Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi HSG Toán 9 Thành phố Đà Nẵng 2021-2022

đề thi lớp 9

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
narutosasukevjppro

narutosasukevjppro

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 131 Bài viết

Câu 1. (1,0 điểm)

Tính $A=\frac{1}{3 \sqrt{2}+2}+\frac{3}{3 \sqrt{2}-2}+\frac{12}{14+7 \sqrt{2}}$.
Câu 2. (1,5 điểm)
Cho biểu thức $B=\left(\frac{x \sqrt{x}-1}{x-1}-\frac{x+2 \sqrt{x}}{x+\sqrt{x}}\right) \cdot\left(\frac{x}{x \sqrt{x}-1}-\frac{1}{x^{2}-\sqrt{x}}\right)$ với $x>0, x \neq 1$.
Rút gọn biểu thức $\mathrm{B}$ và chứng minh rằng $\frac{\mathrm{B}^{2022}+1}{\mathrm{~B}^{2020}+1}>\mathrm{B}$ với mọi $\mathrm{x}>0, \mathrm{x} \neq 1$.
Câu 3. (1,5 điểm)
Cho điểm $\mathrm{A}(2 ; 4)$ và điềm $\mathrm{B}(-4 ; 1)$.
a) Tính diện tích tam giác $\mathrm{OAB}$, với $\mathrm{O}$ là gốc toạ độ và đơn vị trên các trục là xentimét.
b) Viết phương trình đường thẳng $\mathrm{d}$ song song với đường thẳng $\mathrm{OA}$, biết $\mathrm{d}$ tiếp xúc với đường tròn $(\mathrm{O} ; \mathrm{AB})$.
Câu 4. (2,0 diểm)
Hệ phương trình: $\left\{\begin{array}{l}\dfrac{3}{2 x+y-1}-\dfrac{2}{x+y-2}=1 \\ \dfrac{3 x+2 y-3}{(2 x+y-1)(x+y-2)}=2\end{array}\right.$.
b) Tìm các cặp số x, y thỏa mãn:
$\frac{(x-y)^{2}}{x y}+1=(y \sqrt{x y}-2 \sqrt{2 y-1}+2)(2 \sqrt{2 y-1}-y \sqrt{x y})$
Câu 5. (1,0 diểm)
Trong phòng họp của công ty có một số ghế dài. Nếu xếp mỗi ghế bốn người dự họp thì thiếu một ghế. Nếu xếp mỗi ghế năm người dự họp thì thừa một ghế. Hỏi phòng họp của công ty có bao nhiêu ghế và bao nhiêu người dự họp?
Câu 6. (1,0 điểm)
Cho tam giác $\mathrm{ABC}$, gọi $\mathrm{M}$ là trung điểm cạnh $\mathrm{BC}$. Trên tia đối của tia $\mathrm{CA}$ lấy điểm $\mathrm{D}$ $(\mathrm{DC}>\mathrm{AC})$. Gọi $\mathrm{N}$ là trung điểm đoạn $\mathrm{AD}$, kẻ đường thẳng qua $\mathrm{D}$ song song $\mathrm{MN}$, cắt $\mathrm{AB}$ tại $\mathrm{E}$. Hai đường thẳng $\mathrm{EC}$ và $\mathrm{BD}$ cắt nhau tại $\mathrm{O}$. Chứng minh rằng tam giác $\mathrm{ODE}$ và tứ giác $\mathrm{ABOC}$ có diện tích bằng nhau.
Câu 7. (2,0 điểm)
Cho hình vuông $\mathrm{ABCD}$ tâm $\mathrm{O}$. Lấy điểm $\mathrm{E}$ trên đoạn $\mathrm{AB}$ ( $\mathrm{E}$ khác $\mathrm{B}$ và $\mathrm{A}$ ), gọi $\mathrm{F}$ là giao điểm của $C E$ và $D A$, đường thẳng $D E$ cắt đường tròn $(O ; O A)$ tại điểm $K(K$ khác $D)$. Qua $K$ kẻ tiếp tuyến $\mathrm{KH}$ với đường tròn $\left(\mathrm{O} ; \frac{\mathrm{AB}}{2}\right)(\mathrm{H}$ thuộc $(\mathrm{O} ; \mathrm{OA})$ và nằm khác phía với $\mathrm{D}$ qua $\mathrm{FC})$.
a) Chứng minh rằng tứ giác $KHDA$ là hình thang cân.
b) Chứng minh rằng $\mathrm{F}, \mathrm{K}, \mathrm{H}$ thẳng hàng.

 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Baoriven: 25-02-2022 - 14:50


#2
KietLW9

KietLW9

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1737 Bài viết

Đà Nẵng là nơi có những học sinh giỏi toán chất lượng và nền toán học của thành phố này cũng phát triển cao nhưng thật sự đề này không hay (ý kiến cá nhân của em)


Trong cuộc sống không có gì là đẳng thức , tất cả đều là bất đẳng thức  :ukliam2:   :ukliam2: 

 

 

$\text{LOVE}(\text{KT}) S_a (b - c)^2 + S_b (c - a)^2 + S_c (a - b)^2 \geqslant 0\forall S_a,S_b,S_c\geqslant 0$

 

 

 


#3
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết

Bạn nào rảnh rỗi gõ latex cái đề lại được không :) Mạng bên mình không tải nổi cái ảnh :(


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.





Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: đề thi, lớp 9

2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 2 khách, 0 thành viên ẩn danh