Đến nội dung

Hình ảnh

$a)\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}=1$


Lời giải chuyenndu, 15-07-2023 - 06:16

a) giả sử $a\le b\le c$

$1=\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\le \frac{3}{a}\Rightarrow a\le 3\Rightarrow a\in \{1,2,3\}$

thay vào tìm được (3,3,3), (2,3,6), (2,4,4) và các hoán vị

b) tương tự

Đi đến bài viết »


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
nhancccp

nhancccp

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 131 Bài viết

Giải các phương trình nghiệm nguyên dương sau:

$a)\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}=1$

$b)\frac{1}{ab}+\frac{1}{bc}+\frac{1}{ac}=1$


Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng
Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung
Mái chùa che chở hồn dân tộc 
Nếp sống bao đời của tổ tông
Thích Mãn Giác

#2
chuyenndu

chuyenndu

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 178 Bài viết
✓  Lời giải

a) giả sử $a\le b\le c$

$1=\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\le \frac{3}{a}\Rightarrow a\le 3\Rightarrow a\in \{1,2,3\}$

thay vào tìm được (3,3,3), (2,3,6), (2,4,4) và các hoán vị

b) tương tự


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi chuyenndu: 15-07-2023 - 06:16


#3
HaiDangPham

HaiDangPham

    Sĩ quan

  • Điều hành viên THCS
  • 318 Bài viết

Liệu còn cách nào khác để giải câu a) không? 


"Hap$\pi$ness is only real when shared."

#4
HaiDangPham

HaiDangPham

    Sĩ quan

  • Điều hành viên THCS
  • 318 Bài viết

Lời giải sau đây triển khai phương pháp đánh giá bất đẳng thức mà không sắp thứ tự $a, b, c$. 

 

Từ giả thiết ta suy ra $(ab-a-b)c=ab$. Vì $a, b, c$ nguyên dương nên ta  phải có $ab-a-b \geq 1$. Do đó 

$$c=\frac{ab}{ab-a-b}=\frac{(a-1)(b-1)+(a-1)+(b-1)+1}{(a-1)(b-1)-1}=1+\frac{(a-1)+(b-1)+2}{(a-1)(b-1)-1}$$

Đặt $x=a-1, y=b-1, z=c-1$. Khi đó \begin{equation} z=\frac{x+y+2}{xy-1} \end{equation}

Từ giả thiết ta dễ thấy $a,b,c \geq 2$ tức là $x, y, z \geq 1$. Ngoài ra do $ab-a-b \geq 1$ nên $xy \geq 2$.

Suy ra $$z=\frac{x+y+2}{xy-1} \leq \frac{xy+3}{xy-1}=1+\frac{4}{xy-1} \leq 5$$

Do đó $1 \leq z \leq 5$. 

Bây giờ ta viết lại $(1)$ dưới dạng khác là \begin{equation} (zx-1)(zy-1)=(z+1)^2 \end{equation}

Nếu $z=5$ thì $(5x-1)(5y-1)=36$, dẫn tới $x=1, y=2$ hoặc $x=2, y=1$. 

Nếu $z=4$ thì $(4x-1)(4y-1)=25$, không có nghiệm nguyên. 

Nếu $z=3$ thì $(3x-1)(3y-1)=16$, dẫn tới $x=1, y=3$ hoặc $x=3, y=1$. 

Nếu $z=2$ thì $(2x-1)(2y-1)=9$, dẫn tới $x=1, y=5$ hoặc $x=y=2$. 

Nếu $z=1$ thì $(x-1)(y-1)=4$ dẫn tới $x=2, y=5$ hoặc $x=5, y=2$ hoặc $x=y=3$. 

 

Từ đó ta suy ra các nghiệm $(a;b;c)$ là $(2;3;6)$, $(2; 4; 4)$, $(3; 3; 3)$ cùng các hoán vị. 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HaiDangPham: 24-07-2023 - 00:07

"Hap$\pi$ness is only real when shared."




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh