Đến nội dung

Hình ảnh

Bài toán đa thức quen thuộc

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
hoanganhngo2

hoanganhngo2

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 14 Bài viết
Tìm tất cả các đa thức với hệ số thực thỏa mãn điều kiện sau:
xP(x-a)=(x-b)P(x),trong đó a,b là các số thực dương.

#2
kyoshiro_hp

kyoshiro_hp

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 202 Bài viết
Dựa vào t/c cơ bản đa thức bất kì có hữu hạn nghiệm.
Tạm biệt toán, tạm biệt diễn đàn.

#3
Anh Thư

Anh Thư

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 23 Bài viết
Bạn có thể post lời giải lên không ?
Bài này xét 3 trường hợp của a, b là được. Hình như đáp số có dạng tích liên tiếp các số hạng (x-c).

#4
buckandbaby

buckandbaby

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 159 Bài viết
Những dạng bài này khá cơ bản, pót tốn công tốn sức lắm, các bạn có thể tìm những cuốn sách cơ bản về đa thức đều có cả mà. các bạn pót lên đây thì cũng chỉ có thể trả lời gợi ý như kyoshiro_hp mà thôi
Thành công có 99% là mồ hôi và nước mắt

#5
hoanganhngo2

hoanganhngo2

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 14 Bài viết
Bài này đúng như buckandbaby nói,đã xuất hiện trong một số tài liệu về đa thức.
Anh Thư hãy xem lời giải trong cuốn "ĐA THỨC VÀ PHÂN THỨC HỮU TỈ"của tác giả
Nguyễn Văn Mậu.Tuy vậy những ai đã làm bài : Tìm đa thức P(x) thỏa mãn điều kiện xP(x-1)=(x-2006)P(x) với mọi x thuộc R thì sẽ rất dễ nhầm lẫn về cánh trình bày.

#6
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Đúng như các bạn nói, đây là một bài toán rất cơ bản.

Ý giải thế này:

1) Thay x = 0 vào phương trình, ta được P(0) = 0. Vậy ta phải có P(x) = xQ(x).
2) Thay vào phương trình, ta được
x(x-a)Q(x-a) = (x-b)xQ(x)
Vậy là ta lại có
(x-a)Q(x-a) = (x-b)Q(x) :D
3) Đến đây, nếu a = b thì Q(x-a) = Q(x) => Q là đa thức hằng. Nếu a <> b thì lại thay x = a, suy ra Q(a) = 0 và như thế lại có Q(x) = (x-a)S(x).
4) Tiếp tục thay vào phương trình :equiv
(x-a)(x-2a)S(x-a) = (x-b)(x-a)S(x)
Vậy là ta lại có
(x-2a)S(x-a) = (x-b)S(x)
5) Cứ làm như thế, ta đi đến kết luận: Nếu b = na thì phương trình đa thức có nghiệm, trường hợp ngược lại vô nghiệm.

Namdung




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh