Đến nội dung

Hình ảnh

Chứng minh $a+11b+13c=m^2$ luôn có nghiệm

- - - - - số chính phương partition integer

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 12 trả lời

#1
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Problem
Chứng minh rằng: Với mọi số nguyên dương $n\ge 3$, ta luôn tách được $n$ thành tổng của ba số nguyên dương $a,b,c$ sao cho $a+11b+13c$ là một số chính phương.

#2
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Bảng một số giá trị của $n$
$$\begin{array}{|c|c|c|c|c|c|c|c|c|c|c|}
\hline
n & a_{\times 1} & b_{\times 11} & c_{\times 13} & m^2 && n & a_{\times 1} & b_{\times 11} & c_{\times 13} & m^2 \\
\hline
3 & 1 & 1 & 1 & 5^2 && 11 & 1 & 5 & 5 & 11^2 \\
\hline
4 & 1 & 2 & 1 & 6^2 && 11 & 5 & 1 & 5 & 9^2 \\
\hline
5 & 1 & 2 & 2 & 7^2 && 12 & 4 & 4 & 4 & 10^2 \\
\hline
6 & 1 & 1 & 4& 8^2 && 12 & 7 & 4 & 1 & 8^2 \\
\hline
7 & 3 & 3 & 1 & 7^2 && 13 & 3 & 6 & 4 & 11^2 \\
\hline
8 & 3 & 2 & 3 & 8^2 && 13 & 7 & 2 & 4 & 9^2 \\
\hline
9 & 2 & 6 & 1 & 9^2 && 14 & 2 & 7 & 5 & 12^2 \\
\hline
10 & 2 & 3 & 5 & 10^2 && 14 & 3 & 1 & 10 & 12^2 \\
\hline
10 & 5 & 3 & 2 & 8^2 && 14 & 6 & 5 & 3 & 10^2 \\
\hline
-& - & -& - & - && 14 & 12 & 1 & 1 & 6^2 \\
\hline
\end{array}$$
Dường như không có quy luật nào cả, nhưng có thể thấy được $n$ càng lớn thì càng có nhiều cách viết.
Cơ mà cũng không hẳn! Trong khi $n=15$ có tới 6 cách viết thì $n=16$ chỉ có 3 cách viết
Hy vọng có thể gợi ý được một chút cho các bạn tìm hướng giải quyết ^_^

#3
nhungvienkimcuong

nhungvienkimcuong

    Thiếu úy

  • Hiệp sỹ
  • 675 Bài viết

Bài này em làm chưa triệt để, nhưng tạm thời chứng minh được với $n$ đủ lớn thì thỏa đề.

Problem
Chứng minh rằng: Với mọi số nguyên dương $n\ge 3$, ta luôn tách được $n$ thành tổng của ba số nguyên dương $a,b,c$ sao cho $a+11b+13c$ là một số chính phương.

Sau đây em sẽ chứng minh với mọi $n\ge N$ thì thỏa đề, trong đó $N$ (khá lớn) như thế nào sẽ xuất hiện ở phần sau.

Gọi $k$ là số nguyên dương thỏa mãn $(k-1)^2<n\le k^2$ và $r\in \{0,1,\dots,29\}$ thỏa mãn hệ sau

$$\left\{\begin{gathered}(3k+r)^2-n\equiv 0\pmod{2}\\ (3k+r)^2-n\not\equiv 0\pmod{3}\\(3k+r)^2-n\not\equiv 0\pmod{5}\end{gathered}\right.$$

Vì $n=a+b+c$ nên $a+11b+13c=n+10b+12c$. Tiếp đến ta sẽ chứng minh rằng tồn tại $b,c$ nguyên dương sao cho $b+c<n$ và

$$n+10b+12c=(3k+r)^2\iff 5b+6c=\frac{(3k+r)^2-n}{2}.\tag{$\blacklozenge$}$$

$\bullet$ Chứng minh tồn tại $b,c\in \mathbb{N}^*$.

$\bullet$ Chứng minh $b+c<n$.

 

Chú thích (Định lí Sylvester): Cho hai số nguyên dương $a,b$ sao cho $\gcd(a,b)=1$, khi đó với mọi $n\ge ab-a-b+1$ thì phương trình $ax+by=n$ luôn có nghiệm tự nhiên $x,y$.

 

 

 


Đừng khóc vì chuyện đã kết thúc hãy cười vì chuyện đã xảy ra ~O) 
Thật kì lạ anh không thể nhớ đến tên mình mà chỉ nhớ đến tên em :wub:
Chúa tạo ra vũ trụ của con người còn em tạo ra vũ trụ của anh :ukliam2:


#4
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Chờ lời giải của em từ trưa đến giờ ^_^


Chú thích (Định lí Sylvester): Cho hai số nguyên dương $a,b$ sao cho $\gcd(a,b)=1$, khi đó với mọi $n\ge ab-a-b+1$ thì phương trình $ax+by=n$ luôn có nghiệm tự nhiên $x,y$.

Cách làm dưới đây cũng tương tự sử dụng định lý Sylvester, em xem có sai ở đâu không nhé!
Ta sẽ xây dựng nghiệm cho phương trình
$$n+10b+12c=m^2$$
sao cho $b+c<n$
Hay $5b+6c=\frac{m^2-n}{2}\;\;\;(*)$
Theo định lý Sylvester thì điều kiện cần để $(*)$ có nghiệm là $\frac{m^2-n}{2}>5\times 6=30$
$\Rightarrow m>\sqrt{n+60}$
Đặt $m=\left\lfloor \sqrt{n}\right\rfloor +x$
trong đó $x+ \left\lfloor \sqrt{n}\right\rfloor\equiv n\mod{2} $
Ta cho: $m>\sqrt n -1+x>\sqrt{n+60}$ suy ra $x>\sqrt{n+60}-\sqrt{n}+1$
Lại cần có: $5(b+c)<5b+6c=\frac{m^2-n}{2}\le \frac{(x+\sqrt n)^2-n}{2}<5n $
Suy ra $x<\sqrt{11n}-\sqrt n$
Để đảm bảo cho trong khoảng $(\sqrt{n+60}-\sqrt{n}+1<x<\sqrt{11n}-\sqrt{n})$ có ít nhất hai số nguyên (1 chẵn 1 lẻ), ta cần giải bất phương trình
$\sqrt{n+60}-\sqrt{n}+3<\sqrt{11n}-\sqrt{n} $
Kết quả cho ta $n\ge 12$
——
Kết hợp với bảng trên ta có điều phải chứng minh

#5
nhungvienkimcuong

nhungvienkimcuong

    Thiếu úy

  • Hiệp sỹ
  • 675 Bài viết

Hay $5b+6c=\frac{m^2-n}{2}\;\;\;(*)$
Theo định lý Sylvester thì điều kiện cần để $(*)$ có nghiệm là $\frac{m^2-n}{2}>5\times 6=30$

Định lí Sylvester chỉ ra có nghiệm tự nhiên, nghĩa là dù thỏa mãn điều kiện cần thì vẫn có thể xảy ra trường hợp $b=0$ hoặc $c=0$. Em cũng bị lúng túng chỗ này nên khúc chặn bên trên làm cho $N$ hơi lớn  :icon6:


Đừng khóc vì chuyện đã kết thúc hãy cười vì chuyện đã xảy ra ~O) 
Thật kì lạ anh không thể nhớ đến tên mình mà chỉ nhớ đến tên em :wub:
Chúa tạo ra vũ trụ của con người còn em tạo ra vũ trụ của anh :ukliam2:


#6
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết

Vậy mệnh đề đúng với $n < 12$ chỉ là trùng hợp thôi à thầy Thanh :(


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#7
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết

Vậy mệnh đề đúng với $n < 12$ chỉ là trùng hợp thôi à thầy Thanh :(

Lời giải trên là cách ta xây dựng $m$
Ở trên ta chọn $m=\left\lfloor \sqrt n\right\rfloor+x$ và đảm bảo cho $x$ có đủ cả chẵn và lẻ để chọn được $m$
Với $n<12$ thì cách chọn này không còn phù hợp vì $x$ chỉ còn một giá trị duy nhất (thậm chí không có) khi đó không đảm bảo được $\frac{m^2-n}{2}$ nguyên :). Ta sẽ phải chọn $m$ kiểu khác!
Và đúng như em nhận xét, tất cả phương án có $m<8$ thì đều là trùng hợp vì không còn được “bảo kê” bởi định lý Sylvestre

#8
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết

Ngó cách giải trên thì ta thử mở rộng xem  :D  Với những bộ $(p,q,r) \in \mathbb{N}^*$ nào thì mệnh đề sau thỏa mãn?

Tồn tại $N$ nguyên dương đủ lớn để sao cho với mọi $n \ge N$ thì luôn có thể tách $n$ thành 3 số $a,b,c$ nguyên dương sao cho $pa + qb +rc$ là một số chính phương.

Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#9
nhungvienkimcuong

nhungvienkimcuong

    Thiếu úy

  • Hiệp sỹ
  • 675 Bài viết

Sau đây mình hiệu chỉnh lại lời giải của thầy Thanh, ngoài ra chặn được tốt hơn lời giải phía trên của mình nữa  :icon6:

Với $n\ge 40$ cho trước, ta sẽ chứng minh tồn tại bộ ba số nguyên dương $(b,c,m)$ thỏa mãn

$$5b+6c=\frac{m^2-n}{2}\tag{$\blacklozenge$}$$

và $b+c<n$.

 

Vì $n\ge 40$ nên có bất đẳng thức sau $\sqrt{n+40}+12\le \sqrt{11n}$. Do vậy có ít nhất $12$ số nguyên nằm trong đoạn $\Big[\sqrt{n+40},\sqrt{11n}\Big].\qquad$ $(1)$

Sau đây là bảng số dư khi chia $m^2$ cho $3$ và $5$

$$\begin{array}{c|ccccccccccccccc} m&0 & 1&2&3&4&5&6&7&8&9&10&11&12&13&14\\ \hline m^2\equiv\ \ ?\pmod{3} & 0 & 1&1 & 0 & 1&1 & 0 & 1&1 & 0 & 1&1 & 0 & 1&1\\ \hline m^2\equiv\ \ ?\pmod{5} & 0 & 1&4 & 4 & 1&0 &1 & 4&4 & 1 & 0&1 & 4 & 4&1\end{array}$$

Dựa vào bảng này thì ta thấy rằng với số $n$ cho trước thì trong $12$ số nguyên liên tiếp luôn tồn tại $m$ sao cho

$$\left\{\begin{gathered}m^2-n\equiv 0\pmod{2}\\ m^2-n\not\equiv 0\pmod{3}\\m^2-n\not\equiv 0\pmod{5}\end{gathered}\right.\qquad \color{red}{(2)}$$

Từ $(1)$ và $(2)$ suy ra tồn tại số nguyên $m$ thỏa mãn hệ đồng dư $(2)$ và $n+40\le m^2\le 11n$. Phần còn lại thì tương tự ở trên của mình. 

 

Chú thích: Tại sao phải là $12$ số nguyên liên tiếp?


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nhungvienkimcuong: 21-08-2022 - 15:39

Đừng khóc vì chuyện đã kết thúc hãy cười vì chuyện đã xảy ra ~O) 
Thật kì lạ anh không thể nhớ đến tên mình mà chỉ nhớ đến tên em :wub:
Chúa tạo ra vũ trụ của con người còn em tạo ra vũ trụ của anh :ukliam2:


#10
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết


Chú thích (Định lí Sylvester): Cho hai số nguyên dương $a,b$ sao cho $\gcd(a,b)=1$, khi đó với mọi $n\ge ab-a-b+1$ thì phương trình $ax+by=n$ luôn có nghiệm tự nhiên $x,y$.

Với $n\ge ab-a-b+1$ thì
Phương trình $ a(x+1)+b(y+1)=n+a+b\Leftrightarrow ax’+by’=n’$ luôn có nghiệm nguyên dương $x’,y’$
Ở đó $n’=n+a+b\ge ab-a-b+1+a+b>ab$
Lập luận này có gì sai không Phát?
Hay nói cách khác là điều kiện để $ax+by=n$ có nghiệm nguyên dương $x,y$ là $n>ab$
Tất nhiên phải có $\gcd(a,b)=1$
——
Em lăn tăn vụ một trong hai số $b$ hoặc $c$ có thể bằng $0$ nên nghĩ hơi nhiều rồi. “Tăng” điều kiện của $n$ lên là có nghiệm nguyên dương thôi, phải không nào!

#11
nhungvienkimcuong

nhungvienkimcuong

    Thiếu úy

  • Hiệp sỹ
  • 675 Bài viết

Em lăn tăn vụ một trong hai số $b$ hoặc $c$ có thể bằng $0$ nên nghĩ hơi nhiều rồi. “Tăng” điều kiện của $n$ lên là có nghiệm nguyên dương thôi, phải không nào!

Đúng rồi thầy ạ  :icon6: . Vậy lời giải ở trên của thầy là chuẩn rồi.

Ngoài ra với cách làm của thầy thì hoàn toàn có thể tìm được một điều kiện khá ổn cho bài tổng quát anh Hân nêu ở trên nữa.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nhungvienkimcuong: 21-08-2022 - 18:13

Đừng khóc vì chuyện đã kết thúc hãy cười vì chuyện đã xảy ra ~O) 
Thật kì lạ anh không thể nhớ đến tên mình mà chỉ nhớ đến tên em :wub:
Chúa tạo ra vũ trụ của con người còn em tạo ra vũ trụ của anh :ukliam2:


#12
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết

Chờ lời giải của em từ trưa đến giờ ^_^
Cách làm dưới đây cũng tương tự sử dụng định lý Sylvester, em xem có sai ở đâu không nhé!
Ta sẽ xây dựng nghiệm cho phương trình
$$n+10b+12c=m^2$$
sao cho $b+c<n$
Hay $5b+6c=\frac{m^2-n}{2}\;\;\;(*)$
Theo định lý Sylvester thì điều kiện cần để $(*)$ có nghiệm là $\frac{m^2-n}{2}>5\times 6=30$
$\Rightarrow m>\sqrt{n+60}$
Đặt $m=\left\lfloor \sqrt{n}\right\rfloor +x$
trong đó $x+ \left\lfloor \sqrt{n}\right\rfloor\equiv n\mod{2} $
Ta cho: $m>\sqrt n -1+x>\sqrt{n+60}$ suy ra $x>\sqrt{n+60}-\sqrt{n}+1$
Lại cần có: $5(b+c)<5b+6c=\frac{m^2-n}{2}\le \frac{(x+\sqrt n)^2-n}{2}<5n $
Suy ra $x<\sqrt{11n}-\sqrt n$
Để đảm bảo cho trong khoảng $(\sqrt{n+60}-\sqrt{n}+1<x<\sqrt{11n}-\sqrt{n})$ có ít nhất hai số nguyên (1 chẵn 1 lẻ), ta cần giải bất phương trình
$\sqrt{n+60}-\sqrt{n}+3<\sqrt{11n}-\sqrt{n} $
Kết quả cho ta $n\ge 12$
——
Kết hợp với bảng trên ta có điều phải chứng minh

Nói mới để ý, tại sao chúng ta cần có ít nhất hai số nguyên trong khoảng $\left] {\sqrt{n+60}-\sqrt{n}+1; \sqrt{11n}-\sqrt{n}} \right[$ vậy thầy?


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#13
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết

Nói mới để ý, tại sao chúng ta cần có ít nhất hai số nguyên trong khoảng $\left] {\sqrt{n+60}-\sqrt{n}+1; \sqrt{11n}-\sqrt{n}} \right[$ vậy thầy?

Nói mới để ý, tại sao chúng ta cần có ít nhất hai số nguyên trong khoảng $\left] {\sqrt{n+60}-\sqrt{n}+1; \sqrt{11n}-\sqrt{n}} \right[$ vậy thầy?

Ta cần $m\equiv n\mod 2$ để $\frac{m^2-n}{2}\in \mathbb Z$ ($m$ và $n$ cùng tính chẵn lẻ)
Mặt khác do ta chọn $m=\left\lfloor \sqrt n \right\rfloor +x$
Làm sao biết được $\left\lfloor \sqrt n \right\rfloor $ chẵn hay lẻ?
Vì vậy ta cần khoảng lựa chọn cho $x$ có ít nhất $2$ số nguyên liên tiếp.
- Ví dụ với $n=12$ thì $\left\lfloor \sqrt{12} \right\rfloor=3 $ ta cần chọn $m=3+x$ chẵn, hay $x$ lẻ
Khoảng $\sqrt{72}-\sqrt{12}+1<x<\sqrt{132}-\sqrt{12}\Leftrightarrow 6.02..<x<8.02..\Rightarrow x\in\{7,8\}$ Chọn được $x=7$ Nên $m=10$.
- Nếu $n=11$ thì $\left\lfloor \sqrt{11} \right\rfloor=3$
$\sqrt{71}-\sqrt{11}+1<x<11-\sqrt{11}\Leftrightarrow 6.1..<x<7.6..\Rightarrow x=7$
Vậy $m=3+7=10$ nhưng $\frac{m^2-n}{2}=\frac{100-11}{2}\not\in\mathbb Z$
•_•
Ok chưa Hân?
Về bài toán tổng quát Hân đề nghị thì có thể giải được có điều phải xét đến 4 cái $\gcd$ để phân loại… nhìn không yêu lắm!





Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: số chính phương, partition, integer

2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 2 khách, 0 thành viên ẩn danh