Đến nội dung

Hình ảnh

$1+\frac{1}{\sqrt[3]{1}}+\frac{1}{\sqrt[3]{2}}+...+\frac{1}{\sqrt[3]{15}}>7$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
stray

stray

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 15 Bài viết

Chứng minh: $1+\frac{1}{\sqrt[3]{2}}+\frac{1}{\sqrt[3]{3}}+...+\frac{1}{\sqrt[3]{15}}>7$ 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi stray: 22-07-2023 - 15:07


#2
HaiDangPham

HaiDangPham

    Sĩ quan

  • Điều hành viên THCS
  • 318 Bài viết

Ta có bất đẳng thức sau với $a, b>0$: $$ a+b \leq \sqrt[3]{4(a^3+b^3)} $$ Bất đẳng thức trên đúng vì tương đương với $(a+b)(a-b)^2 \geq 0$. 

 

Áp dụng bất đẳng thức trên ta có với mọi số tự nhiên $1\leq k \leq 15$ thì $$ \sqrt[3]{k}+\sqrt[3]{16-k} \leq \sqrt[3]{4(k+16-k)}=4$$ Suy ra $$\frac{1}{\sqrt[3]{k}}+\frac{1}{\sqrt[3]{16-k}} \geq \frac{4}{\sqrt[3]{k}+\sqrt[3]{16-k}} \geq 1$$

 

Vì vậy \begin{align*} \frac{1}{\sqrt[3]{1}}+\frac{1}{\sqrt[3]{2}}+...+\frac{1}{\sqrt[3]{15}} &=\left(\frac{1}{\sqrt[3]{1}} + \frac{1}{\sqrt[3]{15}}\right) + \left(\frac{1}{\sqrt[3]{2}} + \frac{1}{\sqrt[3]{14}}\right) +...+\left(\frac{1}{\sqrt[3]{6}} + \frac{1}{\sqrt[3]{10}}\right) + \left(\frac{1}{\sqrt[3]{7}} + \frac{1}{\sqrt[3]{9}}\right) + \frac{1}{\sqrt[3]{8}} \\ \hfill & \geq 7+\frac{1}{\sqrt[3]{8}} >7\end{align*} 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HaiDangPham: 22-07-2023 - 22:36

"Hap$\pi$ness is only real when shared."

#3
nhancccp

nhancccp

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 131 Bài viết

Ta có bất đẳng thức sau với $a, b>0$: $$ a+b \leq \sqrt[3]{4(a^3+b^3)} $$ Bất đẳng thức trên đúng vì tương đương với $(a+b)(a-b)^2 \geq 0$. 

 

Áp dụng bất đẳng thức trên ta có với mọi số tự nhiên $1\leq k \leq 15$ thì $$ \sqrt[3]{k}+\sqrt[3]{16-k} \leq \sqrt[3]{4(k+16-k)}=4$$ Suy ra $$\frac{1}{\sqrt[3]{k}}+\frac{1}{\sqrt[3]{16-k}} \geq \frac{4}{\sqrt[3]{k}+\sqrt[3]{16-k}} \geq 1$$

 

Vì vậy \begin{align*} \frac{1}{\sqrt[3]{1}}+\frac{1}{\sqrt[3]{2}}+...+\frac{1}{\sqrt[3]{15}} &=\left(\frac{1}{\sqrt[3]{1}} + \frac{1}{\sqrt[3]{15}}\right) + \left(\frac{1}{\sqrt[3]{2}} + \frac{1}{\sqrt[3]{14}}\right) +...+\left(\frac{1}{\sqrt[3]{6}} + \frac{1}{\sqrt[3]{10}}\right) + \left(\frac{1}{\sqrt[3]{7}} + \frac{1}{\sqrt[3]{9}}\right) + \frac{1}{\sqrt[3]{8}} \\ \hfill & \geq 7+\frac{1}{\sqrt[3]{8}} >7\end{align*} 

Nếu k mở rộng hơn,không chỉ giới hạn trong 15 nữa thì làm thế nào vậy thầy.

Ví dụ: Chứng minh $\frac{1}{\sqrt[3]{1}}+\frac{1}{\sqrt[3]{2}}+...+\frac{1}{\sqrt[3]{2009}}>237$. Em đã áp dụng bất đẳng trên nhưng giả không được


Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng
Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung
Mái chùa che chở hồn dân tộc 
Nếp sống bao đời của tổ tông
Thích Mãn Giác

#4
HaiDangPham

HaiDangPham

    Sĩ quan

  • Điều hành viên THCS
  • 318 Bài viết

Nếu k mở rộng hơn,không chỉ giới hạn trong 15 nữa thì làm thế nào vậy thầy.

Ví dụ: Chứng minh $\frac{1}{\sqrt[3]{1}}+\frac{1}{\sqrt[3]{2}}+...+\frac{1}{\sqrt[3]{2009}}>237$. Em đã áp dụng bất đẳng trên nhưng giả không được

 

Chọn $n$ có dạng $n=2m^3$. Khi đó $\sqrt[3]{k}+\sqrt[3]{n-k} \leq \sqrt[3]{4.(k+n-k)}=2m$ suy ra $$\frac{1}{\sqrt[3]{k}}+\frac{1}{\sqrt[3]{n-k}} \geq \frac{2}{m}$$ Dẫn tới $$\sum_{k=1}^{n-1} \frac{1}{\sqrt[3]{k}}=\sum_{k=1}^{m^3-1} \left(\frac{1}{\sqrt[3]{k}}+\frac{1}{\sqrt[3]{n-k}}\right)+\frac{1}{m} \geq (m^3-1).\frac{2}{m}+\frac{1}{m}=2m^2-\frac{1}{m} >2m^2-1$$

 

Chủ yếu là chọn $n$ sao cho kết quả đánh giá tương đối đơn giản và đẹp mắt.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HaiDangPham: 26-07-2023 - 12:47

"Hap$\pi$ness is only real when shared."

#5
nmlinh16

nmlinh16

    Trung sĩ

  • ĐHV Toán học Hiện đại
  • 169 Bài viết

Nếu k mở rộng hơn,không chỉ giới hạn trong 15 nữa thì làm thế nào vậy thầy.

Ví dụ: Chứng minh $\frac{1}{\sqrt[3]{1}}+\frac{1}{\sqrt[3]{2}}+...+\frac{1}{\sqrt[3]{2009}}>237$. Em đã áp dụng bất đẳng trên nhưng giả không được

 

Đánh giá sau đây khá chặt: $\frac{1}{\sqrt[3]{n}} > \frac{3}{2}\left(\sqrt[3]{(n+1)^2} - \sqrt[3]{n^2}\right)$. Từ bất đẳng thức này ta có $$1 + \frac{1}{\sqrt[3]{2}} + \cdots + \frac{1}{\sqrt[3]{n}} > \frac{3}{2}\left(\sqrt[3]{(n+1)^2} - 1\right).$$ Lần lượt thay $n = 15$ và $n = 2009$, ta thu được các kết quả bạn muốn.

Để chứng minh bất đẳng thức trên, ta chia hai vế cho $\sqrt[3]{n^2}$ để thu được $\frac{1}{n} > \frac{3}{2}\left(\sqrt[3]{\left(1+\frac{1}{n}\right)^2} - 1\right)$. 

Bất đẳng thức trên đúng, vì với $x > 0$, ta có các biến đổi tương đương $$x > \frac{3}{2}\left(\sqrt[3]{(1+x)^2} - 1\right) \Leftrightarrow \left(1 + \frac{2}{3}x\right)^3 > (1+x)^2 \Leftrightarrow \frac{1}{3}x^2 + \frac{8}{27}x^3 > 0,$$ và bất đẳng thức cuối cùng hiển nhiên đúng.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nmlinh16: 26-07-2023 - 15:06

$$\text{H}^r_{\text{ét}}(\mathcal{O}_K, M) \times \text{Ext}^{3-r}_{\mathcal{O}_K}(M,\mathbb{G}_m) \to \text{H}^3_{\text{ét}}(\mathcal{O}_K,\mathbb{G}_m) \cong \mathbb{Q}/\mathbb{Z}.$$

"Wir müssen wissen, wir werden wissen." - David Hilbert


#6
nmlinh16

nmlinh16

    Trung sĩ

  • ĐHV Toán học Hiện đại
  • 169 Bài viết

Bình luận: Đánh giá trên được chứng minh một cách sơ cấp nhưng mình đã tìm ra nó bằng cách không sơ cấp, cụ thể là $$\frac{1}{\sqrt[3]{n}} > \int_n^{n+1} \frac{dx}{\sqrt[3]{x}} = \frac{3}{2}\sqrt[3]{x^2} \Bigg |_{x=n}^{x=n+1} = \frac{3}{2}\left(\sqrt[3]{(n+1)^2} - \sqrt[3]{n^2}\right).$$

 

Đánh giá sau đây khá chặt: $\frac{1}{\sqrt[3]{n}} > \frac{3}{2}\left(\sqrt[3]{(n+1)^2} - \sqrt[3]{n^2}\right)$. Từ bất đẳng thức này ta có $$1 + \frac{1}{\sqrt[3]{2}} + \cdots + \frac{1}{\sqrt[3]{n}} > \frac{3}{2}\left(\sqrt[3]{(n+1)^2} - 1\right).$$ Lần lượt thay $n = 15$ và $n = 2009$, ta thu được các kết quả bạn muốn.

Để chứng minh bất đẳng thức trên, ta chia hai vế cho $\sqrt[3]{n^2}$ để thu được $\frac{1}{n} > \frac{3}{2}\left(\sqrt[3]{\left(1+\frac{1}{n}\right)^2} - 1\right)$. 

Bất đẳng thức trên đúng, vì với $x > 0$, ta có các biến đổi tương đương $$x > \frac{3}{2}\left(\sqrt[3]{(1+x)^2} - 1\right) \Leftrightarrow \left(1 + \frac{2}{3}x\right)^3 > (1+x)^2 \Leftrightarrow \frac{1}{3}x^2 + \frac{8}{27}x^3 > 0,$$ và bất đẳng thức cuối cùng hiển nhiên đúng.

 


$$\text{H}^r_{\text{ét}}(\mathcal{O}_K, M) \times \text{Ext}^{3-r}_{\mathcal{O}_K}(M,\mathbb{G}_m) \to \text{H}^3_{\text{ét}}(\mathcal{O}_K,\mathbb{G}_m) \cong \mathbb{Q}/\mathbb{Z}.$$

"Wir müssen wissen, wir werden wissen." - David Hilbert


#7
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4998 Bài viết

Bình luận: Đánh giá trên được chứng minh một cách sơ cấp nhưng mình đã tìm ra nó bằng cách không sơ cấp, cụ thể là $$\frac{1}{\sqrt[3]{n}} > \int_n^{n+1} \frac{dx}{\sqrt[3]{x}} = \frac{3}{2}\sqrt[3]{x^2} \Bigg |_{x=n}^{x=n+1} = \frac{3}{2}\left(\sqrt[3]{(n+1)^2} - \sqrt[3]{n^2}\right).$$

Có thể tìm ra bất đẳng thức phụ trên bằng định lý Lagrange và chút "suy luận ngược".  Tuy nhiên, phương pháp này cũng cần kiến thức cấp 3 :(


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#8
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Mở rộng thêm một chút! Tại sao lại không thử tính:
$$S_n=\left\lfloor\sum_{k=1}^n\frac{1}{\sqrt[3]k}\right\rfloor$$
:luoi:




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh