Đến nội dung

Hình ảnh

Đề toán tú tài Việt ...

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
vuhung

vuhung

    Spectrum IT

  • Thành viên
  • 266 Bài viết
Các bác nghĩ sao về bài báo này?

Đề toán tú tài Việt dưới mắt giáo sư ngoại quốc 8:12, 09/04/2005

Mùa thi lại đến, là thời điểm thích hợp để bình tĩnh nhìn lại các kỳ thi vừa rồi. Chúng tôi vừa có dịp gặp gỡ các giáo sư đại học ở một số nước để hỏi trao đổi về đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2004. Đề thi được chọn để hỏi ý kiến các giáo sư là đề thi Toán. Lý do: Toán và Văn là hai môn chính, mà tất nhiên không thể hỏi giáo sư ngoại quốc về đề Văn Việt. Toán là một thứ môn học có tính quốc tế không lệ thuộc vào ngôn ngữ. Toán cũng là môn học thuần túy giấy bút không cần phòng thí nghiệm, nên sự khác biệt về cơ sở vật chất giữa các trường Việt Nam và các trường ngoại quốc không quan trọng.


Tại Mỹ, Thanh Niên đã tiếp xúc với tiến sĩ Keith E. Schwingendorf, giáo sư trưởng khoa Toán tại đại học Purdue University North Central, bang Indiana. Sau khi xem câu hỏi và bài giải môn Toán kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (TNTHPT) vừa qua, TS Schwingendorf cho ý kiến: ìĐề thi này có một số ý hay để kiểm tra kiến thức về toán. Tuy nhiên, đề thi này thiếu bề rộng. Trong 10 điểm có đến 4 điểm cho một bài giải tích kinh điển. Nếu đây là một đề thi làm trong 3 giờ thì hơi dài, trừ phi những bài gần y hệt thế này đã thấy nhiều lần trong quá trình dạy học hoặc trong những kỳ thi các năm trước”. Ông nói thêm: ìĐề thi này có một số yếu tố đánh đố. Có thể thích hợp cho một kỳ thi tuyển, lọc lựa học sinh giỏi, khá, nhưng không thích hợp cho một kỳ thi tốt nghiệp. Đối với tôi, một đề thi tốt nghiệp vừa kiểm tra sự học của học sinh, vừa kiểm tra hiệu năng của nền giáo dục. Bài thi kiểu cần "mánh" theo tôi là không thích hợp với loại bài thi tốt nghiệp”. Ông ví dụ: ìNhư câu số 2, một thí sinh bình thường sẽ để nguyên hàm số như vậy mà lấy đạo hàm, sẽ thiệt thòi nhiều so với một thí sinh biết "mánh" đổi biến số. Bài số 4 cho bốn điểm có tọa độ z cùng như nhau, đối với một thí sinh lanh trí sẽ được điểm không mất tí công nào. Nếu mục đích của kỳ thi là kiểm tra học lực thì những ìmánh” như thế không nên khuyến khích”.

Sử dụng Toán trong ngành của mình nhưng không phải là một nhà toán học thuần túy, Tiến sĩ Mark Kaiser là giáo sư nghiên cứu ngành kỹ nghệ năng lượng tại đại học Louisiana State University, bang Louisiana. Dưới con mắt của một người ứng dụng toán học, tiến sĩ Kaiser góp ý: ìTrước hết, các bạn ở Việt Nam nên hiểu cho là ở Mỹ cho tới cách đây vài năm không có kỳ thi tốt nghiệp nên cách nhìn của tôi tất nhiên phải khác đồng nghiệp ở nước khác. Theo tôi, đề thi này trừu tượng và lý thuyết, chưa kể là rất khó. Nhưng nếu học sinh Việt Nam thông minh đặc biệt tiếp thu được những kiến thức như thế này thì rất hoan nghênh. Tuy nhiên, ngay cả khi giả sử rằng chương trình trung học đã dạy tất cả kiến thức cần có để giải các bài toán này, thì tôi vẫn thấy bài toán còn khó". Tiến sĩ Kaiser giải thích thêm: ìÝ tôi muốn nói là cũng với những kiến thức này, thì một kỳ thi tốt nghiệp nên cho bài đơn giản hơn, nhưng rộng ra, để soát lại khả năng của học sinh”.

Cả hai giáo sư đều nêu vấn đề chấm thi. TS Schwingendorf nói: ìĐề thi càng có nhiều yếu tố đánh đố, thì càng khó chấm, vì sẽ có nhiều cách giải khác nhau, hoặc cùng một cách giải thì mỗi em có thể trình bày nhiều hoặc ít chi tiết khác nhau. Một người chấm nhiều bài có khi còn không thống nhất, nhiều người chấm nhiều bài ở nhiều nơi khác nhau, khả năng chấm thi không đồng nhất lại càng cao”. Tiến sĩ Kaiser góp ý: ìCho những kỳ thi đông thí sinh, tôi ủng hộ lối thi trắc nghiệm. Đề thi trắc nghiệm thực ra khó làm hơn đề thi viết, nhưng bảo đảm sẽ không có vấn đề chấm sai, hay chấm thi không đồng nhất”.

Nếu hai giáo sư ở Mỹ đều cho rằng đề thi khó, thì một giáo sư khác cho ý kiến khác hẳn. Tiến sĩ Apostolos Thoma, giáo sư Toán tại Đại Học Ioannina, Hy Lạp, nói: ìỞ Hy Lạp cũng như ở châu Âu nói chung, chương trình Toán ở trình độ trung học rất nặng, ngược lại lên đại học lại nhẹ hẳn đi. Ngoài ra, trong 20 năm qua cũng có khuynh hướng xem nhẹ môn hình học. Qua đề thi này tôi thấy ở Việt Nam cũng giống như ở đây”. Tiến sĩ Thoma không cho đề thi này là khó: ìĐề thi này, trừ bài số 5, không có gì khó”. Bài số 5 , theo cả 3 giáo sư trên thì vừa khó, rắc rối, vừa nhiều tính toán. Nếu đọc bài giải thì sẽ nghĩ không có gì khó, nhưng nếu phải đối đầu với bài toán như thế này trong phòng thi thì thật gay go”.

Có thể rút ra điều gì qua cuộc trao đổi nêu trên? Phải chăng là việc cần có những đề thi nhằm đánh giá được hiệu quả tiếp thu giáo dục nhưng không đánh đố học sinh?

Đỗ Vũ
(Thanh Niên)
Hình đã gửi

#2
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết

Nếu mục đích của kỳ thi là kiểm tra học lực thì những ìmánh” như thế không nên khuyến khích”.

Cái này em không thấy đúng mấy, vì toán học yêu cầu những sự suy xét tinh tế, không phải cứ thấy bài là lao vào hùng hục giải, đến lúc giải xong,ngẩng đầu lên đã thấy bạn bè mình tựu trường cả rồi (okie?!)
Cần phải có 1 sự tinh tế nhất định trong việc giải các bài toán, vấn đề là mức độ của sự tinh tế đó phụ thuộc từng quốc gia, ở nước ta thì mức độ đó là khá cao, vậy thôi
Mà đây cũng chỉ là 1 nhận định của 1 vị giáo sư nước ngoài thôi mà, không nên quá bi quan về giáo dục nước nhà, dù rằng những nhận định này có nhiều phần đúng
----
mọi người thảo luận tiếp.bye

#3
song_ha

song_ha

    Sống là chiến đấu

  • Pre-Member
  • 321 Bài viết
"từ cấm""từ cấm""từ cấm""từ cấm""từ cấm""từ cấm"

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi song_ha: 24-04-2009 - 07:18

<span style='color:red'>...Này sông cứ chảy như ngày ấy
Có người đi quên mất lối về.....</span>

#4
pascal

pascal

    Learn from yesterday

  • Thành viên
  • 62 Bài viết
Đúng vậy !!! Mình nghĩ độ khó của đề thi là quan trọng nhưng vẫn ko quan trọng bằng viêc quản lý , tổ chức nghiêm túc các kỳ thi . Cái mà chúng ta nên quan tâm đầu tiên là 100% giám thị coi thi , giám khảo chấm thi ... tất cả đều phải làm viêc nghiêm túc .
Một vấn đề nữa là nếu học thế nào ra thi giống y như vậy thì đề thi được đánh giá là quá dễ , còn đưa vào đề thi 1 ít mẹo biến đổi thì đề trở thành đánh đố học sinh .
Vậy phải chăng chỉ cần ra đề ở mức trung bình nhưng cho đề dài ra , rộng ra , học sinh nào làm nhanh , làm hết thì được xem là giỏi ???
BORN TO DIE




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh