Đến nội dung

Hình ảnh

Chứng minh đường thẳng qua $A$ vuông góc với tiếp tuyến tại $H$ của $(HB_1C_1)$ đi qua điểm cố định


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 8 trả lời

#1
kograysus

kograysus

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 29 Bài viết

Cho tam giác $ABC$, đường cao $AD,BE,CF$ cắt nhau tại $H$, $M$ là trung điểm $BC$, gọi $S$ là giao điểm $EF$ với $BC$

a) CMR $SH$ vuông góc với $AM$

b)Gọi $B_1,C_1$ lần lượt là điểm đối xứng của $B$ qua $AC$, $C$ qua $AB$, Chứng minh khi $A$ di chuyển trên cung lớn $BC$ của $(O)$ thì đường thẳng qua $A$ vuông góc với tiếp tuyến tại $H$ của $(HB_1C_1)$ đi qua điểm cố định


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi kograysus: 14-05-2023 - 19:09


#2
huytran08

huytran08

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 170 Bài viết

bạn ơi cho mình hỏi yếu tố thay đổi là gì thế


How far are you from me,Fruit?

I am hidden in your heart,Flower.

                                                                                                                                                                                                      (Rabindranath Tagore)


#3
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết

Vậy $M$ bị "thừa" à :D


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#4
kograysus

kograysus

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 29 Bài viết

điểm $M$ là dùng cho câu a ạ : $S$ là giao điểm của $EF$ với $BC$, CMR $SH$ vuông góc với $AM$

còn yếu tố thay đổi thì hình như là $A$ thay đổi trên cung lớn $BC$  của $(O)$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi kograysus: 14-05-2023 - 19:08


#5
HaiDangPham

HaiDangPham

    Sĩ quan

  • Điều hành viên THCS
  • 318 Bài viết

điểm $M$ là dùng cho câu a ạ : $S$ là giao điểm của $EF$ với $BC$, CMR $SH$ vuông góc với $AM$

còn yếu tố thay đổi thì hình như là $A$ thay đổi trên cung lớn $BC$ 

Cung lớn $BC$ của đường tròn nào vậy ạ? 


"Hap$\pi$ness is only real when shared."

#6
kograysus

kograysus

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 29 Bài viết

Cung lớn $BC$ của đường tròn nào vậy ạ?

e vừa sửa lại rồi ạ



#7
huytran08

huytran08

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 170 Bài viết

Mình xin giải ạ:

a,Áp dụng Định lí Brocard cho tứ giác $BCEF$ nội tiếp có $H$ là trực tâm $\Delta ASM$ nên $SH$ vuông góc $AM$

b,Gọi $P,Q$ là giao điểm của tiếp tuyến của $(HB'C')$ tại $H$ với $AB,AC$

Ta có $\widehat{FHP}=\widehat{AB'H}=\widehat{ABE}$ $\Rightarrow $ $\widehat{APQ}=\widehat{ABE}+\widehat{PHB}=\widehat{FHB}$

  Tương tự $\widehat{AQP}=\widehat{EHC}$ mà $\widehat{FHB}=\widehat{EHC}$ nên  $\widehat{APQ}=\widehat{AQP}$

 Suy ra $\Delta APQ$ cân tại $A$ mà $AI \perp PQ$ nên $AI$ là phân giác $\widehat{BAC}$ 

Từ đó suy ra $AI$ đi qua điểm chính giữa cung nhỏ $BC$ cố định(đpcm)

 

Hình gửi kèm

  • ABNC.PNG

How far are you from me,Fruit?

I am hidden in your heart,Flower.

                                                                                                                                                                                                      (Rabindranath Tagore)


#8
kograysus

kograysus

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 29 Bài viết

Mình xin giải ạ:

a,Áp dụng Định lí Brocard cho tứ giác $BCEF$ nội tiếp có $H$ là trực tâm $\Delta ASM$ nên $SH$ vuông góc $AM$

b,Gọi $P,Q$ là giao điểm của tiếp tuyến của $(HB'C')$ tại $H$ với $AB,AC$

Ta có $\widehat{FHP}=\widehat{AB'H}=\widehat{ABE}$ $\Rightarrow $ $\widehat{APQ}=\widehat{ABE}+\widehat{PHB}=\widehat{FHB}$

  Tương tự $\widehat{AQP}=\widehat{EHC}$ mà $\widehat{FHB}=\widehat{EHC}$ nên  $\widehat{APQ}=\widehat{AQP}$

 Suy ra $\Delta APQ$ cân tại $A$ mà $AI \perp PQ$ nên $AI$ là phân giác $\widehat{BAC}$ 

Từ đó suy ra $AI$ đi qua điểm chính giữa cung nhỏ $BC$ cố định(đpcm)

Bạn xem lại hộ mình với, hình như $AI$ đi qua điểm đối xứng của $O$ qua $BC$ chứ không phải là phân giác bạn ạ

Mình thấy bạn nhầm ở chỗ $\widehat{FHP}=\widehat{AB'H}$ ý, $A,B_1.C_1$ có thẳng hàng đâu nhỉ


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi kograysus: 14-05-2023 - 23:25


#9
huytran08

huytran08

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 170 Bài viết

Bạn xem lại hộ mình với, hình như $AI$ đi qua điểm đối xứng của $O$ qua $BC$ chứ không phải là phân giác bạn ạ

Mình thấy bạn nhầm ở chỗ $\widehat{FHP}=\widehat{AB'H}$ ý, $A,B_1.C_1$ có thẳng hàng đâu nhỉ

À ừ hình như mình nhầm

Để mình xem lại


How far are you from me,Fruit?

I am hidden in your heart,Flower.

                                                                                                                                                                                                      (Rabindranath Tagore)





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh