Đến nội dung

Hình ảnh

Cho $\angle BAD = \angle DAE = \angle EAC$. Trong 3 đoạn thẳng $BD,DE,EC$, đoạn nào dài nhất?


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5000 Bài viết

Thầy @thvn nói về các bài toán "căn bản" trong hình học THCS làm mình nhớ ngày xưa có vài bài thú vị cho lớp 6,7 :D

 

1) Cho tam giác $ABC$ nhọn. Trên $BC$ lấy $D, E$ sao cho $\angle BAD = \angle DAE = \angle EAC$. Trong 3 đoạn thẳng $BD,DE,EC$, đoạn nào dài nhất?

 

Và bài toán "đảo":

2) Cho tam giác $ABC$ nhọn. Trên $BC$ lấy $D,E$ sao cho $BD=DE=EC$. Trong 3 góc $\angle BAD, \angle DAE, \angle EAC$, góc nào nhỏ nhất?


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#2
HaiDangPham

HaiDangPham

    Sĩ quan

  • Điều hành viên THCS
  • 318 Bài viết

Thầy @thvn nói về các bài toán "căn bản" trong hình học THCS làm mình nhớ ngày xưa có vài bài thú vị cho lớp 6,7 :D

 

1) Cho tam giác $ABC$ nhọn. Trên $BC$ lấy $D, E$ sao cho $\angle BAD = \angle DAE = \angle EAC$. Trong 3 đoạn thẳng $BD,DE,EC$, đoạn nào dài nhất?

 

 

Mấy bài kiểu này rất thú vị! Sau đây mình giải phần 1). 

geogebra-export (2).jpg

a) Xét trường hợp tam giác $ABC$ có hai cạnh $AB, AC$ độ dài khác nhau. Không mất tính tổng quát giả sử $AB < AC$. Ta sẽ chứng minh $EC$ có độ dài lớn hơn $BD$ và $ED$. 

 

* Chứng minh $BD<EC$. 

Theo quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác, vì $AB<AC$ nên $\angle C<\angle B$. 

Ta có $\angle ADE$ là góc ngoài tam giác $ADB$, còn $\angle AED$ là góc ngoài tam giác $AEC$. Hơn nữa $\angle BAD=\angle CEA$ và $\angle C<\angle B$. Do đó $\angle AED<\angle ADE$. Vì vậy $AD<AE$. 

 

Tiếp theo, gọi $D_1, D_2$ lần lượt là chân đường vuông góc hạ từ $D$ xuống $AB, AE$; $E_1, E_2$ lần lượt là chân đường vuông góc hạ từ $E$ xuống $AC, AD$. 

 

Do $AD$ là tia phân giác của góc $BAE$, $AE$ là tia phân giác của góc $DAC$ nên ta có ngay $DD_1=DD_2$ và $EE_1=EE_2$. 

 

Ta có $DD_2.AE=EE_2.AD=2S_{ADE}$. Mà $AD<AE$ nên $DD_2<EE_2$ hay $DD_1<EE_1$. 

 

Ta lại có $AB<AC$ nên $AB.DD_1<AC.EE_1$ hay $S_{ABD}<S_{AEC}$. 

 

Mà $\frac{BD}{EC}=\frac{S_{ABD}}{S_{AEC}}$. Chứng tỏ $BD<EC$. 

 

*Chứng minh $ED<EC$. 

Ta có $\angle ADC>\angle B>\angle C$. Do đó $AC>AD$. Mà $\frac{ED}{EC}=\frac{AD}{AC}$ ($AE$ là tia phân giác của góc $CAD$). Chứng tỏ $ED < EC$. 

 

b) Trường hợp $AB=AC$, khi đó tam giác $ABD$ bằng tam giác $ACE$ (g.c.g), suy ra $BD=EC$. Chứng minh tương tự như trường hợp a) ta có $ED<BD=EC$. 

 

____

Chứng minh trên không cần tới giả thiết tam giác $ABC$ nhọn. Liệu có bị thiếu sót ở đâu không? 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HaiDangPham: 24-05-2023 - 01:24

"Hap$\pi$ness is only real when shared."

#3
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5000 Bài viết

Một lời giải đẹp :D Thú thật thì bài toán này quá lâu rồi, mình không nhớ rõ chi tiết. Nhưng dữ kiện "$\Delta ABC$ nhọn" thường hay xuất hiện trong các bài toán lớp 6,7 để các em đỡ phải chứng minh những trường hợp ngoại lệ :) Tuy nhiên tìm được cách chứng minh tổng quát thì càng tốt ;)


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh