Đến nội dung

Hình ảnh

...có tổng các phần tử là bội số của 3

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
Nobodyv3

Nobodyv3

    Generating Functions Faithful

  • Thành viên
  • 940 Bài viết
1/ Có bao nhiêu số tự nhiên có 8 chữ số mà các chữ số này xuất hiện ít nhất 2 lần.
2/ Có bao nhiêu tập con của $\left\{ 1,2,3,...,300 \right \}$ có tổng các phần tử là bội số của 3.
3/ Có bao nhiêu tập con 6 phần tử của $\left\{ 0,1,2,3,...,9\right \}$ có tổng các phần tử là bội số của 3.
Em thích những bài như thế này, nhưng không biết đã post chưa!
===========
Thà rót cho ta..... trăm nghìn chung... rượu độc ...miễn sao đừng bắt em làm toán!..hu hu...

#2
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

2/ Có bao nhiêu tập con của $\left\{ 1,2,3,...,300 \right \}$ có tổng các phần tử là bội số của 3.

Gọi $A=\left \{ 3,6,9,...,300 \right \}$ ; $B=\left \{ 1,4,7,...,298 \right \}$ ; $C=\left \{ 2,5,8,...,299 \right \}$

Một tập con thỏa mãn điều kiện đề bài sẽ gồm $m$ phần tử thuộc $A$, $3n+q$ phần tử thuộc $B$ và $3p+q$ phần tử thuộc $C$

($0\leqslant m\leqslant 100$ ; $0\leqslant n,p\leqslant 33$ ; $0\leqslant q\leqslant 2$)

$\textbf{TH1}$ ($q=0$)

+ Chọn $m$ phần tử thuộc $A$ : $2^{100}$ cách.

+ Chọn $3n$ phần tử thuộc $B$ : $C_{100}^0+C_{100}^3+C_{100}^6+...+C_{100}^{99}=\frac{2^{100}-1}{3}$ cách

+ Chọn $3p$ phần tử thuộc $C$ : $C_{100}^0+C_{100}^3+C_{100}^6+...+C_{100}^{99}=\frac{2^{100}-1}{3}$ cách

$\textbf{TH2}$ ($q=1$)

+ Chọn $m$ phần tử thuộc $A$ : $2^{100}$ cách.

+ Chọn $3n+1$ phần tử thuộc $B$ : $C_{100}^1+C_{100}^4+C_{100}^7+...+C_{100}^{100}=\frac{2^{100}-1}{3}$ cách

+ Chọn $3p+1$ phần tử thuộc $C$ : $C_{100}^1+C_{100}^4+C_{100}^7+...+C_{100}^{100}=\frac{2^{100}-1}{3}$ cách

$\textbf{TH3}$ ($q=2$)

+ Chọn $m$ phần tử thuộc $A$ : $2^{100}$ cách.

+ Chọn $3n+2$ phần tử thuộc $B$ : $C_{100}^2+C_{100}^5+C_{100}^8+...+C_{100}^{98}=\frac{2^{100}+2}{3}$ cách

+ Chọn $3p+2$ phần tử thuộc $C$ : $C_{100}^2+C_{100}^5+C_{100}^8+...+C_{100}^{98}=\frac{2^{100}+2}{3}$ cách

 

Số tập con thỏa mãn yêu cầu đề bài là :

$2^{100}\left [ 2\left ( \frac{2^{100}-1}{3} \right )^2+\left ( \frac{2^{100}+2}{3} \right )^2 \right ]=2^{100}\left ( \frac{2^{200}+2}{3} \right )$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi chanhquocnghiem: 16-12-2022 - 22:59

...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#3
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

3/ Có bao nhiêu tập con 6 phần tử của $\left\{ 0,1,2,3,...,9\right \}$ có tổng các phần tử là bội số của 3.

Đặt $A=\left \{ 0,3,6,9 \right \}$ ; $B=\left \{ 1,4,7 \right \}$ ; $C=\left \{ 2,5,8 \right \}$.

$\textbf{TH1}$ (Có $1$ tập không đóng góp phần tử nào, $2$ tập còn lại, mỗi tập đóng góp $3$ phần tử)

Có $C_4^3C_3^3+C_4^3C_3^3+C_3^3C_3^3=9$ tập con.

$\textbf{TH2}$ (Cả $3$ tập đều có đóng góp phần tử)

Có $C_4^4C_3^1C_3^1+C_4^2C_3^2C_3^2=63$ tập con.

Đáp án là $9+63=72$ tập con thỏa mãn.
 


...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#4
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

1/ Có bao nhiêu số tự nhiên có 8 chữ số mà các chữ số này xuất hiện ít nhất 2 lần.

$\textbf{TH1}$ (chỉ có $1$ loại chữ số, tức là $8$ chữ số giống nhau) : $9$ số.

$\textbf{TH2}$ (có $2$ loại chữ số)

Có $(C_9^1C_8^2C_8^1+C_9^1C_7^1+C_9^1C_7^5)+(C_9^1C_8^3C_8^1+C_9^1C_7^2+C_9^1C_7^4)+(C_9^2C_8^4+C_9^1C_7^3)=9639$

$\textbf{TH3}$ (có $3$ loại chữ số)

Có $(C_9^1C_8^4C_8^2C_4^2+C_7^4C_9^2C_4^2+C_7^2C_9^1C_6^2C_8^1)+(C_9^1C_8^2C_8^2C_6^3+C_7^2C_9^2C_6^3+C_7^3C_9^1C_5^2C_8^1)=317520$

$\textbf{TH4}$ (có $4$ loại chữ số)

Có $C_9^4C_8^2C_6^2C_4^2+C_7^2C_9^3C_6^2C_4^2=476280$

Vậy số số tự nhiên thỏa mãn yêu cầu đề bài là $9+9639+317520+476280=803448$.
 


...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#5
Nobodyv3

Nobodyv3

    Generating Functions Faithful

  • Thành viên
  • 940 Bài viết
2/Hàm sinh cho tổng các phần tử của 1 tập con là :
$f(x)=(x+1)(x^2+1)(x^3+1)...(x^{300}+1)$ trong đó hệ số của $x^k$ là số tập con có tổng các phần tử là $k$.
Gọi $\omega $ là một căn bậc 3 nguyên thủy của đơn vị thì ta có $\omega ^3=1$ và $(\omega +1)(\omega ^2+1)=1$. Nhận thấy :
$f(1)=2^{300}\\
f(\omega) =(\omega +1)(\omega ^2+1)(\omega ^3+1)...(\omega ^{300}+1)=2^{100}\\
f(\omega^2) =2^{100}$
Do đó đáp án là :
$\frac {f(1)+f(\omega) +f(\omega ^2)}{3}=\boldsymbol {\frac {2^{300}+2^{101}}{3}}$
===========
Thà rót cho ta..... trăm nghìn chung... rượu độc ...miễn sao đừng bắt em làm toán!..hu hu...

#6
Nobodyv3

Nobodyv3

    Generating Functions Faithful

  • Thành viên
  • 940 Bài viết
3/ Ta có hàm sinh 2 biến như sau:
$$f(x,y)=(1+y)(1+xy)(1+x^2y)...(1+x^9y)$$
trong đó số mũ của $x$ là tổng các phần tử và số mũ của $y$ là số phần tử trong tập con.
Gọi $\omega $ là một căn bậc 3 nguyên thủy của đơn vị thì ta có hàm sinh $g(y)=\frac {f(1,y)+f(\omega, y)+f(\omega ^2,y)}{3}$.
Ta thấy :
$f(1,y)=(1+y)^{10}\\
f(\omega, y)=(1+y)(1+\omega y)(1+\omega ^2y)...(1+\omega ^9y)=(1+y)^4(1+\omega y)^3(1+\omega ^2y)^3\\
f(\omega^2, y)=(1+y)(1+\omega^2 y)(1+\omega ^4y)...(1+\omega ^{18}y)=(1+y)^4(1+\omega y)^3(1+\omega ^2y)^3$
Do đó :
$g(y)=\frac {(1+y)^{10}+2(1+y)^4(1+\omega y)^3(1+\omega ^2y)^3}{3}=\frac {(1+y)^{10}+2(1+y)(1+y^3)^3}{3}$ trong đó hệ số của $y^k$ là số tập con $k$ phần tử có tổng các phần tử là bội số của 3. Như vậy đáp án là hệ số của $y^6$ và bằng
$\frac {\binom {10}{6}+2.\binom {3}{2}}{3}=\frac {210+6}{3}=\boldsymbol {72}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nobodyv3: 17-12-2022 - 14:10

===========
Thà rót cho ta..... trăm nghìn chung... rượu độc ...miễn sao đừng bắt em làm toán!..hu hu...

#7
Nobodyv3

Nobodyv3

    Generating Functions Faithful

  • Thành viên
  • 940 Bài viết
1/ Hàm sinh cho số các số 8 chữ số kể cả chữ số 0 đứng đầu :
$f(x)=\left (1+ \frac {x^2}{2!}+\frac {x^3}{3!}+ \frac {x^4}{4!}+ \frac {x^5}{5!}+ \frac {x^6}{6!}+ \frac {x^7}{7!}+ \frac {x^8}{8!} \right )^{10}\\
\Longrightarrow 8!\left[x^8 \right ]f(x)=892720$ Vì các chữ số có vai trò như nhau nên số các số 8 chữ số thỏa yêu cầu là $\frac {9}{10}\cdot 892720=\boldsymbol {803448}$
===========
Thà rót cho ta..... trăm nghìn chung... rượu độc ...miễn sao đừng bắt em làm toán!..hu hu...

#8
Nobodyv3

Nobodyv3

    Generating Functions Faithful

  • Thành viên
  • 940 Bài viết
1/....hoặc là ta tính tiếp :
Hàm sinh cho số các số 8 chữ số có chữ số 0 đứng đầu :
$g(x)=\left (x+ \frac {x^2}{2!}+\frac {x^3}{3!}+ \frac {x^4}{4!}+ \frac {x^5}{5!}+ \frac {x^6}{6!}+\frac {x^7}{7!} \right )  \left (1+ \frac {x^2}{2!}+\frac {x^3}{3!}+ \frac {x^4}{4!}+ \frac {x^5}{5!}+ \frac {x^6}{6!} \right )^{9}\\
\Longrightarrow 7!\left[x^7 \right ]g(x)=89272$ Số các số thỏa yêu cầu là :
$892720-89272=\boldsymbol {803448}$
===========
Thà rót cho ta..... trăm nghìn chung... rượu độc ...miễn sao đừng bắt em làm toán!..hu hu...




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh