Đến nội dung

Hình ảnh

KIm Dung Truyện

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 25 trả lời

#1
A Tử

A Tử

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 11 Bài viết
Em nghe nói KD khi viết tiểu thuyết và bộ phim Thiên Long bát Bộ được dựng từ 2 tác phẩm của ông ;đúng không vậy
Trong Thiên Long Bát Bộ ngoài anh Kiều Phong thì trong các tác phẩm của KD còn có ai có thể sử dụng Hàn Long Thập Bát Chưởng không
em xem phim Anh Hùng xạ điêu nhưng không rõ tên thật của 4 nhân vật
Đông tà;Tây Độc ;Nam Đế :bắc cái;họ tên là gì vậy
THIÊN LONG BÁT BỘ

#2
Đặng Anh Tuấn

Đặng Anh Tuấn

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 22 Bài viết
em là A Tử thật à; đây là nhân vật anh hâm mộ và yêu quý nhất trong các tác phẩm của KD
Trước năm 1990 các tác phẩm của KD vào VN thường bị cấm vì cho rằng có hình thức phản động;thực ra trước năm 1975 đã có cơn sốt của KD ở VN từ khi các tác giả ở Đồng Nai dịch cuốn Cô gái đồ long ra tiếng việt;trong đó có sự góp công lớn của nhà văn Vũ Đức Sao Biển
còn vềthiên long bát bộ mà em xem được dựng từ 2 tác phẩm là Thiên Long Bát Bộ và Lục Mạch Thần Kiếm
Kim Dung đã viết 22 tác phẩm
Có 3 người trong truyện của KD có thể sử dụng Hàn Long Thập bát Chưởng là Kiều Phong;bắc cái Hồng thất Công và Quách Tĩnh
Đông tà: Hoàng lão tà(anh quên tên rồi)
Tây độc: Âu Dương Phong
Nam ĐẾ:Đoàn Thiên Chính
Bắc Cái: Hồng THất Công

#3
classpad300

classpad300

    Lamborghini

  • Thành viên
  • 2075 Bài viết
Hoàng Dược Sư
Còn 1 ông là Trung Thần Thông: Vương Trùng Dương.

#4
Kimluan

Kimluan

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 226 Bài viết

em là A Tử thật à; đây là nhân vật anh hâm mộ và yêu quý nhất trong các tác phẩm của KD
Trước năm 1990 các tác phẩm của KD vào VN thường bị cấm vì cho rằng có hình thức phản động;thực ra trước năm 1975 đã có cơn sốt của KD ở VN từ khi các tác giả ở Đồng Nai dịch cuốn Cô gái đồ long ra tiếng việt;trong đó có sự góp công lớn của nhà văn Vũ Đức Sao Biển
còn vềthiên long bát bộ mà em xem được dựng từ 2 tác phẩm là Thiên Long Bát Bộ và Lục Mạch Thần Kiếm
Kim Dung đã viết 22 tác phẩm
Có 3 người trong truyện của KD có thể sử dụng Hàn Long Thập bát Chưởng là Kiều Phong;bắc cái Hồng thất Công và Quách Tĩnh
Đông tà: Hoàng lão tà(anh quên tên rồi)
Tây độc: Âu Dương Phong
Nam ĐẾ:Đoàn Thiên Chính
Bắc Cái: Hồng THất Công

Tạ Tốn trong Cô gái đồ long cũng biết xài ba chiêu:
1)Kháng long hữu bối
2)Kiến Vi Tại Điền
3)Thần Long Bái Vĩ
Đi khắp thiên hạ mới học được ba chiêu này, hình như hồi đó giáng long thập bát chưởng đã biệt tăm khỏi giang hồ, có chăng thì chỉ còn người nhớ chiêu này, người nhớ chiêu kia.

#5
A Tử

A Tử

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 11 Bài viết
nhà văn vũ đức sao biển là ai vậy anh ĐAT
anh Kim luân nói đúng ;Hàn Long Thập Bát Chưởng dấu trong đồ long đao đã bị Chu Chỉ Nhược làm thất lạc
THIÊN LONG BÁT BỘ

#6
Đặng Anh Tuấn

Đặng Anh Tuấn

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 22 Bài viết
nhà văn vũ đức sao biển đã có công rất lớn cùng các dịch giả ở Đồng Nai dịch các tác phẩm của KD ra tiếng Việt
Ông đã có 1 tác phẩm bình luận nổi tiếng về truyện KD là "KIm Dung giữa đời tôi"
Xin trích 1 phần bài viết của nhà văn
VŨ ĐỨC SAO BIỂN

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI


Khái quát phong cách xây dựng nhân vật


T rong những năm trước 1975 tại miền Nam người đọc xem Kim Dung tiên sinh, tiểu thuyết gia Hongkong, là một nhà văn lớn. Những tác phẩm tiểu thuyết võ hiệp của ông, được đăng báo dưới dạng feuilleton hoặc in thành sách, đã hấp dẫn hàng triệu người đọc Việt Nam. Văn của ông đã được truyển trạch để đưa vào giáo trình văn cấp trung học và đại học tại Đài Loan, Hongkong và Hoa Lục. Và ngay trong lòng nước Mỹ, người Hoa đã lập ra ìKim Dung học hội”, chuyên nghiên cứu, giới thiệu và dịch những tác phẩm của ông ra tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha....Điều mà người ta dễ nhận ra nhất là bút lực của Kim Dung rất hùng hậu. Mỗi tác phẩm là một bộ (thường trên 10 quyển, trung bình khỏang 500, 600 trang một quyển). Chúng tôi chỉ xin giới thiệu đầu tiên một khía cạnh trong kỹ thuật tiểu thuyết của ông: phong cách xây dựng nhân vật.



Trước năm 1975, sách Kim Dung được in gồm:



1. Thư kiếm ân cừu lục
2. Bích huyết kiếm
3. Xạ điêu anh hùng truyện
4. Thần điêu hiệp lữ
5. Tuyết Sơn phi hồ
6. Phi hồ ngoại truyện (Lãnh nguyệt bảo đao)
7. Ỷ thiên Đồ long ký
8. Liên thành quyết (Tố tâm kiếm)
9. Thiên Long bát bộ (Lục mạch thần kiếm truyện)
10. Hiệp khách hành
11. Tiếu ngạo giang hồ
12. Lộc Đỉnh ký



Một điều cần lưu ý là nếu chúng ta phân biệt rõ 4 khái niệm: Truyện (tiểu thuyết hoàn toàn hư cấu), Ký (tác phẩm văn xuôi viết về người thật, việc thật) và Lục (cuốn sách) thì Kim Dung sử dụng 3 khái niệm đó với một ý nghĩa duy nhất để chỉ các bộ tiều thuyết võ hiệp của ông.



Khuynh hướng của Kim Dung là thường đặt những cuốn tiểu thuyết của mình vào những hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Trung Quốc. Bộ Thiên Long bát bộ được đặt và khung cảnh lịch sử triều Tống (1127-1279) với sự tương tranh, tương giao của 6 thế lực phong kiến: Tống, Đại Lý, Khiết Đan (Liêu), Tây Hạ, Thổ Phồn và Yên (Tiên Ti, đã suy tàn). Bộ Lộc Đỉnh ký được đặt vào khung cảnh lịch sử triều Khang Hy (1662-1722) nhà Thanh, khi mà các thế lực chống Thanh như Đường Vương, Quế Vương, Lỗ Vương và Thiên Địa hội hoạt động mạnh... Chính vì thế, trong tiều thuyết của ông, có những nhân vật lịch sử như Triệu Hú (Tống Triết Tông), Gia Luật Hồng Cơ (hoàng đế Đại Liêu), Đoàn Chính Minh (hoàng đế Đại Lý), Khang Hy (hoàng đế Thanh), Trần Vĩnh Hoa (Trần Cận Nam, tổng đường chủ Thiên Địa hội)... Bên cạnh đó là nhưng nhân vật thuần túy hư cấu, thường là nhân vật chính của tiều thuyết... Trong Thiên Long bát bộ, đó là Kiều Phong, Đoàn Dự, Hư Trúc, Du Thản Chi, Đinh Xuân Thu...Trong Lộc Đỉnh ký, đó là Vi Tiểu Bảo. Những nhân vật tiểu thuyết của ông kết hợp với nhân vật lịch sử tạo thành một phong cách tiều thuyết hư hư, thực thực. Phong cách này khá đậm nét khi ông xây dựng cặp nhân vật Khang Hy-Vi Tiểu Bảo trong Lộc Đỉnh ký. Từ 1 thằng bé lưu manh trong động điếm Lệ Xuân viện thành Dương Châu, Vi Tiểu Bảo đã bị hoàn cảnh đẩy đưa lên Bắc Kinh giả làm thái giám rồi thân cận với vua Khang Hy, gia nhập Thiên Địa hội làm một thứ gián điệp hai mang, trờ thành công tước triều Thanh, nhận nhiệm vụ ký hoà ước lịch sử Hắc Long giang 1684 với Phí Diêu Đa La (Féodore) của Nga Ta Lư! Tác giả có ghi chú rõ về chuyện hư cấu của mình nhưng điều ấy vẫn không làm giảm đi sự thú vị trong lòng người đọc.



Một cách khái quát, nhân vật trong tiểu thuyết Kim Dung thường được chi làm 2 tuyến: chính phái (hay bạch đạo) và tà phái (hay hắc đạo). Tuy nhiên, trong tác phẩm Kim Dung không hề rơi vào chủ nghĩa công thức: những kẻ mà ông xếp vào hàng tà thường là những chính nhân quân tử, những kẻ mà ông giới thiệu như là chính nhân quân tử là là kẻ chẳng ra gì. Bất kỳ người Trung Quốc nào cũng gọi Minh giáo (tức Bái hỏa giáo) từ Ba Tư truyền sang là tà đạo. Trong Ỷ thiên Đồ long ký, Kim Dung đã chứng minh ngược lại: Minh giáo là một chính giáo, nồng nàn tình cảm yêu nước, xả thân để cứu trăm họ ra khỏi ách thống trị của Mông Cổ. Những Trương Vô Kỵ, Dương Tiêu, Vi Nhất Tiếu, Phạm Dao, Hân Thiên Chính... là những con người quang minh lỗi lạc, hành sự trong sáng, sống rất người. Và chính nghĩa thuộc về họ, chứ không phải thuộc về nhân vật Chu Nguyên Chương, vốn đầy thủ đoạn chính trị, đã cướp công Minh giáo để lên ngôi mở ra nhà Minh. Còn có ai đẹp hơn Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần, chưởng môn phái Hoa Sơn trong Tiếu ngạo giang hồ? Thế nhưng từ cuốn 9 trở đi, Nhạc Bất Quần dần dần hiện nguyên hình là một kẻ độc ác; dùng con gái làm bậc thang để leo lên, giết cả rể, lừa vợ, giết học trò, quyết chiếm được ngôi MInh chủ Ngũ Nhạc phái, tự thiến để trở thành kẻ lại cái. Nguỵ quân tử vẫn nguy hiểm hơn chân tiểu nhân!



Những nhân vật chính trong tác phẩm của Kim Dung thường là những con người bao dung, đôn hậu, không hủ nho, câu nệ, không làm bộ làm tịch. Đó là Kiều Phong tự tử ngoài Nhạn Môn quan để mưu cầu hòa bình cho trăm họ Tống-Liêu. Đó là tiểu anh hùng Hồ Phỉ (Phi hồ ngoại truyện) tìm ra kẻ thủ giết cha mà vẫn không xuống tay hạ sát. Đó là Quách Tĩnh (Xạ điêu anh hùng truyện) liều chết để giữ thành Tương Dương, là Thạch Phá Thiên chỉ biết sống thuần phác khôn hề hại ai... Họ chính là mẫu ìngười hùng” lý tưởng theo nhận thức đạo đức Trung Hoa.



Chúng ta không nắm rõ lắm về thân thế Kim Dung. Nhưng truyện của ông thường danh tình cảm cho những con người xuất thân rất tầm thường, những đứa bé mồ côi không cha mẹ hoặc không biết ai là cha mẹ. Lệnh Hồ Xung, Hồ Phỉ, Thạch Phá Thiên, Trương Vô Kỵ, Dương Qua...là những chàng trai, những cậu bé như vậy. Đời đã dạy họ cách sống và vốn sống. Và họ đã thành người, những con người rất trung thực, đạo đức.



Kim Dung đặt tên cho những nhân vật mình rất hay. Có những nhân vật mà cái tên biểu hiện đầy đủ tính cách của mình: Nhậm Ngã Hành (chỉ làm theo ý mình), Nhạc Bất Quần (không chơi với ai) nhưng lại có rất nhiều bạn bè. Thông thường, trước mỗi tên nhân vật, tác giả đặt cho một ngoại hiệu. Điều thú vị là loại nhân vật càng xoàng xĩnh thì ngoại hiệu càng ìkêu”: Đoạn ngạc tam quyền, Đoạt mệnh tam quền, Nhất kiếm chấn Thiên Nam...Nhân vật có ngoại hiệu dài nhất là Giang dương đại đạo vạn lý độc hành thái hoa dâm tặc khoái đao Điền Bá Quang (tướng cưới đường sông biển, tên dâm tặc chuyên hãm hiếp phụ nữ, ngàn dặm đi một mình, đánh đao rất nhanh) và Đả biến thiên hạ vô địch thủ kim diện Phật Miêu Nhân Phượng (đánh khắp thiên hạ không ai địch nổi, Phật mặt vàng). Có ngoại hiệu làm cho người đọc nhận lầm là 3 nhân vậtt khác nhau như Côn Lôn tam thánh Hà Túc Đạo (Ỷ thiên Đồ long ký). Thực sự, ìtam thánh” là lời người đời xưng tụng Hà Túc Đạo cầm thánh, kỳ thánh, kiếm thánh chứ không phải là ì3 ông thánh”. Có những nhân vật thoạt đọc ngoại hiệu cứ tưởng là một người hoá ra 2 như Hoàng Hà Lão Tổ (Lão Đầu Tử và Tổ Thiên Thu sống trên sông Hoàng Hà - Tiếu ngạo giang hồ). Những nhân vật chính, siêu việt thuờng không có ngoại hiệu hoặc ngoại hiệu rất ngắn : Kiều Phong, Hư Trúc, Đoàn Dự, Bắc cái Hồng Thất... Ngay cách đặt tên nhân vật cũng đã nói lên tài năng của Kim Dung. Đây cũng là chỗ giúp người đọc phân biệt truyệt thật của Kim Dung và những nguỵ tác.



Truyện của Kim Dung thường có những nhân vật quái dị, mỗi nhân vật mang một phong cách riêng, không giống ai. Đó là Tiêu Tương dạ vũ Mạc Đại tiên sinh (Tiếu ngạo giang hồ), chưởng môn phái Hành Sơn, vẫn ăn mặc rách rưới, giấu thanh kiếmỏng như lá lúa trong cây đàn; là Đoàn Dự, Du Thản Chi (Thiên Long bát bộ) suốt đời si tình, chạy theo nhan sắc; là Vi Tiểu Bảo (Lộc Đỉnh ký) lưu manh nhưng chẳng bao giờ cần che giấu tính lưu manh... Loại nhân vật này tiều biểu cho quan điểm ìhoà nhi bất đồng” (có hòa mình vẫn không giống được) của Nho giáo. Những nhân vật của ông sống với cả tính cách, đặc điểm của mình. Họ có thể sống rất tố, cũng có thể rất xấu những mỗi con người như vậy - dù chỉ xuất hiện trong một đọan ngắn ngủi - vẫn để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Điều ấy đã bao nhiều nhà văn làm được.



Kim Dung sử dụng phong cách xây dựng nhân vật như một cách đánh lừa độc giả và gây cho độc giả sự thú vị khi được ìbị lừa” như vậy. Mở đầu Tiếu ngạo giang hồ là hình ảnh tốt đẹp của Lâm Bình Chi. Sau đó, Lâm Bình Chi bị lâm nạn nhà tan, người chết, phải lưu lạc tha hương. Ai cũng nghĩ Lâm Bình Chi là nhân vật trung tâm, con người chính nân quân tử. Nhưng không! Đọc hết bộ sách chúng ta mới thấy cái rởm đời của Lâm Bình Chi, cái chân thật của Lệnh Hồ Xung. Hạnh phúc thuộc về những con người chân thật. Đọc Hiệp khách hành, ta cứ ngỡ Thạch Phá Thiên là một tên tiểu ma đầu tàn bạo, dâm ác, lừa lọc. Nhưng không, cậu chỉ có một cái tội: giống hệt người anh ruột tàn ác, dâm đãng Thạch Trung Ngọc. Chỉ có đôi mắt trẻ thơ của A Tú mới nhìn ra được chỗ khác biệt tốt đẹp đó, điều mà tất cả mọi người lớn không nhìn ra. Và cuối cùng, Thách Phá Thiên đã tìm ra được pho võ công thượng thặng ẩn trong bài thơ Hiệp khách hành của Thi tiên Lý Bạch, không phải do nghiên cứu được ý nghĩa của bài hành, mà nhờ chỉ nhìn nét viết (vì cậu không biết chữ). Kim Dung muốn chứng mình một điều: cái chân thật, cái dốt nát vẫn thắng được cái cơ tâm, cái hiểu biết rộng rãi nhất. Ai không thú vị với những định đề như vậy?



Sẽ rất thiếu sót nếu như chúng ta bỏ quên những nhân vật nữ trong tác phẩm Kim Dung. Tuy mang danh là truyện võ hiệp nhưhng tác phẩm Kim Dung thực chất là những tiều thuyết về tình yêu đôi lứa. Các nhân vật nữ của ông xuất thân trong xã hội phong kiến nhưng sống và yêu rất lãng mạn - tất nhiên trong sự cho phép của lễ giáo Trung Hoa. Đó là nhưng con người biết yêu say đắm và biết xả thân vì người yêu: Nhậm Doanh Doanh - Lệnh Hồ Xung (Tiếu ngạo giang hồ), Triệu Mẫn – Trương Vô Kỵ (Ỷ thiên Đồ long ký), Viên Tử Y - Hồ Phỉ (Lãnh nguyệt bảo đao), A Tú - Thạch Phá Thiên (Hiệp khách hành), A Châu - Kiều Phong (Thiên Long bát bộ). Tuy nhiên trong mọi tình huống, họ vẫn giữ được tiết sạch giá trong của người phụ nữ phương Đông.



Nói như vậy, không có nghĩa là Kim Dung vẫn giữ nhân vật nữ của mình bo bo trong vòng tư duy cổ điển của lễ giáo Trung Hoa. Không, ông đã tạo ra những tình huống có vấn đề: Kỷ Hiểu Phù đã hứa hôn với Hân Lợi Hanh nhưng lại thất thân với Dương Tiêu, sinh ra đứa con gái và đặt tên là Bất Hối (không hối hận) (Ỷ thiên Đồ long ký). Tiểu Long Nữ là sư phụ, đã bị kẻ khác cưỡng dâm nnhưng vẫn yêu say đắm đồ đệ của mình là Dương Qua (Thiền điêu hiệp lữ). Những nhân vật nữ của ông biết đánh kiếm, đánh chưởng, ám khí, ghen tuông, giận hờn, đau xót vì chia ly. Họ có một vẻ đẹp riêng từ ngoại hình đến tâm hồn, rất lý tưởng, nhưng cũng rất thật.



Cũng có thể nói Kim Dung là nhà văn lớn phương Đông thế kỷ XX. Về mặt trước tác, tác phẩm của ông đồ sộ hơn bất cứ nhà văn nào khác. Bút pháp của ông lôi cuốn, hấp dẫn người đọc một cách lạ lùng. Và hệ thống kiến thức của ông từ y học đấn địa lý, lịch sử, võ thuật, tâm lý, bệnh học, tôn giáo... hoàn chỉnh một cách vô song. Tiếc thay một nhà văn như vậy là chưa có tên trong những nhà văn được nhận giải Nobel văn học. Nhưng dù gì đi nữa, những nhà văn khác cũng đã học tập được từ Kim Dung nhiều kinh nghiệm tiểu thuyết. Ông xứng đáng là nhà văn bậc thầy của những bậc thầy trong thế kỷ chúng ta.

#7
Đặng Anh Tuấn

Đặng Anh Tuấn

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 22 Bài viết
VŨ ĐỨC SAO BIỂN

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI


Đau thương A Tử


Trong năm 1997, cuốn phim Video nhiều tập Thiên Long bát bộ do Hong Kong sản xuất được Fafilm Việt Nam cho phép phát hành đã trở thành một hiện tượng phim video nổi bật, hấp dẫn nhiều người, nhiều giới thưởng ngoạn. Cuốn phim được xây dựng dựa theo tác phẩm nổi tiếng cùng tên Thiên Long bát bộ của nhà văn Kim Dung; bộ tiểu thuyết này còn có tên là Thiên Long bát bộ. Thực ra, trong bộ tiểu thuyết đồ sộ này, tác giả dành riêng bốn cuốn để viết về mối quan hệ Tiêu Phong và A Tử, tách ra thành một phần Tiêu Phong - A Tử truyện. Trong phim, Tiêu Phong, người anh hùng Khất Đan khôi vĩ được giao cho Huỳnh Nhật Hoa; A Tử, cô gái nhỏ bé xinh đẹp nhưng cực kì độc ác người Hán tộc được giao cho nữ diễn viên Lưu Ngọc Thuý.



A Tử tên đầy đủ là Đoàn A Tử, con của Đoàn Chính Thuần hoàng thái đệ của Đoàn Chính Minh (vua nước Đại Lý) và bà Nguyễn Tinh Trúc, một tình nhân của Đoàn Chính Thuần. Đó là một mối tình ngoại hôn, họ sinh được hai cô con gái: cô lớn chuyên mặc áo hồng được đặt tên là A Châu, cô bé chuyên mặc áo tía được đặt tên là A Tử. Thuở nhỏ, A Tử lạc mất cha mẹ, quy đầu làm môn hạ phái Tinh Tú của Đinh Xuân Thu. Cho đến năm 16 tuổi, cô đã học được tất cả các tính cách tàn bạo, tráo trở, độc ác của phái này, tìm lại được cha mẹ ruột và chị ruột rồi gặp gỡ Tiêu Phong.



Lúc bấy giờ, Tiêu Phong đã thương yêu A Châu. Ông 30, A Châu mới 18. Họ đã hứa hẹn sau sẽ về bên kia Nhạn Môn quan, về trên thảo nguyên mênh mông bát ngát của đế quốc Khất Đan (bờ bắc sông Hoàng Hà triều Bắc Tống) để cùng nhau săn chồn đuổi thỏ. Thế nhưng, trước khi ra đi, họ còn phải làm một việc cuối cùng ở Trung Quốc: phải giết cho được kẻ đại cừu đã phục kích và ám hại cha mẹ của Tiêu Phong. Có người vu cáo kẻ đại cừu ấy là Đoàn Chính Thuần. Khi A Châu khám phá Đoàn Chính Thuần chính là cha ruột của mình, cô đã hoá trang làm Đoàn Chính Thuần để chịu nhận một chưởng trả thù của người tình Tiêu Phong. Đánh lầm vào A Châu, đánh lầm vào tình yêu và hạnh phúc của chính mình, Tiêu Phong đã ôm cô trong đêm mưa gió sấm chớp mịt trời; khóc lên như điên dại. Chính từ bi kịch ấy, A Tử - cô gái 16 tuổi - mới hiểu ra được phía trong con người lỗ mãng, thô hào Tiêu Phong ẩn chưa một trái tim chung tình, một tâm hồn tha thiết với tình yêu. Điều ấy là cô xúc động, khiến cô tìm mọi cách để đi theo ông, gọi ông là tỷ phu (chồng của chị, tức anh rể).



Định mệnh khắc nghiệt đã trói buộc người anh hùng thẳng thắn Khất Đan với cô bé Hán nhân ranh ma A Tử. Ông chỉ mong được xa lánh cô, nhưng cô lại cứ muốn bám theo ông suốt đời. Ở đây không chỉ có lý do duy nhất vì tình mà A Tử mới theo Tiêp Phong. Ở đây, còn có một lý do ẩn tế khác: A Tử là một tội đồ của phái Tinh Tú và chỉ có oai lực của tỉ phu Tiêu Phong, cô mới thoát được bàn tay tàn bạo của Đinh Xuân Thu, thầy mình.



Bám theo không được, cô gái nhỏ tuổi đã nảy sinh một ý nghĩ ngu ngốc: phải dùng kim độc để bắn ông. Trên vùng Tuyết Bắc mênh mông, cô đã làm hành động ngu ngốc ấy. Để tự cứu mình, Tiêu Phong phát ra một chưởng. A Tử bị thương nặng. Và từ đó cuộc đời Tiêu Phong mới thật sự gắn liền với A Tử: ông bồng A Tử, dùng công lực thượng thừa truyền vào người cô để duy trì mạng sống cho cô, đưa cô về núi Trường Bạch (biên giới nước Triều Tiên) đào nhân sâm, giết gấu lấy mật và hùng chưởng (tay gấu), giết cọp lấy xương nấu cao..., làm mọi cách cho A Tử được sống. Hai năm sống trong bộ lạc Nữ Chân, Tiêu Phong chăm sóc cho cô từ chuyện tắm rửa, thay áo quần đến chuyện ăn uống (tác giả Kim Dung dùng từ khởi cư). Tiêu Phong cho đó là chuyện bình thường của một người đàn ông lớn tuổi đối với một cô bé em vợ nhưng A Tử cho đó là biểu hiện của tình yêu. Đối với người phụ nữ Trung Quốc ngày xưa, ai nhìn thấy thân thể họ thì số phận họ coi như đã thuộc về người đàn ông ấy. A Tử cũng thế, cô cảm thấy hạnh phúc khi nghĩ đến ngày mai cô thuộc về Tiêu Phong; muôn đời cô là người của Tiêu Phong.



A Tử càng lớn lên càng xinh đẹp. Nhưng Tiêu Phong chẳng ngó ngàng gì tới cô. Từ khi A Châu chết, ông không còn có thể yêu bất kì người phụ nữ nào khác trên thế gian nữa. Khi lên làm Nam viện đại vương cho đế quốc Khất Đan, A Tử được phong làm Bình Nam công chúa. Khi Tiêu Phong chống lệnh hành quân của hoàng đế Khất Đan, cô chỉ sợ Tiêu Phong bỏ mình ra đi. Cô ghé qua gặp thứ phi của hoàng đế Khất Đan, hỏi xin thứ thuốc cho người đàn ông uống vào để chỉ chung tình với mình. Cô đã cho Tiêu Phong uống thứ thuốc đó với cả lòng âu yếm nhưng tiếc thay đó chỉ là rượu độc để hoàng đế Khất Đan bắt giữ Tiêu Phong.



Yêu A Tử không ai bằng Du Thản Chi. Có thể coi DuThản Chi là một giáo chỉ của đạo tình: bị A Tử tra tấn, hành hạ thừa chết thiếu sống; anh ta chỉ muốn được gần gũi để nhìn ngắm A Tử, bị A Tử sai chụp lồng sắt lên đầu, anh ta vẫn suốt đời đi theo A Tử; khi A Tử mù mắt, anh ta tình nguyện hiến đôi mắt cho A Tử được sáng mắt để mình chịu sống đui mù. Chính Tiêu Phong đã từng khuyên A Tử phải phục thị suốt đời tấm chân tình của Du Thản Chi. Nhưng trong tư duy tàn bạo của A Tử, Du Thản Chi chẳng khác gì một loài súc vật. Du Thản Chi lẽo đẽo theo cô, cô lẽo đẽo theo Tiêu Phong - cuôc rượt đuổi trong tình yêu thật buồn cười nhưng cũng thật chua sót.



Rồi cũng có một ngày, lương tâm con người trở lại với A Tử. Cô là người đầu tiên tìm cách liên hệ với giang hồ nhà Tống để cứu ông ra khỏi cảnh lao tù của hoàng đế Khất Đan. Tiêu Phong được đưa về Nhạn môn quan nhưng tại nơi đây, ông đã dùng mũi tên chó sói tự đâm vào trái tim mình, nhận lấy cái chết để hoá giải hận thù của hai nước Tống - Liêu và tạ tội với hoàng đế Khất Đan. Cũng tại nơi đây, A Tử móc đôi mắt trả lại cho Du Thản Chi rồi ôm lấy xác Tiêu Phong bước đi. Đây là lần đầu tiên, cô có được Tiêu Phong trong tay, cô được ôm lấy ông, ôm lấy tình yêu say đắm và tuyệt vọng của mình mà không còn sợ bị ông ruồng rẫy. Cha của Tiêu Phong 30 năm trước, đã bồng xác mẹ Tiêu Phong nhảy xuống hẻm núi sâu mịt mờ của Nhạn môn quan. Ba mươi năm sau, cô A Tử đui mù cũng bồng tỷ phu của mình và sa chân xuống hẻm núi sâu ngàn trượng đó.



Đem A Tử gán vào cho Tiêu Phong, cả tác phẩm tiểu thuyết và cả tác phẩm điện ảnh đã đem cái xấu xa nhất, cái tàn bạo nhất gắn liền vào với cái lương thiện nhất, cái chân chính nhất. Và giống như tinh thần nhân bản, tư duy nhân đạo phương Đông, cái thiện đã cảm hoá đước cái ác, cái chính đã giành được thắng lợi trước cái tà. Nhưng số phận của Tiêu Phong và A Tử đau thương quá. Khác với truyện Kiều, Thuý Vân đã thay Thuý Kiều sống đời hạnh phúc lứa đôi với Kim Trọng. Còn Tiêu Phong? Ông chỉ có thể tìm được hạnh phúc với cô chị A Châu chứ không phải với cô em A Tử hay một người phụ nữ nào khác. Riêng A Tử, cô chỉ có trong tay một tỷ phu ngoan ngoãn, dịu dàng đã chết; một tình yêu tuyệt vọng. Trước tình cảm đó, nếu giải quyết cho A Tử còn sống với một đôi mắt còn nhìn thấy ánh sáng cuộc đời, tiếp tục tra tấn cô gái nhỏ tuổi đó trong nỗi tuyệt vọng khôn nguôi thì là một điều cực kì phi nhân bản. Cả tiểu thuyết và cả bộ phim Thiên Long bát bộ đều giải quyết cho cô chết theo Tiêu Phong. Cái chết trong một chừng mực nào đó, là vô hậu, vô nhân đạo nhưng trong trường hợp này là rất có hâu, rất nhân đạo. Đó chính là cái nhìn của chủ nghĩa nhân đạo phương Đông, tâm hồn phương Đông.

#8
classpad300

classpad300

    Lamborghini

  • Thành viên
  • 2075 Bài viết
Vũ Đức Sao Biển: nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, nhà báo, nhà phên bình văn học. Ông này kiêm tùm lum thứ. Bài "Điệu buồn phương Nam" là của ổng sáng tác đó.
Tui công nhận ổng giỏi nhưng ổng cũng thuộc dạng "nổ" dữ lắm. Với lại cách phê bình văn học của ổng hơi độc đoán, mang tính cá nhân cao.

#9
vns_master88

vns_master88

    Naruto

  • Thành viên
  • 507 Bài viết

Vũ Đức Sao Biển: nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, nhà báo, nhà phên bình văn học. Ông này kiêm tùm lum thứ. Bài "Điệu buồn phương Nam" là của ổng sáng tác đó.
Tui công nhận ổng giỏi nhưng ổng cũng thuộc dạng "nổ" dữ lắm. Với lại cách phê bình văn học của ổng hơi độc đoán, mang tính cá nhân cao.

hồi đọc PV,ổng mâu thuẫn chính mình hoài :D
.

#10
A Tử

A Tử

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 11 Bài viết
các anh có biết tại sao Kim Dung lại gọi đây là"Thiên Long Bát Bộ 'không? trả lời giùm em với
mà anh nào biết chiêu anh Kiều Phong đã dánh chết chị A Châu có tên là gì không
THIÊN LONG BÁT BỘ

#11
classpad300

classpad300

    Lamborghini

  • Thành viên
  • 2075 Bài viết
Kiều Phong chỉ chưởng bình thường thôi, không dùng Giáng Long Thập Bát Chưởng.
Thiên Long Bát Bộ là tích kinh Phật Đại Thừa, đó là 8 thần đạo quái vật:
- Thiên
- Long
- Dạ xoa
- Càn Thát Bà
- A Tu La
- Già Lâu La
- Khẩn Na La
- Ma Hô La Già

#12
Đặng Anh Tuấn

Đặng Anh Tuấn

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 22 Bài viết
bác nói kiểu gì vậy;Kiều phong mà không biết dùng Hàn Long THập Bát Chưởng thì ai biết!!!
chiêu mà Kiều Phong đã đánh chết chị A Châu là"Hàn Long hưữ hối"
các dịch giả thì gọi là "Hoàng Long hưữ hối" nhưng theo tôi thì nghe chữ Hàn hay Hàng( thu phục) hợp hơn

#13
vns_master88

vns_master88

    Naruto

  • Thành viên
  • 507 Bài viết
cẩn thận,classpad300 là truyền nhân của Ma Hô La Già đó
.

#14
classpad300

classpad300

    Lamborghini

  • Thành viên
  • 2075 Bài viết
Ngộ há, tui đâu có nói Kiều Phong không biết dùng Giáng Long chưởng. Đọc kỹ lại đi. Tui chỉ nói là Kiều Phong chưởng 1 chưởng bình thường thôi, A Châu đứng im re nên lãnh đủ.
Theo tui Kháng Long Hữu Hối là hay nhất. Hoàng Long là Rồng Vàng, chả ăn nhập gì ở đây.
Hàn Long Thập Bát Chưởng cũng không đúng. Hàn là lạnh, không lẽ là 18 chiêu chưởng của rồng lạnh ngắt.
Giáng Long Thập Bát Chưởng nghe hùng dũng hơn, giáng có nghĩa là bay sà xuống, giống như Thiên Lôi giáng 1 búa... BUM...
Có người dịch là Hàng Long cũng sai, không lẽ 18 chiêu chưởng là đi hàng phục rồng trong khi đó các chưởng này tung ra đều là hình ảnh con rồng tấn công đối phương, hàng phục chỗ nào?

#15
chicuong

chicuong

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 18 Bài viết
anh classpad ghe that, bua nao day em vai chuong
ma co ai co du bo 1 truyen Loc Dinh Ky cua KD ko?em dang tim
CHÀO CÁC BẠN

#16
classpad300

classpad300

    Lamborghini

  • Thành viên
  • 2075 Bài viết
www.vnthuquan.net, tha hồ đọc.

#17
chicuong

chicuong

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 18 Bài viết
vậy còn Thần Điêu Đại Hiệp anh có biết ở đâu ko?
giúp em với
CHÀO CÁC BẠN

#18
chicuong

chicuong

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 18 Bài viết
vậy còn Thần Điêu Đại Hiệp anh có biết ở đâu ko?
giúp em với
CHÀO CÁC BẠN

#19
classpad300

classpad300

    Lamborghini

  • Thành viên
  • 2075 Bài viết
Trong vnthuquan luôn.
Trọn bộ Kim Dung:
http://vnthuquan.net...px?tacgiaid=284

#20
Magus

Magus

    Trung tá

  • Hiệp sỹ
  • 2781 Bài viết
Thiên long bát bộ:

http://4vn.net/kiemh...long.bat.bo.htm

http://thienlongbatbo.chungta.com/

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Magus: 02-09-2006 - 16:51

<div align="center"><img src="http://img221.images...4795706ld2.jpg" border="0" class="linked-image" /><br />

<!--fonto:Verdana--><span style="font-family:Verdana"><!--/fonto--><a href="http://diendantoanho...0&#entry168717" target="_blank">Hướng dẫn gõ công thức toán lên diễn đàn cho người mới</a><!--fontc--></span><!--/fontc--></div>

<br /><div align="center"><!--fonto:Verdana--><span style="font-family:Verdana"><!--/fonto--><a href="http://diendantoanho...howtopic=38505" target="_blank">Cách gõ công thức toán mới</a><br /><a href="http://diendantoanho...id=1&Itemid=18" target="_blank"><!--coloro:#008000--><span style="color:#008000"><!--/coloro--><b>Bạn có muốn gửi bài viết của mình lên trang chủ không?</b><!--colorc--></span><!--/colorc--></a><!--fontc--></span><!--/fontc--></div><br /><div align="center"><!--fonto:Courier New--><span style="font-family:Courier New"><!--/fonto--><!--sizeo:2--><span style="font-size:10pt;line-height:100%"><!--/sizeo-->em=Console.ReadLine();Console.Write("Anh yêu {0}",em);<!--sizec--></span><!--/sizec--><!--fontc--></span><!--/fontc--></div>




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh