Đến nội dung

Hình ảnh

$AT$ là trục đẳng phương của hai đường tròn $(AMC)$ và $(ABN)$.

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 1 trả lời

#1
KietLW9

KietLW9

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1737 Bài viết

$\textbf{Bài toán (Sáng tác?).}$ Cho $\Delta ABC$ nhọn, không cân có $(I)$ là tâm đường tròn nội tiếp và $H,K$ là tâm đường tròn bàng tiếp góc $B,C$ của $\Delta ABC$. $(I)$ tiếp xúc với $CA,AB$ tại $E,F$. 

a) Chứng minh rằng $(HAF)$ và $(KAE)$ cắt nhau tại một điểm $T$ khác $A$ trên đường tròn $(ABC)$

b) Gọi $M,N$ là giao điểm thứ hai của $HE,KF$ với $(I)$. Chứng minh rằng $AT$ là trục đẳng phương của hai đường tròn $(AMC)$ và $(ABN)$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi KietLW9: 14-09-2022 - 14:22

Trong cuộc sống không có gì là đẳng thức , tất cả đều là bất đẳng thức  :ukliam2:   :ukliam2: 

 

 

$\text{LOVE}(\text{KT}) S_a (b - c)^2 + S_b (c - a)^2 + S_c (a - b)^2 \geqslant 0\forall S_a,S_b,S_c\geqslant 0$

 

 

 


#2
Hoang72

Hoang72

    Thiếu úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 539 Bài viết

hình vẽ.png

a) Gọi $X$ là điểm đối xứng của $F$ qua $B$, $Y$ là điểm đối xứng của $E$ qua $C$.

$(I)$ tiếp xúc với $BC$ tại $D$.

Ta chứng minh $A,K,E,X$ đồng viên.

Lấy $C'$ là điểm đối xứng của $C$ qua phân giác ngoài góc $B$.

Khi đó $\Delta KXC' = \Delta KEC(c.g.c)\Rightarrow \angle KXC' = \angle KEC$

$\Rightarrow \angle KXA = \angle KEA\Rightarrow A,K,E,X$ đồng viên.

Tương tự, $A,H,F,Y$ đồng viên.

Gọi $T$ là giao của $(HAF)$ và $(KAE)$.

Thế thì $\Delta TXF\backsim TEY(g.g)\Rightarrow \angle TBF = \angle TCY$ (góc tạo bởi hai đường trung tuyến và cạnh tương ứng)

$\Rightarrow T\in (ABC)$.

b) Ta chứng minh bài toán con sau: Cho tam giác $ABC$, đường tròn nội tiếp $(I)$ tiếp xúc với $BC,CA,AB$ lần lượt tại $D,E,F$.

Gọi $I_a$ là tâm bàng tiếp góc $A$, $I_aD$ cắt lại $(I)$ tại $G$.

Khi đó $(BGC)$ tiếp xúc $(I)$ và $I_a,G,E,C$ đồng viên; $I_a,G,F,B$ đồng viên.

ý phụ.png

Chứng minh: $EF$ cắt $BC$ tại $L$.

Lấy $S$ là trung điểm của $LD$, $M$ là trung điểm của $BC$, $H$ là hình chiếu của $I_a$ trên $BC$.

Theo hệ thức Maclaurin, ta có $DM.DL = DB.DC$

$\Rightarrow DH.DS = DB.DC$.

Lại có $DB.DC = HC.DC = ID . HI_a\Rightarrow DH.DS = ID . HI_a$

$\Rightarrow \Delta DHI_a\backsim\Delta IDS(c.g.c)$

$\Rightarrow DI_a\perp SI$.

Mà $(SD,BC) =-1\Rightarrow S,D$ liên hợp đối với $(I)$, suy ra $DI_a$ là đường đối cực của $S$ đối với $(I)$.

Dẫn đến $SG$ là tiếp tuyến tới $(I)$, hay $SG^2 = SD^2 = \overline{SB}.\overline{SC}$

$\Rightarrow SG$ là tiếp tuyến của $(BGC)$

$\Rightarrow (BGC)$ tiếp xúc $(I)$.

Từ đây biến đổi góc dễ có $I_a,G,E,C$ đồng viên; $I_a,G,F,B$ đồng viên.

 

Trở lại bài toán, nhận thấy $M\in (AFH)$ và $N\in (AEK)$, đồng thời hai đường tròn này tiếp xúc với $(I)$ lần lượt tại $M,N$.

Cho $FM,EN$ cắt nhau tại $Q$ thì dễ thấy $Q\in AT$.

Gọi $V$ là giao tiếp tuyến tại $M,N$ của $(I)$.

Theo định lý Pascal ta có $A,V,Q$ thẳng hàng.

Dẫn đến $V\in AT$.

Mà $V$ thuộc tđp của $(AMC), (ABN)$ nên ta có đpcm.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Hoang72: 14-09-2022 - 22:56





2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 2 khách, 0 thành viên ẩn danh