường tròn $(O)$ có dây cung $BC$ cố định. Trung tuyến $AM$ cắt $(O)$ tại $D$. Đường thẳng qua $D$ vuông góc $AM$ cắt $(O), BC$ tại $I, P. MI$ giao $(MPD)$ tại $K.$

Chứng $(KID)$ tiếp xúc với 2 đường tròn cố định



#36
dat09

dat09

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 30 Bài viết

Bài 14:

Cho $A$ là điểm di động trên đường tròn $(O)$ có dây cung $BC$ cố định. Trung tuyến $AM$ cắt $(O)$ tại $D$. Đường thẳng qua $D$ vuông góc $AM$ cắt $(O), BC$ tại $I, P. MI$ giao $(MPD)$ tại $K.$

Chứng $(KID)$ tiếp xúc với 2 đường tròn cố định

geogebra10-export.png

Gọi H là trực tâm của $\Delta ABC$, $AH\cap BC=E,MD\cap PK=L,LI\cap BC=F$; J là tâm của (DIKL), MJ cắt (KID) tại T1 và T2.

Ta có $MC^2=-\overline{MA}.\overline{MD}=-\overline{ME}.\overline{MP}=\overline{MF}.\overline{MP}$

Suy ra $(BCFP)=-1$, nên $FB.FC=FM.FP=FI.FL$. Do đó I là trực tâm của $\Delta BLC$

Lại có $IB\perp AB,IC\perp AC$, nên (AH) và (DIK) đối xứng nhau qua M

Vậy ta có $MT_1=MJ-JT_1=R-OM$ (không đổi) và $MT_2=MJ+JT_2=R+OM$ (không đổi)

Vậy (KID) tiếp xúc với $(M;R-OM)$ và $(M;R+OM)$ cố định.



#37
Tsuki1

Tsuki1

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 4 Bài viết

Bài 15: Cho hình vuông $ABCD$ nội tiếp đường tròn tâm $I$. Điểm $E$ nằm trên đường thẳng $AD$ ($E$ không trùng với $A, D$). Gọi $F$ là hình chiếu vuông góc của $A$ lên $EC$. Đường tròn ngoại tiếp tam giác $BFI$ cắt lại $BC$ tại $G$, đường tròn ngoại tiếp tam giác $FIC$ cắt lại $CD$ tại $J$. Gọi $\omega$ là đường tròn đi qua $F, G$ và tiếp xúc với $IF$. Chứng minh rằng trục đẳng phương của $(I)$ và $(IJG)$ tiếp xúc với $\omega$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Tsuki1: 25-08-2021 - 20:38


#38
Tsuki1

Tsuki1

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 4 Bài viết

Bài 16: Cho đường thẳng $d$ cố định và điểm $A$ di chuyển trên $d$. Gọi $B, C$ là hai điểm cố định sao cho $BC //d$. Gọi $H$ là trực tâm của tam giác $ABC$. Chứng minh rằng đường tròn đường kính $AH$ luôn tiếp xúc với một đường tròn cố định.



#39
Hoang72

Hoang72

    Thiếu úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 539 Bài viết

Bài 16: Cho đường thẳng $d$ cố định và điểm $A$ di chuyển trên $d$. Gọi $B, C$ là hai điểm cố định sao cho $BC //d$. Gọi $H$ là trực tâm của tam giác $ABC$. Chứng minh rằng đường tròn đường kính $AH$ luôn tiếp xúc với một đường tròn cố định.

Kẻ đường cao BX, CY của tam giác ABC.

Gọi M là trung điểm của BC.

XY cắt BC tại K.

KH cắt AM tại J.

Dễ thấy H là trực tâm tam giác AKM.

Ta có $KH.KJ=KY.KX=KB.KC$ nên B, H, J, C đồng viên. Suy ra $\angle JBM=\angle JHC=\angle BAM$ nên $\Delta MBJ\sim\Delta MAB$. Do đó $MJ.MA=MB^2$. Gọi KJ, d cắt đường thẳng qua M vuông góc với BC lần lượt tại E, F.

Khi đó $ME.MF=MJ.MA=MB^2$ nên E cố định.

Suy ra đường tròn (EM) cố định. Mặt khác dễ thấy trung điểm của EM, AH và J thẳng hàng nên $(EM)$ tiếp xúc với $(AH)$ tại J. 

Vậy $(AH)$ tiếp xúc với $(EM)$ cố định. 

Hình gửi kèm

  • Untitled.png


#40
dat09

dat09

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 30 Bài viết

Bài 15: Cho hình vuông $ABCD$ nội tiếp đường tròn tâm $I$. Điểm $E$ nằm trên đường thẳng $AD$ ($E$ không trùng với $A, D$). Gọi $F$ là hình chiếu vuông góc của $A$ lên $EC$. Đường tròn ngoại tiếp tam giác $BFI$ cắt lại $BC$ tại $G$, đường tròn ngoại tiếp tam giác $FIC$ cắt lại $CD$ tại $J$. Gọi $\omega$ là đường tròn đi qua $F, G$ và tiếp xúc với $IF$. Chứng minh rằng trục đẳng phương của $(I)$ và $(IJG)$ tiếp xúc với $\omega$.

geogebra11-export.png

Gọi K là tâm của (IJG), L là tâm của đường tròn $(\omega )$, (IJG) cắt (I) tại S và T, $BF\cap IG=M$.

Dễ chứng minh G,F,J thẳng hàng và I là tâm nội tiếp của $\Delta CGJ$

Vì $P_{M/(I)}=\overline{MB}.\overline{MF}=\overline{MI}.\overline{MG}=P_{M/(K)}$ nên $M\in ST$

Ta có $\angle BFC=45^0,GI\perp CF$ do $IC=IF,\angle IGC=\angle IGF$ suy ra $\angle GMF=135^0$

Mà $\angle GFL=90^0-\angle GFI=45^0$ nên L là tâm của (GMF) hay $M\in (\omega )$

Lại có FLG và FMC là các tam giác vuông cân, từ đó $\Delta FML\sim \Delta FCG$

Suy ra $\angle LMI=\angle LMF+45^0=\angle GCF+\angle BFC=\angle GFC+\angle IGF+\angle ICF=\angle CIM$

Do vậy $LM||CI$, nhưng $CI\perp ST$ nên $LM\perp ST$. Vậy thì ST tiếp xúc với $(\omega )$ tại M.







Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: #hình học, #hình học phẳng, #hình học 10, #olympic hình học

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh