Đến nội dung

Hình ảnh

Có bao nhiêu số 4 chữ số khác nhau chia hết cho 6 và tổng các chữ số cũng chia hết cho 6.

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 13 trả lời

#1
Nobodyv3

Nobodyv3

    Generating Functions Faithful

  • Thành viên
  • 940 Bài viết
Có bao nhiêu số 4 chữ số khác nhau chia hết cho 6 và tổng các chữ số cũng chia hết cho 6.
===========
Thà rót cho ta..... trăm nghìn chung... rượu độc ...miễn sao đừng bắt em làm toán!..hu hu...

#2
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Bấm máy thì ra kết quả là $752$.
87F856E8-4237-486C-B974-E4F8CD99A515.jpeg
Để từ từ tìm cách tính :D

#3
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Lại vội vàng không đọc kỹ đề.
$752$ là số các số có $4$ chữ số chia hết cho $6$ có tổng chữ số cũng chia hết cho $6$. Mà quên mất rằng “các chữ số khác nhau

$A\{0,6\};\;B\{1,7\};\;C\{2,8\};\;D\{3,9\};\{4\};\;\{5\}$

- Tận cùng $0$
$6\equiv 1(7)+2(8)+3(9)\equiv 1+7+4\equiv 6+3+9\equiv$ $\equiv 2(8)+4+6\equiv 4+3(9)+5\equiv 5+1(7)+6\pmod 6$
$S_6=48+6+6+12+12+12=96$
- Tận cùng $6$
$6\equiv 1(7)+2(8)+3(9)\equiv 1+7+4\equiv 0+3+9\equiv$ $\equiv 2(8)+4+0\equiv 4+3(9)+5\equiv 5+1(7)+0\pmod 6$
$S_6=48+6+4+8+12+8=86$
- Tận cùng $2$
$4\equiv 0+6+4\equiv 0+1(7)+3(9)\equiv 6+1(7)+3(9)\equiv$ $\equiv 1+7+8\equiv 4+3+9\equiv 5+3(9)+8\equiv 5+4+1(7)\pmod 6$
$S_2=S_8=4+16+24+6+6+12+12=80$
- Tận cùng là $4$
$2\equiv 0+1+7\equiv 6+1+7\equiv 0+6+2(8)\equiv $
$0+3(9)+5\equiv 6+3(9)+5\equiv 5+1(7)+2(8)\equiv 3+9+2(8)\pmod 6$
$S_4=4+6+8+8+12+24+12=74$
Vậy tổng cộng có $96+86+80+80+74=416$ số thoả đề
——

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hxthanh: 27-04-2023 - 05:49
Cảm ơn 2 chuyên gia


#4
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

Có bao nhiêu số 4 chữ số khác nhau chia hết cho 6 và tổng các chữ số cũng chia hết cho 6.

Gọi $A=\left \{ 0,3,6,9 \right \}$ ; $B=\left \{ 1,4,7 \right \}$ ; $C=\left \{ 2,5,8 \right \}$

$\mathbf{TH1}$ : ($2$ chữ số lẻ, $2$ chữ số chẵn trong đó có chữ số $0$)

a) Cả $4$ chữ số thuộc $A$ : Có $C_4^4=1$ bộ (đó là $(0,3,6,9)$)

b) $3$ chữ số thuộc $B$, $1$ chữ số thuộc $A$ : $1$ bộ (là $(0,1,4,7)$)

c) $1$ cs thuộc $B$ (ký hiệu $b$), $1$ cs thuộc $C$ (ký hiệu $c$), $2$ cs thuộc $A$ :

   - Nếu $b+c\equiv 3\ (mod\ 6)$ (có $5$ tình huống như vậy) thì có $2$ bộ.

   - Nếu $b+c\equiv 0\ (mod\ 6)$ (có $2$ tình huống như vậy) thì có $1$ bộ.

   Vậy TH1c này có $5.2+2.1=12$ bộ.

  Mỗi bộ lập được $10$ số $\rightarrow$ TH1 có $10.(1+1+12)=140$ số.

$\mathbf{TH2}$ : ($2$ chữ số lẻ, $2$ chữ số chẵn, không có chữ số $0$)

a) $3$ chữ số thuộc $B$, $1$ chữ số thuộc $A$ : $1$ bộ (là $(6,1,4,7)$)

b) $3$ chữ số thuộc $C$, $1$ chữ số thuộc $A$ : $2$ bộ (là $(2,5,8,3)$ và $(2,5,8,9)$)

c) $1$ cs thuộc $B$ (ký hiệu $b$), $1$ cs thuộc $C$ (ký hiệu $c$), $2$ cs thuộc $A$ :

   - Nếu $b+c\equiv 3\ (mod\ 6)$ (có $5$ tình huống như vậy) thì có $2$ bộ.

   - Nếu $b+c\equiv 0\ (mod\ 6)$ (có $2$ tình huống như vậy) thì có $1$ bộ.

   Vậy TH2c này có $5.2+2.1=12$ bộ.

d) $2$ chữ số thuộc $B$ (ký hiệu $b_1,b_2$), $2$ chữ số thuộc $C$ :

   - Nếu $b_1+b_2\equiv 2\ (mod\ 6)$ thì có $1$ bộ (là $(1,7,2,8)$)

   - Nếu $b_1+b_2\equiv 5\ (mod\ 6)$ (có $2$ tình huống như vậy) thì có $2$ bộ

   Vậy TH2d này có $1+2.2=5$ bộ.

  Mỗi bộ lập được $12$ số $\rightarrow$ TH2 có $12.(1+2+12+5)=240$ số.

$\mathbf{TH3}$ : ($4$ chữ số chẵn) Có $2$ bộ (là $(0,2,4,6)$ và $(0,8,4,6)$)

  Mỗi bộ lập được $18$ số $\rightarrow$ TH3 có $18.2=36$ số.

 

Vậy có tổng cộng $140+240+36=416$ số thỏa mãn điều kiện đề bài.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi chanhquocnghiem: 26-04-2023 - 22:29

...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#5
Nobodyv3

Nobodyv3

    Generating Functions Faithful

  • Thành viên
  • 940 Bài viết
Với sự trợ giúp của máy tính, ta tính :
$\bullet $ Số các số tận cùng là $0$:
Hàm sinh :
$$\begin {align*}
f(x,y)&=(1+xy)(1+x^2y)(1+x^3y)(1+x^4y)(1+x^5y)\\
&(1+x^6y)(1+x^7y)(1+x^8y)(1+x^9y)\\
\Rightarrow [y^3]f(x,y)&=q(x)\\
\Rightarrow [x^{6k}]q(x)&=16
\end{align*}$$Vậy, ta được $3!16=\boldsymbol {96}$ số
$\bullet $ Số các số tận cùng là $2$:
Hàm sinh :
$$\begin {align*}
f(x,y)&=(1+y)(1+xy)(1+x^3y)(1+x^4y)(1+x^5y)
\\
&(1+x^6y)(1+x^7y)(1+x^8y)(1+x^9y)\\
\Rightarrow [y^3]f(x,y)&=q(x)
\end {align*}$$Đặt $r(x)$ là tổng các số hạng có bậc là $3k+1$ trong $q(x)$, mà các số hạng này  có bậc nếu cộng với 2 thì chia hết cho 6. Tdụ : $q(x)$ có 1 số hạng $3x^{16} $ được giữ lại trong $r(x)$ vì 16+2=18 chia hết cho 6. Số các số 4 chữ số kể cả chữ số 0 có nghĩa :
$3![x^{3k+1}]r(x)=3!15$
Với lập luận như trên, ta có số các số có 3 chữ số và không có chữ số 0 là $2!5$
Vậy, ta được $3!15-2!5=\boldsymbol {80}$ số
$\bullet $ Số các số tận cùng là $4$:
Lập luận như trên, ta có hàm sinh :
$$\begin {align*}
f(x,y)&=(1+y)(1+xy)(1+x^3y)(1+x^2y)(1+x^5y)
\\
&(1+x^6y)(1+x^7y)(1+x^8y)(1+x^9y)\\
\Rightarrow [y^3]f(x,y)&=q(x)
\end {align*}$$ Đặt $r(x)$ gồm các số hạng có bậc là $3k+2$ mà các số hạng này có bậc nếu cộng với 4 thì chia hết cho 6 thì số các số 4 chữ số kể cả chữ số 0 có nghĩa :
$3![x^{3k+2}]r(x)=3!14$
Với lập luận như trên, ta có số các số có 3 chữ số và không có chữ số 0 là $2!5$
Vậy, ta được $3!14-2!5=\boldsymbol {74}$ số
$\bullet $ Số các số tận cùng là $6$:
Lập luận như trên, ta có hàm sinh :
$$\begin {align*}
f(x,y)&=(1+y)(1+xy)(1+x^3y)(1+x^2y)(1+x^5y)
\\
&(1+x^4y)(1+x^7y)(1+x^8y)(1+x^9y)\\
\Rightarrow [y^3]f(x,y)&=q(x)
\end {align*}$$ Đặt $r(x)$ là tổng các số hạng có bậc là $3k$ trong $q(x)$ mà bậc các số hạng này nếu cộng với 6 thì chia hết cho 6. Số các số 4 chữ số kể cả chữ số 0 có nghĩa :
$3![x^{3k}]r(x)=3!16$
Với lập luận như trên, ta có số các số có 3 chữ số và không có chữ số 0 là $2!5$
Vậy, ta được $3!16-2!5=\boldsymbol {86}$ số
$\bullet $ Số các số tận cùng là $8$:
Lập luận như trên, ta có hàm sinh :
$$\begin {align*}
f(x,y)&=(1+y)(1+xy)(1+x^3y)(1+x^2y)(1+x^5y)
\\
&(1+x^6y)(1+x^7y)(1+x^4y)(1+x^9y)\\
\Rightarrow [y^3]f(x,y)&=q(x)
\end {align*}$$  Đặt $r(x)$ gồm các số hạng có bậc là $3k+1$, mà các số hạng có bậc nếu cộng với 8 thì chia hết cho 6 thì số các số 4 chữ số kể cả chữ số 0 có nghĩa :
$3![x^{3k+1}]r(x)=3!15$
Với lập luận như trên, ta có số các số có 3 chữ số và không có chữ số 0 là $2!5$
Vậy, ta được $3!15-2!5=\boldsymbol {80}$ số
Cho nên số các số thỏa yêu cầu là :
$$96+80+74+86+80=\boldsymbol {416}$$ số
===========
Thà rót cho ta..... trăm nghìn chung... rượu độc ...miễn sao đừng bắt em làm toán!..hu hu...

#6
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Cảm ơn @chanhquocnghiem , @Nobodyv3 , mình đã tìm ra lỗi sai ở đâu (đã sửa)
Quay lại bài toán, bỏ đi điều kiện các chữ số khác nhau, kết quả là $752$. Các bạn thử tính xem!

#7
Nobodyv3

Nobodyv3

    Generating Functions Faithful

  • Thành viên
  • 940 Bài viết

Cảm ơn @chanhquocnghiem , @Nobodyv3 , mình đã tìm ra lỗi sai ở đâu (đã sửa)
Quay lại bài toán, bỏ đi điều kiện các chữ số khác nhau, kết quả là $752$. Các bạn thử tính xem!

Số nhỏ nhất thỏa đề bài là số $1014$ và lớn nhất là số $9984$, do đó số các số thỏa yêu cầu là :
$\frac {9984-1014}{18}+1=$
Edited.
Em còn đếm nhầm không nhỉ? Sai rồi.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nobodyv3: 27-04-2023 - 14:13

===========
Thà rót cho ta..... trăm nghìn chung... rượu độc ...miễn sao đừng bắt em làm toán!..hu hu...

#8
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết

Số nhỏ nhất thỏa đề bài là số $1002$ và lớn nhất là số $9984$, do đó số các số thỏa yêu cầu là :
$\frac {9984-1002}{6}+1=1498$

Em có đếm nhầm không nhỉ?

$1002$ có tổng các chữ số bằng $3$ đâu có chia hết cho $6$?

#9
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

Cảm ơn @chanhquocnghiem , @Nobodyv3 , mình đã tìm ra lỗi sai ở đâu (đã sửa)
Quay lại bài toán, bỏ đi điều kiện các chữ số khác nhau, kết quả là $752$. Các bạn thử tính xem!

Ta có hàm sinh :

$f(x)=\frac{x(1-x^9)}{1-x}.\left ( \frac{1-x^{10}}{1-x} \right )^2.\frac{1-x^{10}}{1-x^2}=\frac{(x-x^{10})(1-x^{10})^3}{(1-x)^3(1-x^2)}$

   $=(x-x^{10}-3x^{11}+3x^{20}+3x^{21}-3x^{30}-...)\sum_{i=0}^{\infty}C_{i+2}^2x^i\sum_{k=0}^{\infty}x^{2k}$

1) Tính $\left [ x^6 \right ]f(x)=\left [ x^{30} \right ]f(x)=m$ :

  + $k=0\rightarrow C_7^2$

  + $k=1\rightarrow C_5^2$

  + $k=2\rightarrow C_3^2$

     $\Rightarrow m=C_7^2+C_5^2+C_3^2=34$

2) Tính $\left [ x^{12} \right ]f(x)=\left [ x^{24} \right ]f(x)=n$ :

  + $k=0\rightarrow C_{13}^2-C_4^2-3C_3^2$

  + $k=1\rightarrow C_{11}^2-C_2^2$

  + $k=2\rightarrow C_{9}^2$

  + .....................................

  + $k=5\rightarrow C_{3}^2$

     $\Rightarrow n=(C_3^2+C_5^2+C_7^2+...+C_{13}^2)-(C_2^2+C_4^2)-3C_3^2=187$

3) Tính $\left [ x^{18} \right ]f(x)=p$

  + $k=0\rightarrow C_{19}^2-C_{10}^2-3C_9^2$

  + $k=1\rightarrow C_{17}^2-C_8^2-3C_7^2$

  + $k=2\rightarrow C_{15}^2-C_6^2-3C_5^2$

  + $k=3\rightarrow C_{13}^2-C_4^2-3C_3^2$

  + $k=4\rightarrow C_{11}^2-C_2^2$

  + $k=5\rightarrow C_9^2$

  + .....................................

  + $k=8\rightarrow C_3^2$

     $\Rightarrow p=(C_3^2+C_5^2+...+C_{19}^2)-(C_2^2+C_4^2+...+C_{10}^2)-3(C_3^2+C_5^2+...+C_9^2)=310$

 

  Vậy đáp án là $\left ( \left [ x^6 \right ]+\left [ x^{12} \right ]+\left [ x^{18} \right ]+\left [ x^{24} \right ]+\left [ x^{30} \right ] \right )f(x)=2m+2n+p=2.34+2.187+310=752$.
 


...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#10
Nobodyv3

Nobodyv3

    Generating Functions Faithful

  • Thành viên
  • 940 Bài viết

Ta có hàm sinh :
$f(x)=\frac{x(1-x^9)}{1-x}.\left ( \frac{1-x^{10}}{1-x} \right )^2.\frac{1-x^{10}}{1-x^2}=\frac{(x-x^{10})(1-x^{10})^3}{(1-x)^3(1-x^2)}$
   $=(x-x^{10}-3x^{11}+3x^{20}+3x^{21}-3x^{30}-...)\sum_{i=0}^{\infty}C_{i+2}^2x^i\sum_{k=0}^{\infty}x^{2k}$
1) Tính $\left [ x^6 \right ]f(x)=\left [ x^{30} \right ]f(x)=m$ :
  + $k=0\rightarrow C_7^2$
  + $k=1\rightarrow C_5^2$
  + $k=2\rightarrow C_3^2$
     $\Rightarrow m=C_7^2+C_5^2+C_3^2=34$
2) Tính $\left [ x^{12} \right ]f(x)=\left [ x^{24} \right ]f(x)=n$ :
  + $k=0\rightarrow C_{13}^2-C_4^2-3C_3^2$
  + $k=1\rightarrow C_{11}^2-C_2^2$
  + $k=2\rightarrow C_{9}^2$
  + .....................................
  + $k=5\rightarrow C_{3}^2$
     $\Rightarrow n=(C_3^2+C_5^2+C_7^2+...+C_{13}^2)-(C_2^2+C_4^2)-3C_3^2=187$
3) Tính $\left [ x^{18} \right ]f(x)=p$
  + $k=0\rightarrow C_{19}^2-C_{10}^2-3C_9^2$
  + $k=1\rightarrow C_{17}^2-C_8^2-3C_7^2$
  + $k=2\rightarrow C_{15}^2-C_6^2-3C_5^2$
  + $k=3\rightarrow C_{13}^2-C_4^2-3C_3^2$
  + $k=4\rightarrow C_{11}^2-C_2^2$
  + $k=5\rightarrow C_9^2$
  + .....................................
  + $k=8\rightarrow C_3^2$
     $\Rightarrow p=(C_3^2+C_5^2+...+C_{19}^2)-(C_2^2+C_4^2+...+C_{10}^2)-3(C_3^2+C_5^2+...+C_9^2)=310$
 
  Vậy đáp án là $\left ( \left [ x^6 \right ]+\left [ x^{12} \right ]+\left [ x^{18} \right ]+\left [ x^{24} \right ]+\left [ x^{30} \right ] \right )f(x)=2m+2n+p=2.34+2.187+310=752$.

Great solution!
Bình loạn :
Nếu mình hiểu đúng ý thì tác giả đã :
- Lập hàm sinh cho các số chẵn.
- Rút hệ số để tính các số có tổng chữ số chia hết cho 6 (điều này đảm bảo các số này chia hết cho 3 suy ra chia hết cho 6).
Giải rất khéo, xin phép được học hỏi.
===========
Thà rót cho ta..... trăm nghìn chung... rượu độc ...miễn sao đừng bắt em làm toán!..hu hu...

#11
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Lời giải dưới đây không hay cho lắm nhưng lại thuận tiện khi dùng máy tính.
Ta có tổng các chữ số (trong hệ thập phân) của $n$ là:
$$S(n)=n-9\sum_{i\ge 1}\left\lfloor \frac{n}{10^i}\right\rfloor$$
(Chứng minh điều này không khó)
Xét $1000\le n=6k\le 9999$ Suy ra $167\le k\le 1666$
$S(6k)=6k-9\left(\left\lfloor \frac{3k}{5}\right\rfloor+ \left\lfloor \frac{3k}{50}\right\rfloor+ \left\lfloor \frac{3k}{500}\right\rfloor\right)$
Như vậy $S(6k)$ chia hết cho $6$ khi và chỉ khi
$\left(\left\lfloor \frac{3k}{5}\right\rfloor+ \left\lfloor \frac{3k}{50}\right\rfloor+ \left\lfloor \frac{3k}{500}\right\rfloor\right) $ chia hết cho $2$
(Bấm máy ta có kết quả 752 :D. Mà thật ra có thể “ước lượng” trong khoảng 1500 số cần kiểm tra có khoảng 750 số chẵn)
Điều này được thoả mãn khi trong $3$ số có 1 số chẵn 2 số lẻ hoặc cả $3$ số đều chẵn.
- Xét $\left\lfloor \frac{3k}{500}\right\rfloor=2m\Rightarrow 1\le m\le 4$, nên:
$k\in [334,499]\cup[667,833]\cup[1000,1166]\cup[1334,1499]$


To be continue…

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hxthanh: 28-04-2023 - 08:22


#12
Nobodyv3

Nobodyv3

    Generating Functions Faithful

  • Thành viên
  • 940 Bài viết
Tiếp đi thầy ơi!
===========
Thà rót cho ta..... trăm nghìn chung... rượu độc ...miễn sao đừng bắt em làm toán!..hu hu...

#13
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết

Tiếp đi thầy ơi!

… vì thấy cách này quá thủ công nên, không tiếp tục nữa!
Còn mỗi căn cứ vào bảng tuần hoàn modul mà xét chẵn lẻ
Cụ thể
\begin{array}{|c|c|c|c|c|c|c|c|c|c|c|}
\hline
k\!\mod\! 10&0&1&2&3&4&5&6&7&8&9\\
\hline
\left\lfloor\frac{3k}{5}\right\rfloor&c&c&l&l&c&l&l&c&c&l\\
\hline
\end{array}

\begin{array}{|c|c|c|c|c|c|c|}
\hline
k\!\!\mod\!\! 100\!\!&\!0..16\!&\!17..33\!&\!34..49\! &\!50..66\!&\!67..83\!&\!84..99\!\\
\hline
\left\lfloor\frac{3k}{50}\right\rfloor\!\!&c&l&c&l&c&l\\
\hline
\end{array}

Kết hợp lại
\begin{array}{|c|c|c|c|c|c|c|}
\hline
k\!\!\mod\!\! 100\!\!&\!0..16\!&\!17..33\!&\!34..49\! &\!50..66\!&\!67..83\!&\!84..99\!\\
\hline
\left\lfloor\frac{3k}{50}\right\rfloor\!\!&c&l&c&l&c&l\\
\hline
\left\lfloor\frac{3k}{5}\right\rfloor\!\!&8c,9l&9c,8l&8c,8l&8c,9l&9c,8l&8c,8l\\
\hline
\end{array}

———
Với $\left\lfloor\frac{3k}{500}\right\rfloor $ chẵn ta có $4$ đoạn
Căn cứ vào bảng trên, tính được
$[334,499]$ có $50+8+9+9+8=84$ số thoả
$[667,833]$ có $50+9+8+8+8=83$ số thoả
$[1000,1166]$ có $50+8+8+8+9=83$ số thoả
$[1334,1499]$ có $50+8+9+9+8=84$ số thoả
Với $\left\lfloor\frac{3k}{500}\right\rfloor $ lẻ ta có $5$ đoạn
$[167,333]$ có $50+8+8+9+9=84$ số thoả
$[500,666]$ có $50+9+9+8+8=84$ số thoả
$[834,999]$ có $50+8+8+8+8=82$ số thoả
$[1167,1333]$ có $50+8+8+9+9=84$ số thoả
$[1500,1666]$ có $50+9+9+8+8=84$ số thoả
Tổng kết lại có tất cả
$(84+83+83+84)+(84+84+82+84+84)=752$ số thoả mãn yêu cầu.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hxthanh: 29-04-2023 - 19:07


#14
Nobodyv3

Nobodyv3

    Generating Functions Faithful

  • Thành viên
  • 940 Bài viết
@hxthanh: em nghĩ không những tiếp tục mà còn phải phổ biến hơn nữa! Những bài giải của thầy có nét duyên dáng, độc đáo riêng... mọi người nên học hỏi.
Thú thật, khi đọc các bài của thầy, riêng em, không thể một sớm một chiều mà hiểu được! Phải nghiền ngẫm nhiều ngày mà chưa chắc lĩnh hội thấu đáo nên phải đành gác lại để khi nào rảnh rỗi đọc tới đọc lui thì may ra hiểu phần nào...
Tóm lại, thầy cứ tiếp tục post bài thầy nhé, có thể các bài này không kiêu sa,
cuốn hút như một cô tiểu thư đài các chốn thị thành nhưng lại nổi bật phần duyên dáng, thùy mị, giản dị của một cô gái chân quê, mộc mạc, diệu hiền...
===========
Thà rót cho ta..... trăm nghìn chung... rượu độc ...miễn sao đừng bắt em làm toán!..hu hu...




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh