Đến nội dung

Hình ảnh

Hãy chỉ ra một quy trình biến đổi 23 số trên để được số $p$


Lời giải supermember, 30-04-2023 - 10:12

Bài này giải như thế này:

 

Câu $a$:

 

Ta gọi $S_n$ là tổng của các số trên hàng ngang này sau $n$ bước " xóa $2$ số- thay bằng $1$ số "

 

Rõ ràng: $ S_0 = 1 + 2+3+...+ 23 = \frac{23 \times 24}{2} = 23 \times 12$ là số chẳn.

 

Và để ý là cứ sau $1$ bước thì hiệu $S_{n} - S_{n+1} = a+b - |a-b| \in \{ 2a; 2b \}   $ tức là  cứ sau một bước thì các tổng $S_k$ ( $k \in \mathbb{N}$ )này sẽ không thay đổi tính chẳn lẻ.  Mà do $S_0$ là số chẳn, Vậy $S_{22}$ cũng phải là số chẳn.

 

Mà theo giải thiết bài toán thì $S_{22}$ là số nguyên tố, nên chỉ có thể xảy ra trường hợp duy nhất là: $S_{22} = 2$

 

Câu $b$: Sau khi gỉai quyết xong câu $a$ thì chỉ cần để ý như sau:

 

Nếu thực hiện $1$ bước với $2$ số $2 ; 2$ thì ta sẽ bớt đi $2$ số $2$ trong hàng ngang này và có được $1$ số $0$,

 

Nếu thực hiện $1$ bước với $2$ số $2 ; 0$ thì ta sẽ bớt đi $1$ số $0$ trong hàng ngang này và có được $1$ số $2$,

 

nên ý tưởng của ta đơn giản là biến hàng ngang này thành toàn các số $2$, sau đó ta sẽ xoay sở để có số $0$ xuất hiện.

 

Bước $1$: Giờ ta áp dụng $5$ bước với các cặp số $(5;7); \ (9;11); \ (13;15); \ (17;19); \ (21;23)$

 

Ta thu được hàng ngang sau (không quan trọng thứ tự các số):

 

$1; 3;  2; 2; 2; 2; 2 ; 2 ; 4; 6; 8 ; 10; 12; 14; 16; 18; 20; 22$;  tổng cộng là $6$ số $2$ trong hàng ngang này.

 

Bước $2$:  Giờ ta áp dụng $5$ bước với các cặp số $(4;6); \  (8;10); \ (12;14); \ (16;18); \ (20;22)$

 

Ta thu được hàng ngang sau (không quan trọng thứ tự các số):

 

$1; 3; 2; 2; 2; 2 ; 2 ; 2; 2; 2 ; 2 ; 2 $ , tổng cộng là $11$ số $2$  trong hàng ngang này.

 

Bước $3$:  Giờ ta áp dụng $5$ bước với các cặp số $(2;2); \  (2;2); \ (2;2); \ (2;2); \ (2;2)$

 

Ta thu được hàng ngang sau (không quan trọng thứ tự các số):

 

$0; 0; 0; 0; 0; 2; 1 ; 3 $ , tổng cộng là $1$ số $2$ và $5$ số $0$ trong hàng ngang này.

 

 

Bước $4$:

 

Với $7$ bước còn lại thì ta biến đổi như sau:

Lưu ý là nếu chọn $2$ số nào để thực hiện $1$ bước thì ở dưới ta gạch chân $2$ số đó để người đọc dễ theo dõi:

 

$  (\underline{0}; \  \underline{0}; \ 0; \ 0; \ 0; \ 2; \ 1 ; \  3)  \rightarrow  (\underline{0}; \ \underline{0}; \ 0; \ 0; 2; 1 ; 3)  \rightarrow  (\underline{0}; \ \underline{0}; \  0; \ 2; \ 1 ; \  3)$

$  \rightarrow  (\underline{0}; \underline{0}; \ 2; \ 1 ; \  3) \rightarrow  (\underline{0}; \ 2; \  \underline{1} ; \ 3) \rightarrow  (\underline{1}; \ \underline{2} ; \ 3)  \rightarrow  (\underline{1}; \ \underline{3})  \rightarrow 2 $

 

Quá trình xây dựng hoàn tất để có $1$ số $2$ còn tồn tại trên bảng sau đúng $22$ bước, nên bài toán theo đó được giải quyết hoàn toàn.

 

Lưu ý: Với trình độ THCS, nếu chưa được học cách tính tổng: $S_0$ thì có thể chứng minh $S_0$ là số chẵn bằng cách viết:

 

$  S_0 = (2 + 4+ 6+ 8 + 10+ 12+ 14+ 16+ 18+ 20+ 22) + (1+3) + (5+7) + (9+11) + (13+15) + (17+19) + (21+23)$, dễ thấy $S_0$ phải là số chẵn do các tổng con trong mỗi ngoặc đơn đều là số chẵn.

Đi đến bài viết »


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 1 trả lời

#1
Takashi fushimi

Takashi fushimi

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 1 Bài viết

Một bài trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên Toán Tuyên Quang:

 

Đầu tiên, thầy giáo viết lên bảng 23 số tự nhiên liên tiếp 1, 2, 3,..., 22, 23 thành một hàng ngang. Thầy cho mỗi học sinh thực hiện trò chơi đổi số như sau: Mỗi lần đổi số, người chơi xóa hai số a, b bất kì và thay bằng một số mới là $\left | a-b \right |$. Sau 22 lần đổi số như trên, bạn Phong thu được một số nguyên tố p.

a, Xác định p

b, Em hãy chỉ ra một quy trình biến đổi 23 số trên để được số p.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 30-04-2023 - 17:40
Tiêu đề & LaTeX


#2
supermember

supermember

    Đại úy

  • Hiệp sỹ
  • 1646 Bài viết
✓  Lời giải

Bài này giải như thế này:

 

Câu $a$:

 

Ta gọi $S_n$ là tổng của các số trên hàng ngang này sau $n$ bước " xóa $2$ số- thay bằng $1$ số "

 

Rõ ràng: $ S_0 = 1 + 2+3+...+ 23 = \frac{23 \times 24}{2} = 23 \times 12$ là số chẳn.

 

Và để ý là cứ sau $1$ bước thì hiệu $S_{n} - S_{n+1} = a+b - |a-b| \in \{ 2a; 2b \}   $ tức là  cứ sau một bước thì các tổng $S_k$ ( $k \in \mathbb{N}$ )này sẽ không thay đổi tính chẳn lẻ.  Mà do $S_0$ là số chẳn, Vậy $S_{22}$ cũng phải là số chẳn.

 

Mà theo giải thiết bài toán thì $S_{22}$ là số nguyên tố, nên chỉ có thể xảy ra trường hợp duy nhất là: $S_{22} = 2$

 

Câu $b$: Sau khi gỉai quyết xong câu $a$ thì chỉ cần để ý như sau:

 

Nếu thực hiện $1$ bước với $2$ số $2 ; 2$ thì ta sẽ bớt đi $2$ số $2$ trong hàng ngang này và có được $1$ số $0$,

 

Nếu thực hiện $1$ bước với $2$ số $2 ; 0$ thì ta sẽ bớt đi $1$ số $0$ trong hàng ngang này và có được $1$ số $2$,

 

nên ý tưởng của ta đơn giản là biến hàng ngang này thành toàn các số $2$, sau đó ta sẽ xoay sở để có số $0$ xuất hiện.

 

Bước $1$: Giờ ta áp dụng $5$ bước với các cặp số $(5;7); \ (9;11); \ (13;15); \ (17;19); \ (21;23)$

 

Ta thu được hàng ngang sau (không quan trọng thứ tự các số):

 

$1; 3;  2; 2; 2; 2; 2 ; 2 ; 4; 6; 8 ; 10; 12; 14; 16; 18; 20; 22$;  tổng cộng là $6$ số $2$ trong hàng ngang này.

 

Bước $2$:  Giờ ta áp dụng $5$ bước với các cặp số $(4;6); \  (8;10); \ (12;14); \ (16;18); \ (20;22)$

 

Ta thu được hàng ngang sau (không quan trọng thứ tự các số):

 

$1; 3; 2; 2; 2; 2 ; 2 ; 2; 2; 2 ; 2 ; 2 $ , tổng cộng là $11$ số $2$  trong hàng ngang này.

 

Bước $3$:  Giờ ta áp dụng $5$ bước với các cặp số $(2;2); \  (2;2); \ (2;2); \ (2;2); \ (2;2)$

 

Ta thu được hàng ngang sau (không quan trọng thứ tự các số):

 

$0; 0; 0; 0; 0; 2; 1 ; 3 $ , tổng cộng là $1$ số $2$ và $5$ số $0$ trong hàng ngang này.

 

 

Bước $4$:

 

Với $7$ bước còn lại thì ta biến đổi như sau:

Lưu ý là nếu chọn $2$ số nào để thực hiện $1$ bước thì ở dưới ta gạch chân $2$ số đó để người đọc dễ theo dõi:

 

$  (\underline{0}; \  \underline{0}; \ 0; \ 0; \ 0; \ 2; \ 1 ; \  3)  \rightarrow  (\underline{0}; \ \underline{0}; \ 0; \ 0; 2; 1 ; 3)  \rightarrow  (\underline{0}; \ \underline{0}; \  0; \ 2; \ 1 ; \  3)$

$  \rightarrow  (\underline{0}; \underline{0}; \ 2; \ 1 ; \  3) \rightarrow  (\underline{0}; \ 2; \  \underline{1} ; \ 3) \rightarrow  (\underline{1}; \ \underline{2} ; \ 3)  \rightarrow  (\underline{1}; \ \underline{3})  \rightarrow 2 $

 

Quá trình xây dựng hoàn tất để có $1$ số $2$ còn tồn tại trên bảng sau đúng $22$ bước, nên bài toán theo đó được giải quyết hoàn toàn.

 

Lưu ý: Với trình độ THCS, nếu chưa được học cách tính tổng: $S_0$ thì có thể chứng minh $S_0$ là số chẵn bằng cách viết:

 

$  S_0 = (2 + 4+ 6+ 8 + 10+ 12+ 14+ 16+ 18+ 20+ 22) + (1+3) + (5+7) + (9+11) + (13+15) + (17+19) + (21+23)$, dễ thấy $S_0$ phải là số chẵn do các tổng con trong mỗi ngoặc đơn đều là số chẵn.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi supermember: 30-04-2023 - 11:20

Khi bạn là người yêu Toán, hãy chấp nhận rằng bạn sẽ buồn nhiều hơn vui :)




2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 2 khách, 0 thành viên ẩn danh