Đến nội dung

Hình ảnh

Phương trình bậc 4


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 33 trả lời

#1
phuchung

phuchung

    Sĩ quan

  • Hiệp sỹ
  • 422 Bài viết
Mình xin nhắc đến một số dạng đặc biệt của pt bậc 4, mời các bạn cùng thảo luận :D
1.Phương trình trùng phương:
$ax^4+bx^2+c=0$
Nếu a=0 thì pt trở thanh` $bx^2+c=0$
Nếu a :D 0 đặt $t=x^2 \geq 0$
Pt trở thành $at^2+bt+c=0$
Giải t và thế vào được x
2.Phương trình hồi quy:
$ax^4+bx^3+cx+d+k=0$ với $\dfrac{k}{a}= (\dfrac{d}{b})^2 =t^2 $
$x=0$ không phải là nghiệm
x :D 0, chia hai vế của pt cho $x^2$, ta được:
$(ax^2+ \dfrac{k}{x^2})+(bx+ \dfrac{d}{x})+c=0$
$ \Leftrightarrow a(x^2+ \dfrac{t^2}{x^2})+b(x \pm \dfrac{t}{x})+c=0$
Đặt $y=x \pm \dfrac{t}{x}$
Được pt: $ay^2+by \pm t=0$
Tìm được y, suy ra x
3.Phương trình phản thương:
$ax^4+bx^3+cx \pm b+a=0$
Đây là phương trình hồi quy với $d=b$, $k=a$
Cách giải đặt ẩn phụ tương tự.
4.Phương trình dạng $(x+a)^4+(x+b)^4=c$
Đặt$ t= x+\dfrac{a+b}{2} $
pt trở thành $(t+ \dfrac{a-b}{2})^4+(t- \dfrac{a-b}{2})^4 =c$
Đặt $ \alpha= \dfrac{a-b}{2}$
Ta được pt:
$(t+ \alpha )^4+(t- \alpha )^4=c$
$\Leftrightarrow 2t^4+12\alpha^2t^2+2\alpha^4-c=0$
Đây là phương trình trùng phương
5.Phương trình dạng $(x+a)(x+b)(x+c)(x+d)=m$:
trong đó các hệ số a,b,c,d thỏa mãn tổng của 2 hệ số này bằng tổng của 2 hệ số còn lại.
Giả sử: $a+b=c+d$
pt được viết lại:
$[x^2+(a+b)x+ab][x^2+(c+d)x+cd]=m$
Đặt $t=x^2+\alpha x $với$ \alpha=a+b=c+d$
pt trở thành $(y+ab)(y+cd)=m$
đây là pt bậc 2 theo y, giải được y suy ra x
Kết thúc 5 dạng cơ bản của pt bậc 4, phần tiếp theo sẽ post sau.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phuchung: 28-12-2007 - 23:03

Maths makes me happy

#2
pavel_vnn

pavel_vnn

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 19 Bài viết
[quote name='phuchung' date='September 01, 2006 04:58 pm']
2.Phương trình hồi quy
$a[x+\dfrac{m}{a}][x+\dfrac{n}{a}]$
Ta thấy phương trình trên tương đương với phương trình
$(b-\dfrac{2c}{a})x^{2}$
Áp dụng định lý trên để tìm hai số m,n thỏa mãn m.n=f(x) và m+n=ax
Ví dụ giả phương trình:$6x^{2}$; m+n = -x :geq m=-3x; n=2x
giải các phương trình bậc hai ta đựoc các nghiệm x.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phuchung: 15-05-2009 - 11:27


#3
pavel_vnn

pavel_vnn

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 19 Bài viết
ở trên chỗ chọn là $x=t-\dfrac{a}{4}$ ta đưa phương trình(1 về dạng khuyết bậc 3)
$ t^{4}= \alpha t^{2} + \beta t + \gamma $ (2)
trong đó:
$\alpha=\dfrac{6a^{2}}{16} -b$
$\beta = -\dfrac{2a^{3}}{16} +\dfrac{ab}{2}-c$
$ \gamma = \dfrac{1}{256}(3a^{4} - 16a^{2}b + 64ac -256d)$ (3)
Phương trình (3 )có thể giải bằng công thức nghiệm của Cardano ( Cho mọi phương trình ). Nhưng với học sinh THCS chưa được học số phức thì sao?
Có thể giải phương trình này như sau:

Ta giải phương trình: $ x^{4}= a t^{2} + b t + c $
Gọi $ \alpha $ là số thực thỏa mãn hệ thức
$ b^{2}=4(a+2\alpha)(c+\alpha^{2}) $ :geq
:Rightarrow là phương trình bậc 3 đối với Gọi $ \alpha $ nên luôn tồn tại giá trị Gọi $ \alpha $ thỏa mãn.
Do $ b^{2}-4(a+2\alpha)(c+\alpha^{2}) =0$ nên tam thức bậc hai
$f(x) = (a+2 \alpha)x^{2} +bx + c+\alpha^{2}) $ có nghiệm kép
$f(x) = c+\alpha^{2} $ ; với $a+2\alpha =0$
$f(x) = (a+2 \alpha)[x=\dfrac{a}{2(a+2 \alpha)}]^{2} $ với $ a+2 \alpha \neq 0 $

Giải phưong trình $x^{4}+2 \alpha x +\alpha^{2} =f(x)$ ta được nghiệm của phươg trình (1)
Hình như có gõ sai mấy công thức các bác quản lý sửa giúp nhéMấy bữa nay bận quá, bây giờ post tiếp mấy dạng còn lại nè :geq

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phuchung: 15-05-2009 - 11:30


#4
phuchung

phuchung

    Sĩ quan

  • Hiệp sỹ
  • 422 Bài viết
Mấy bữa nay bận quá, bây giờ post tiếp mấy dạng còn lại nè :D
6.Phương trình dạng $\dfrac{1}{[f(x)+a]^2}+\dfrac{1}{[f(x)+b]^2}=c$
Đặt $y=\dfrac{1}{[f(x)+a][f(x)+b]}$
Từ đó pt ban đầu trở thành;
$ (b-a)^{2} y^{2} +2y-c=0$
từ đó tìm được y và sau đó tìm được x
7.Phương trình dạng
$a f(x)^{2}+ b g(x)^{2} +cf(x)g(x)=0 $ $(a,b,c \neq 0)$
Giải:
pt trên tương đương với
$ \left\{\begin{array}{l}f(x)=0\\g(x)=0\end{array}\right. $
hoặc
$ \left\{\begin{array}{l}f(x)g(x)\neq 0\\a \dfrac{f(x)}{g(x)} +b\dfrac{g(x)}{f(x)}\end{array}\right. +c=0$
Với pt 2 đặt $y=\dfrac{f(x)}{g(x)} $
Dễ dàng giải tiếp.
8.Phương trình dạng
$ \dfrac{mx}{a x^{2} +bx+d} +\dfrac{nx}{a x^{2} +cx+d} =p $ $(p \neq 0)$
Với x=0, pt vô nghiệm.
Với x :D 0. Chia cả tử và mẫu của mỗi phân thức cho x. Ta được:
$ \dfrac{m}{ax + \dfrac{d}{x} +b} + \dfrac{n}{ax + \dfrac{d}{x} +c}=p $(p :D 0)
Đặt $y=ax + \dfrac{d}{x}$.Từ đó dễ dàng giải tiếp.
Hết rồi :D hihi!
Rồi, ai đó cho ví dụ nào :D :D ^_^ (Càng hay càng tốt)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phuchung: 15-05-2009 - 11:24

Maths makes me happy

#5
Gia Cát Lượng

Gia Cát Lượng

    Ngọa Long tiên sinh

  • Thành viên
  • 197 Bài viết
Mấy cái này cũng hay đấy.
Nhưng phương trình bậc 4 đã có công thức giải tổng quát rồi mà.
Ung dung, tự tại
Bình thản trước khó khăn
Thong thả lúc nguy cấp

#6
NAPOLE

NAPOLE

    Napoleon Bonaparte

  • Pre-Member
  • 328 Bài viết
Bác Gia Cát Lượng định nói tới cái công thức Ferrari "Trâu bò " hả ? Tui nghĩ là ko nên đâu vì đây là bõ THCS mà !! Phuchung viết bài hay đấy và cả Pavelvn nữa Cố lên nhé
Defense Of The Ancients

#7
nguyen phi hung

nguyen phi hung

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 258 Bài viết
Mà muốn tìm hiểu thêm thì xem cuốn 30 năm toán học và tuổi trẻ cũng có viết đấy
Nguyễn Phi Hùng
Niềm vui sáng tạo là cảm hứng cho ta theo đuổi các ý tưởng đến tận cùng

#8
TUYLIPDEN

TUYLIPDEN

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 209 Bài viết
các bạn có thể tham khảo cuốn của thầy NGUYỄN VĂN MẬU

#9
quanghai_quanghai17

quanghai_quanghai17

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết
các bạn đã nói vậy thì tui post tên quyển sách cũa Nguyễn Văn Mậu cho các bạn tìm đọc ha!
"ĐA THỨC ĐẠI SỐ VÀ PHÂN THỨC HỮU TỈ"

#10
TUYLIPDEN

TUYLIPDEN

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 209 Bài viết
Trong cuốn pt và bpt của thầy Mậu cũng có đấy
Hoặc các bạn có thể đọc phần này trong cuốn Toán nâng cao lớp 10 của tác giả Phạm Quốc Phong
(các bạn thông cảm vì có thể tôi không nhớ rõ tên sách )

#11
ttbytm261

ttbytm261

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 37 Bài viết
Dạng đối xứng: ax^4+-bx^3+cx^2+bx+a=0
x bằng 0 không là nghiệm của pt. Ta chia 2 vế cho x^2, sau đó dùng ần phụ t= x+-1/x để đưa thành bậc hai và giải pt này.

#12
vietkhoa

vietkhoa

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 644 Bài viết

Dạng đối xứng: ax^4+-bx^3+cx^2+bx+a=0
x bằng 0 không là nghiệm của pt. Ta chia 2 vế cho x^2, sau đó dùng ần phụ t= x+-1/x để đưa thành bậc hai và giải pt này.

Đây chưa phải là dạng đối xứng tổng quát; dạng đối xứng tổng quát cho phương trình bậc 4 $ax^4+bx^3+cx^2+dx+e$ là $\dfrac{a}{e} = (\dfrac{b}{d})^2$
Diễn đàn Toán đã quay trở lại!!!Hoan hô!!!

#13
quangnp123

quangnp123

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 23 Bài viết
Tuy không được dạy trong SGK nhưng theo em HS lớp 9 vẫn có thể hiểu được cách giải tổng quát của pt bậc 4 chứ
Trong cuốn Nâng cao và pt toán 9 tập hai phần đọc thêm hình như có nói về cách giải của Ferrari

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi quangnp123: 04-04-2007 - 15:42

http://mathnfriend.org

Click để tham gia ngay Mathematics and Friends Forums

#14
quanghoa

quanghoa

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 364 Bài viết
Nghe noi da co cong thuc nghiem tog quat cua phuong trinh bac 3, 4,5 roi. Chu vi nao biet cong thuc nao trong so do thi post len cho anh em tham khao ti.
(Xin loi vi khong go duoc tieng Viet, co loi gi do ay)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi quanghoa: 03-04-2007 - 11:42

Hình đã gửiHình đã gửiHình đã gửiHình đã gửiHình đã gửiHình đã gửiHình đã gửiHình đã gửiHình đã gửiHình đã gửi

#15
vietkhoa

vietkhoa

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 644 Bài viết
Người ta thậm chí đã chứng minh được rằng không có công thức nghiệm tổng quát cho phương trình với bậc lớn hơn hoặc bằng 5. Cách giải tổng quát phương trình bậc 3 tên là Cardano; còn cách giải tổng quát phương trình bậc 4 tên là Ferrari.
Đây là tên hai nhà toán học đã tìm ra 2 cách giải này. Tuy nhiên công thức Ferrari vẫn còn là đề tài nghiên cứu chuyên sâu trên thế giới hiện nay; liệu học sinh lớp 9 có thể hiểu được không???
Diễn đàn Toán đã quay trở lại!!!Hoan hô!!!

#16
quangnp123

quangnp123

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 23 Bài viết
Em đã đọc cách giải công thức tổng quát của Ferrari trong quyễn nâng cao và pt toán 9 -t2 của Vũ Hữu Bình. Em nghĩ nó còn dễ hiểu hơn rất nhiều công thức giải phương trình bậc 3 của Cacdano. Vì cách giải chi đòi hỏi sự chắc chắn trong việc sử dụng hằng đẳng thức ( A+B)^2. Theo em cách giải tông quát phương trình bậc 4 cũng có thể đưa vào chương trình SGK9

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi quangnp123: 04-04-2007 - 15:43

http://mathnfriend.org

Click để tham gia ngay Mathematics and Friends Forums

#17
vietkhoa

vietkhoa

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 644 Bài viết

Em đã đọc cách giải công thức tổng quát của Ferrari trong quyễn nâng cao và pt toán 9 -t2 của Vũ Hữu Bình. Em nghĩ nó còn dễ hiểu hơn rất nhiều công thức giải phương trình bậc 3 của Cacdano. Vì cách giải chi đòi hỏi sự chắc chắn trong việc sử dụng hằng đẳng thức ( A+B)^2. Theo em cách giải tông quát phương trình bậc 4 cũng có thể đưa vào chương trình SGK9

Việc đưa cách giải phương trình bậc 4 tổng quát có nên đưa vào SGK Toán 9 hay không thì cũng không phải thẩm quyền của tôi hay của bạn nên có lẽ chúng ta cũng chẳng cần bàn đến làm gì. Tôi nghĩ rằng chỉ một ví dụ như vây thì không nói lên được cách giải tổng quát của phương trình bậc 4. Với học sinh THCS thì có lẽ tốt nhất là chỉ nên giải các phương trình bậc cao với nghiệm hữu tỉ (nếu có nghiệm vô tỉ thì cũng không quá phức tạp). Đó là ý kiến của tôi...
Diễn đàn Toán đã quay trở lại!!!Hoan hô!!!

#18
ngtl

ngtl

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 131 Bài viết
Bộ giáo dục đang muốn giảm tải tối thiểu những thứ không cần thiết mà các bác lại muốn đưa những thứ không phù hợp vào sách giáo khoa.
Không có cách giải tổng quát của phương trình bậc 5,nên không có công thức tổng quát của phương trình bậc 5.Galois đã chứng minh được điều này.
Càng học càng thấy mình ngu.
Không học lại thấy thông minh hơn người.

#19
quanghoa

quanghoa

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 364 Bài viết

Bộ giáo dục đang muốn giảm tải tối thiểu những thứ không cần thiết mà các bác lại muốn đưa những thứ không phù hợp vào sách giáo khoa.
Không có cách giải tổng quát của phương trình bậc 5,nên không có công thức tổng quát của phương trình bậc 5.Galois đã chứng minh được điều này.

thế thì chắc không cần phải bận tâm nhiều về vấn đề này đâu nhỉ.
Hình đã gửiHình đã gửiHình đã gửiHình đã gửiHình đã gửiHình đã gửiHình đã gửiHình đã gửiHình đã gửiHình đã gửi

#20
vd_tan

vd_tan

    Chuyên toán

  • Thành viên
  • 137 Bài viết
Người cùng giải quyết vấn đề này là A-bel. Ngoài ra còn có hai cha con nhà Bo-sơ nữa




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh