Đến nội dung

Hình ảnh

a pde problem

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 171 trả lời

#41
xuongrong

xuongrong

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 89 Bài viết
mới ngó lại thì những thứ nói ở đây mà gọi là đưa công lực ra chưởng nhau thì tầm thường quá. mình học được rằng trong pde cũng như trong tất cả các hướng khác kĩ thuật nói dóc vẫn là số một cái mà minh kém. Có một tay hắn làm bài toán như bọn mình. kết quả cực yếu nhưng kĩ thuật nói dóc cao nên thiên hạ vẫn nhắc đến bài hắn hơn là bài bọn mình. hơn nữa hắn đi 5-6 cái conference để talk mỗi cái đó (kĩ thuật quảng cáo) còn bọn mình talk lần thì chán ngấy. lắm lúc cũng nên học và luyện nói dóc! còn kĩ thuật thực sự thì nên để "thủ dâm" như trong bài của tay Trung Hà có đề cập. hehe..

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi xuongrong: 21-10-2006 - 00:46

Chém dao xuống nước, nước càng chảy. Nâng chén tiêu sầu, càng sầu thêm.

#42
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
thì có ai bảo đây là chiêu thật đâu. Tôi nói mấy cái chiêu thức ở đây là không phải là võ công chính tông bởi vì nhìn vào chả thấy được ý tưởng hình học, motivation đâu cả, toàn thấy mấy cái kĩ thuật kiểu epsilon-delta. Học toán mà chỉ thấy kĩ thuật nhưng không thấy ý tưởng/motivation đằng sau, làm một bài toán mà hoàn toàn không có bất cứ liên hệ nào với các thứ khác thì không phải cái mà tôi để ý/quan tâm.
Ví dụ vài cái thôi:
1-Lý thuyết chỉ số Atiyah-Singer của toán tử Elliptic. Liên hệ với hình học đại số. Phức Elliptic.
2-PDE trên không gian Moduli của đa tạp số chiều thấp. Quantum gravity và YM fields
3-WDVV trong lý thuyết trường lượng tử topo và liên hệ với Bihermitian structure.
4-kdv và Solitons.
Mà đơn giản nhất, cứ xem mấy paper của Gang Tian, Terence Tao hoặc là của Yau thì thấy ngay pde chính tông hiện nay là thế nào. Người ta không thể đưa ra được định nghĩa một cách chính xác thế nào là võ công chính tông, thế nào là tà môn, nhưng nói chung thì nhìn đồ xịn đồ đểu thì biết ngay. Thật ra nói KK học PDE là hơi quá, mà là nhảy vào seminar nghe mấy bài của Evans, Christ, take course của Maciej Zworski mà thôi. Nói thẳng ra thì nghe báo cáo của Evans thú hơn của thằng mọt nhiều.
2 cậu mọt xương phải luyện công nhiều mới bằng được Evans.
Mỗi người một cách nhìn khác nhau. Ví dụ theo tôi, Sing-Tung Yau là một người làm PDE một cách chính tông. Kiểu PDE của một người được giải Fields khác xa với cái kiểu này. Thật chả hiểu sao võ công chính tông mọi người chả ai học mà cứ thích mấy cái nho nhỏ ít người quan tâm như thế?
PhDvn.org

#43
xuongrong

xuongrong

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 89 Bài viết
1-4 tui đều chưa biết. tui chỉ biết đằng sau những bài toán pde thường là những bài hình học. hoặc đang xây dựng công cụ để tấn công những bài hình học. Nhưng có điều đa số khi publish đều không nhắc đến bài toán hình học. => giấu nghề (?).

Nghe mấy tay như Evans nói thì còn gì thú bằng. cũng muốn 1 lần đến MSRI để dự seminar của ổng lắm. Năm ngoái có nghe bài talk 1h của ông Nirenberg viện Courant mà thấy sướng rên (mặc dù không hiểu). không biết đầu óc mấy tay này làm bằng gì nữa. Bài talk đó là một bài toán ngồi đếm số chiều Hausdoff của những điểm kì dị của hàm khoảng cách mà ông (cùng với Y.Y. Li) đưa về được bài toán 1st order pde để giải.

nói chung, kĩ thuật pde thì đọc mòn sách chắc cũng "thuộc" nhưng những ý tưởng để tấn công bài toán thì không phải bùm là có. mà rút cuộc không biết mình có hiểu pde là gì không nữa!
Chém dao xuống nước, nước càng chảy. Nâng chén tiêu sầu, càng sầu thêm.

#44
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Có một kết quả của Nirenberg được trích dẫn rất nhiều là như sau: Cho M là đa tạp số chiều chẵn, sao cho trên các không gian tiếp xúc TxM tồn tại một toán tử J, sao cho J^2=-1.
Chứng minh rằng, M là một đa tạp phức khi và chỉ khi Tensor Nirenberg là tầm thường:
N(X,Y)=[X,Y]-J[JX,Y]-J[X,JY]-[X,Y]=0 for any vactor field X and Y.
Kết quả sử dụng very hard technique in PDE, that I have not had time to read and only understand it at some lever.
Kết quả này đặc biệt nổi tiếng trong hh symplectic/hình học phức.
đang say beer bí tỷ, hôm say viết tiếp.

Tôi đoán được cậu Xương này học PDE ở US là bởi vì PDE ở US có cái đặc trưng là sử dụng rất nhiều ý tưởng hình học, nên nhìn qua cách cậu ấy post bài ở box về hhvp thì nhận ra ngay cách luyện công. Người học PDE ở VN thông thường không bao giờ học như thế, mà thường làm các kết quả mang tính kĩ thuật, nhưng không mấy người biết đa tạp là gì.
PhDvn.org

#45
bookworm_vn

bookworm_vn

    Đến từ sao Hỏa...

  • Thành viên
  • 1241 Bài viết
hiện tại cái tôi đang quan tâm có liên quan đến nhóm trực giao trong http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?\mathbb{R}^N..

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi bookworm_vn: 21-10-2006 - 18:51

<span style='color:blue'>You are my escape from tension!</span>

#46
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Thằng này nói vui nhỉ, 80% toán học có nói đến khái niệm khoảng cách, và đã nói đến khoảng cách thì tức là gần như dính đến metric Riemann, và do đó dính đến O(n), tức là coi như chả nói gì có ý nghĩa cả.
PhDvn.org

#47
bookworm_vn

bookworm_vn

    Đến từ sao Hỏa...

  • Thành viên
  • 1241 Bài viết
20% cỏn lại?
<span style='color:blue'>You are my escape from tension!</span>

#48
xuongrong

xuongrong

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 89 Bài viết

Người học PDE ở VN thông thường không bao giờ học như thế, mà thường làm các kết quả mang tính kĩ thuật, nhưng không mấy người biết đa tạp là gì.

Tôi đồng ý với KK ở điểm này. ở vn làm toán là để dùng sức mở rộng kết quả thôi. có người làm pde sau nhiều năm với rất nhiều kết quả (50?). nhưng trong tất cả các bài của ổng thì lời giới thiệu luôn là như sau: this result is a relative generalization of [1],[2],[3],....[10]. và hiển nhiên 10 cái references đều là của ổng!

chuyện không nhiều người biết đa tạp thì có thể. nhưng rõ rằng là không ai dạy hhvp (ở sg). nhưng mình biết ông thầy của mình làm mấy bài toán tâm đắc là hhvp. ông cũng làm nhiều kết quả trong này rôi mặc dù xưa nay ai cũng nghĩ ổng làm về pde thôi.

KK đoán về xuongrong đúng rồi.
Chém dao xuống nước, nước càng chảy. Nâng chén tiêu sầu, càng sầu thêm.

#49
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết
20% còn lại nói đến giả khoảng cách. Đùa thôi.

#50
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết
à đang phê phê Beer, có pác nào ở đây khoái trò Kobayashi conjecture ko? vì trên đang nói đùa đến pseudo-metric. ko hiểu pde có quan hệ gì tới cái geometric function theory này ko? Lý thuyết liên thông phân hình chắc cũng dính dáng ít nhiều tới hình học vi phân chứ nhi??? àh mà cái từ lý thuyết liên thông phân hình lần đầu tiên mình mới biết tiếng việt gọi là như thế, thông qua cuốn sách lý thuyết hàm hình học của GS Đỗ Đức Thái (đợt vừa rồi về vn sắm 1 loạt sách tiếng việt để hiểu thêm toán tiếng việt). GS Đỗ Đức Thái thì thế nào?

#51
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết

chuyện không nhiều người biết đa tạp thì có thể. nhưng rõ rằng là không ai dạy hhvp (ở sg).  nhưng mình biết ông thầy của mình làm mấy bài toán tâm đắc là hhvp. ông cũng làm nhiều kết quả trong này rôi mặc dù xưa nay ai cũng nghĩ ổng làm về pde thôi.

Vấn đề không phải là không dạy mà là không chịu học, lười nhác. Đại học chứ có phải cấp 1 đâu mà cái gì cũng chờ phải dạy mới biết. Lý do chính ở đây là học kiểu đấy lâu ra paper, lâu lên tiến sĩ và nhất là được bao che bằng một câu rất oai: "rất tiếc đây không phải là lãnh vực nghiên cứu của tôi. Tôi không phải là chuyên gia về lãnh vực này" Còn cái gọi là lãnh vực nghiên cứu của mấy con giời thì lại toàn mấy cái thứ kiểu như ước lượng epsilon delta, kĩ thuật này, bất đẳng thức nọ, mở rộng lên không gian sobolev kia....không có ý tưởng hình học, motivation gì cả, đọc rối mù cả mắt, nghe semina thấy báo cáo chính xác đến cả epsilon bình phương trên bốn thì bố ai mà hiểu được, ngoại trừ người báo cáo đã mất ba tháng trời để đưa cái epsilon trên bốn và delta trên hai vào. Nhưng được cái báo cáo thế thì nó an toàn, vì nói ý tưởng ra thì nó well-known ai nhìn cũng biết ngay.
PhDvn.org

#52
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Đang luyện chưởng hình học symplectic nên cũng dùng nội lực của hh symplectic vô hạn chiều để chơi KDV.
Cho Z là không gian véctor các hàm giảm nhanh tại vô hạn (Swatz chẳng hạn, cái này bọn PDE nó giỏi lắm) sao cho tất cả các điều kiện kĩ thuật mà ta nói đều được thỏa mãn, modulo details.
tren không gian Z, ta định nghĩa một cấu trúc symplectic như sau:

http://dientuvietnam..._t 6uu_x u_{"từ cấm"}=0


Mỏi tay thật đấy, mình đúng là có năng khiếu gõ Latex tý nào cả. Thề từ này viết bài không gõ cái latex nào nữa.
PhDvn.org

#53
bookworm_vn

bookworm_vn

    Đến từ sao Hỏa...

  • Thành viên
  • 1241 Bài viết
nhóm của thầy Hà Tiến Ngoạn đang làm về KDV thì phải :D
<span style='color:blue'>You are my escape from tension!</span>

#54
đoàn chi

đoàn chi

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 180 Bài viết
Không phải là nhóm của Thầy Ngoạn làm về KdV mà có một anh Nguyễn Hoàng học trò của thầy Phạm Lợi Vũ (VCo) và thầy Ngoạn làm về KdV.

#55
wavelet

wavelet

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 65 Bài viết
Chia xẻ ý kiến này với xuongrong, một lần nói chuyện với L. Nirenberg, ông ta hỏi tớ đang làm cái gì , xong rồi nói một câu kết : Tếch nícq
Nhưng thế giới này có mấy ông trùm được đẳng cấu với ông này (khoảng 7 người về pseodos)



một bài viết lổn nhổn (hay lỗn nhỗn nhỉ?) tiếng Anh tiếng Việt :D

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi bookworm_vn: 23-10-2006 - 19:04


#56
xuongrong

xuongrong

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 89 Bài viết

Chia xẻ ý kiến này với xuongrong, một lần nói chuyện với L. Nirenberg, ông ta hỏi tớ đang làm cái gì , xong rồi nói một câu kết : Tếch nícq
Nhưng thế giới này có mấy ông trùm được đẳng cấu với ông này (khoảng 7 người về pseodos)



một bài viết lổn nhổn (hay lỗn nhỗn nhỉ?) tiếng Anh tiếng Việt :D

cảm ơn wavelet đã chia sẽ ý kiến. mình cũng biết ông này là một cây đại thụ. nghe nói ông đi nghe seminar toàn ngủ (Lần đầu tiên ổng không ngủ là nghe bài talk của F.H.Lin.)
Chém dao xuống nước, nước càng chảy. Nâng chén tiêu sầu, càng sầu thêm.

#57
bookworm_vn

bookworm_vn

    Đến từ sao Hỏa...

  • Thành viên
  • 1241 Bài viết

Chia xẻ ý kiến này với xuongrong,  một lần nói chuyện với L. Nirenberg, ông ta hỏi tớ đang làm cái gì , xong rồi nói một câu kết : Tếch nícq
Nhưng thế giới này có mấy ông trùm được đẳng cấu với ông này (khoảng 7 người về pseodos)



một bài viết lổn nhổn (hay lỗn nhỗn nhỉ?) tiếng Anh tiếng Việt :D

cảm ơn wavelet đã chia sẽ ý kiến. mình cũng biết ông này là một cây đại thụ. nghe nói ông đi nghe seminar toàn ngủ (Lần đầu tiên ổng không ngủ là nghe bài talk của F.H.Lin.)

cách đây ít lâu ổng sang VN còn gì nữa? sao không xem ổng có ngủ hay không?
<span style='color:blue'>You are my escape from tension!</span>

#58
xuongrong

xuongrong

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 89 Bài viết
cần quái gì phải xem. chắc chắn không quá 5 phút là ngủ ngay. trừ phi lúc này vn có ai đó mới nổi ghê gớm cỡ F.H.Lin.
Chém dao xuống nước, nước càng chảy. Nâng chén tiêu sầu, càng sầu thêm.

#59
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Tôi lại nghĩ ông ta không ngủ đâu, bởi vì cứ năm phút lại có một lần chuông điện thoại reo vang từ phía người tham dự, làm sao mà ngủ được.
PhDvn.org

#60
wavelet

wavelet

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 65 Bài viết
L. Nirenberg là người rất tự trọng và lịch thiệp, hiện tại ông đã xin nghỉ hưu dù khả năng làm việc vẫn tốt. Có lẽ cụ tự thấy mình đã già và cảm thấy cần phải rửa kiếm.




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh