Đến nội dung

Hình ảnh

Bàn luận truyện Kim Dung đủ các kiểu!

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 19 trả lời

#1
Doraemon

Doraemon

    Mèo Ú

  • Hiệp sỹ
  • 239 Bài viết
Tại hạ mở tửu quán này nhằm mời các hảo huynh đệ trong giang hồ bàn thảo một chút về gia gia Kim Dung, cha đẻ của Quách Tĩnh đại hiệp, Dương Quá, Lệnh Hồ hảo huynh đệ, Trương Vô Kị,...
Các hảo huynh đệ vào quán vị nào rành kiếm pháp thì bàn về kiểm pháp, vị nào rành chưởng pháp thì xuất chiêu chưởng pháp , vị nào mọt sách thì bàn về các kinh thư như: Thư, Kinh, Phổ,... riêng tại hạ thì hoan hộ vị nào rành về ...người đẹp thì bàn về các mỹ nhân, he he :(

Kiếm Pháp Trong Truyện Kim Dung




Khách giang hồ dấn thân vào trường hiểm ác thì đi đâu cũng thủ vài món đồ vũ khí để gặp bất trắc là chơi luôn tới bến, bằng không thì cũng hù cho tụi nó sợ. Cái thứ dễ mang, gọn nhẹ nhất bên mình là đao là kiếm. Chỉ cần đeo lên lưng hay treo lủng lẳng bên hông là xong. Đã nói đến kiếm thời có Kiếm Pháp. Chiêu này thế nọ, gạt đỡ tấn công, lụi sang bên phải, tạt ngang sang trái ra sao là phải thuộc nằm lòng. Mỗi chiêu đều có những cái tên đầy hoa mỹ như "Hoa rụng bên đường" , "Hoa nở dưới tuyết" , "Đường chiều lá rụng" ... Kiếm pháp trong truyện Kim Dung không thuần túy là thứ kiếm pháp chặt đầu cắt cổ, hay đơn giản múa may cho nhanh, cho chính xác mạnh mẽ. Thứ Kiếm pháp tối thượng là kiếm xuất từ ý mà tùy cơ ứng biến, là Kiếm Pháp vô chiêu của Độc Cô Cầu Bại chỉ mong một lần thua mà cả đời không sao toại nguyện để rồi chết trong cô đơn lạnh lẽo. Hên là còn Lệnh Hồ Xung duyên may thủ đắc để rồi tung hoành ngang dọc trong chốn giang hồ, ra sức đọ cùng Tịch Tà Kiếm Phổ. Ôi, Tịch Tà Kiếm Pháp! Phải chăng là một thứ võ công tàn độc mà chính người sở đắc một ngày nào đó phải mang số phận thảm thương. Mất giống thì đã đành, đằng này vinh quang chưa tới mà kẻ bị mổ bụng tung toé trên Hắc Mộc Nhai, người ngậm hờn nơi ngục thất dưới đáy hồ, kẻ thì hai mắt đui mù, kẻ thì ngàn đời bị nguyền rủa.


Vậy đó, cũng là kiếm thôi nhưng thứ thì gây nên hận thù tranh đoạt tàn sát lẫn nhau, thứ thì giúp người thoát khỏi mọi lề thói để vượt lên mức độ Kiếm là Người mà Người là Kiếm. Phải nói Độc Cô Cửu Kiếm là một thứ Kiếm pháp như vậy. Đầu tiên là Vi Tử Kiếm tuy sắc bén thật, nhưng rốt cuộc chỉ là thứ vô tri vô giác, nỡ lòng trong một phút điên cuồng mà xuống tay hạ độc Người Quân tử. Quân Tử Kiếm của Dương Qua dù giúp chàng sát cánh cùng Thục Nữ Kiếm Tiểu Long Nữ thoát khỏi lưới tình của Công tôn Cốc chủ, nhưng đâu ngăn được cơn điên cuồng của con nhỏ Quách Phù. Cánh tay để lại Tương Dương là ai chặt đó, Quách Phù cô nương hay Vi Tử Kiếm sắc bén lạnh lùng ?


Thiết Huyền Trọng Kiếm cương cương dũng mãnh, giúp Dương Qua hộ thành cứu Quách Tỉnh, thật xứng đáng là Kiếm báu. Nhưng té ra lại là tiền thân của Đồ Long Đao và ỷ Thiên Kiếm, khiến giang hồ lại một phen náo động thảm sầu. Cũng do lòng tham con người mà ra cả. Liễu Kiếm nhẹ nhàng ẻo lả, tuy chưa một phen náo động võ lâm, cũng là một báu kiếm ẩn tàng nơi thâm sâu cùng cốc.


Nhưng chỉ biết tới Độc Cô Cửu Kiếm mà bỏ qua Thái Cực Kiếm Pháp thì thật là thiếu sót. Cả đời Trương Tam Phong tâm huyết để cả vào thứ kiếm pháp diệu thương này. Đến nỗi cường địch tới nơi mà lão già trăm tuổi bị một chưởng tấn công gần tắt thở, cùng không quên bắt Dư Đại Nham nhai rau ráu thuộc lòng để mong rủi mình bị xui xẻo thì hy vọng còn có truyền nhân. Hên là hôm đó có Trương Vô Kỵ. Thật lạ là thằng nhỏ ham chơi mê gái đẹp nên bắt ông già chỉ tới ba lần, càng học càng quên sạch. Đến lần thứ ba thì quên ráo trọi. Ông già chịu chơi không những không la rầy mà còn khoái chí cười ha hả. Phải chăng đây là thứ Kiếm pháp không nên học thuộc lòng ? Vậy còn bắt Dư Đại Nham bại xụi học làm gì. Các chưởng môn nhân cấp cao có những triết lý không ai hiểu được. Người phàm mắt thịt như tui chi biết là cao diệu vậy thôi, chứ không sao hiểu nổi.


Sau này Thái Cực Kiếm Pháp được gia biến để trở thành Vô Cực Kiếm Pháp bủa vây chung quanh Lệnh Hồ Xung lúc đó dẫn một đám anh hùng khua chiêng gióng trống kéo lên Thiếu Lâm Tự. Vô Cực Kiếm Pháp là thứ kiếm vô địch thiên hạ, chỉ chịu bại dưới tay thằng liều, chọt đại vô chính giữa tâm vòng tròn. Giả sử không phải là Lệnh Hồ Xung mà là tay hiệp khách nào khác thì đã chịu thảm bại rồi, đằng này Lệnh Hồ huynh đệ đã uống xỉn xỉn nên đếch cần biết chiêu này thế nọ, chọt đại vô chính giữa cho dễ, ai dè gặp hên. Thì ra kẻ anh hùng không sợ, chỉ sợ thằng say thằng liều. Vậy mới nói ông già Xung Hư đạo trưởng bày đặt chế ra Vô Cực Kiếm làm gì, cứ theo Thái Cực Của Sư tổ Trương Tam Phong là xong. Lúc đó chưa chắc Lệnh Hồ Xung đã thủ thắng để mở đường tới Thiếu Lâm Tự giành gái. Không phải thứ kiếm nào cũng mong đoạt mạng người. Có những thứ kiếm mang một ngụ ý trong một hoàn cảnh nào đó. Lúc đó Lệnh Hồ Chưởng môn dẫn một đám các em Hằng Sơn xinh như mộng tranh đoạt chức Tổng Chưởng môn Ngũ Nhạc Kiếm Phái. Nhạc Bất Quần đối đầu Lệnh Hồ Xung, chơi đi chơi lại cái chiêu "Lãng Tử Quy Hồi" để dụ dỗ thằng nhỏ quay về đặng đoạt Tịch Tà Kiếm Phổ. Y đồ thể hiện ngay trong Kiếm pháp, chỉ có tay cao thủ mới thực hiện được.


Nhưng có một thứ Kiếm pháp tuyệt diệu không lấy máu ai cả, mà là một thứ Vũ Kiếm của đôi uyên ương cùng thề non hẹn biển sát cánh bên nhau trong chốn giang hồ sôi động: Xung Linh Kiếm Pháp trên đỉnh Ngọc Nữ Phong. Ôi ! Những đêm trăng Đại sư ca và Tiểu sư muội đôi mái đầu xanh chế ra một thứ Kiếm pháp của tình yêu mặn nồng. Vậy mà đùng một cái, Tịch Tà Kiếm Phổ cướp đi mối tình đầu thơ mộng. Thương thay cho nàng Nhạc Linh San. Vũ điệu Xung Linh Kiếm Pháp đã cùng chàng âu yếm mặn nồng ngay trong trận tranh đoạt, giữa bao nhiêu cặp mắt của cao thủ Ngũ phái. Chàng và nàng coi như pha, biểu diễn Xung Linh Vũ Kiếm ngay giữa trường ác đấu. Trong trường sát khí đằng đằng lại nở ra hoa tình yêu. Đó là một trận đấu hay nhất trong Tiếu Ngạo Giang Hồ. Tiếc thay Kiếm Vũ tình yêu chưa biễu diễn xong thì nàng đã tức tưởi ra đi. Phải chăng đó là chiêu cuối cùng của Xung Linh Kiếm Vũ ?


Cũng có một thứ kiếm pháp của đôi uyên ương Dương Qua- Tiểu Long Nữ. Nàng sử Ngọc Nữ Kiếm Pháp quấn quít bên chàng với Toàn Chân Kiếm Pháp. Tổ sư Vương Trùng Dương cùng Lâm Triều Anh chưa bao giờ thử cùng nhau đối địch bằng kiếm pháp do hai người sáng lập, nhưng đôi uyên ương sau này đã đánh bại Kim Luân Pháp Vương bằng thứ kiếm pháp Song Kiếm Hợp Bích này. Kim Luân không thua vì võ công. Mà thua vì một mình lẻ bóng, đương đầu sao nổi với tình yêu mặn nồng, ý hợp tương đồng của Dương Qua và hiền thê - sư phụ Tiểu Long Nữ. Sau này độc đáo ở chỗ Lão Ngoan Đồng đã chỉ cho Tiểu Long Nữ đem hai thứ phối hợp với nhau, hai tay sử hai thứ kiếm pháp, làm bọn Ni ma Tinh, Tiêu tương Tử táng đởm kinh hồn. Thế mới biết chỉ có cao thủ mới nghĩ ra những Kiếm ý lạ thường. Và tình yêu xa cách không làm nàng Tiểu Long Nữ thay lòng đổi dạ như ai đó, chỉ làm cho nàng đem cả tình yêu thương vò võ 16 năm phổ thành Thương Tâm Đoạn Trường Kiếm. Tuy không phải là tuyệt đỉnh vô song để làm bá chủ thiên hạ, nhưng là kiếm pháp của mối tình tuy xa cách mà vẫn giữ vẹn lòng trinh.


Cũng nên kể thêm Lục Mạch Thần Kiếm của nhà họ Đoàn, nhưng đó là Kiếm Khí chứ không là Kiếm Pháp. Còn những Âm Dương Kiếm, Lạc Anh Kiếm Pháp v.v... sao đó nổi những thứ kiếm ở trên. Tỷ như Nhất Tự Điện Thanh sử kiếm nhanh như sao xẹt, nhưng như Nhậm Ngã Hành đã đoán, nhanh cho lắm cùng chỉ tổ tự đưa tay mình vào kiếm đối phương. Rốt cuộc thứ kiếm vô địch chỉ là Kiếm ý Vô Chiêu chỉ dùng ý mà đã bại hai cao thủ phái Võ Đang, là thứ Kiếm mà như Độc Cô Cầu Bại đã phán : " ... đến cỏ cây cùng có thể là kiếm như thường ...".



Lượm lặt trên Net
Thân lừa ưa cử tạ ! :)

#2
Doraemon

Doraemon

    Mèo Ú

  • Hiệp sỹ
  • 239 Bài viết

Võ Công Trong Truyện Kim Dung



Cái hấp dẫn của truyện KD là ở chỗ tác giả đề cập đến 3 thứ chính yếu trong cuộc đời của một nam tử hán đại trượng phu. Đó là: Võ Công, Rượu và... Gái Đẹp.

Thật vậy, có ai mà chưa từng mơ ước có một võ công tuyệt thế, bản lãnh cao cường để cứu khổn phò nguy, để giàu sang phú quý hay làm bá chủ thiên hạ. Vậy thì phải đọc Kim Dung coi xem các nhân vật tập luyện võ công thế nào. Các vai chính đếu được trình bày xem họ đã tầm sư học võ ra sao, thời thơ ấu thế nào, gặp được cơ duyên nào để hấp thụ một nội lực phi thường dường ấy. Ngoại trừ Kiều Phong, kỳ dư ai cũng được kể lại quá trình thăng tiến võ thuật. Cái hấp dẫn của truyện Kim Dung là ở chỗ đó. Chứ đâu phải như trong Phượng Gáy Trời Nam hay Lưu Hương Đạo Soái, mới vô chương 1 đã thấy Lục Tiểu Phụng, Sở Lưu Hương bản lĩnh phi thường, võ công thâm hậu rồi, làm mất cả sự hấp dẫn tự nhiên của tiểu thuyết chưởng.

Tui thì thích nhứt diễn tiến võ công của Dương Qua. Một thân một mình hiên ngang tự lập, chịu trăm đắng nghìn cay để có được bản lĩnh tuyệt thế. Trong cuộc đời Dương Qua chưa từng có được một sư phụ theo đúng nghĩa của nó. Vậy mà sáng tác ra cả Am Nhiên Tiêu Hồn Chưởng thì đâu phải chuyện đùa.

Còn Quách Tỉnh thì sao ? Dở ẹt. Đã đần đần (??!!! , cái nầy là Lão Đông Tà nói đó nghe, ai mà có ý kiến khác chơi gan thì đóng tàu ra Đào Hoa Đảo tìm ổng) lại còn vô tình đẩy Dương Qua cho mấy cha lẩm cẩm ở Trùng Dương Cung làm tình làm tội thằng nhỏ. Quách Tỉnh chỉ biết nhờ có Hoàng Dung mới gà độ được Cửu Chỉ Thần Cái truyền Giáng Long Thập Bát Chưởng cho. Ông này thì chỉ tội ham ăn nhậu mà phải bấm bụng rút ruột chỉ cho thằng cù lần 18 thế. Nhưng dù sao cũng hên nhờ vậy mà còn truyền được tới hậu thế cho đến Kiều Phong. Dương Qua cũng được chỉ cho Giáng Long Thập Bát Chưởng trên núi Hoa Sơn, tui thấy còn xứng đáng hơn Quách Tỉnh nhiều.

Một điểm đặc sắc nữa là võ công trong truyện Kim Dung luôn có chỗ éo le bất ngờ của nó. Lúc Trương Vô Kỵ luyện Càn Khôn đại Nã Di trong cấm địa Minh Giáo, nếu "tiểu dâm tặc" ham hố tham lam mà ráng tập cho hết tầng thứ bảy thì coi như tiêu đời nhà ma rồi. Nặng thì kinh mạch banh tà lông, nhẹ thì tẩu hoả nhập ma, nhẹ hơn nũa thì có thể thành nhưng thần trí hồ đồ, dở dở điên điên như Tây Độc lúc cuối đời vậy. Chẳng qua là vì người viết Càn Khôn Đại Nã Di trên tấm da dê bảo rằng ổng cũng chưa từng luyện tới tầng này, chỉ tưởng tượng ra mà viết. Cũng may có Tiểu Siêu kế bên nhắc nhẹ: " Công tử ơi, hổng được thì thôi đừng có ráng". Không hiểu trong đầu cô bé đó nghĩ sao khi nói câu này nhưng xem ra Trương Vô Kỵ cũng hoảng nên chịu dừng lại, hổng thôi sau này võ công cao cách mấy cũng bị khùng khùng, đâu có làm ăn gì được với cả tứ đại mỹ nhân trên chuyến đi ra Băng Hỏa Đảo tìm nghĩa phụ.

Doraemon -st-
Thân lừa ưa cử tạ ! :)

#3
chamngo

chamngo

    Lính mới

  • Thành viên
  • 9 Bài viết
Đọc truyện KD có khi nào làm lú lẫn tâm trí người ta ko anh? Tại em thấy anh nhắn tin hỏi em là ai làm em buồn quá :cry . Thơm anh :angry:
Doraemon + Chamngo =?

#4
toilachinhtoi

toilachinhtoi

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 343 Bài viết
Binh loan vê Lênh Hô Xung môt chut

Lệnh Hồ Xung hỡi Lệnh Hồ Xung
Nhạc Linh San đâu có yêu anh hùng
Năm phen bảy lượt nàng mắng chửi
Mà còn nhớ nhung như thằng khùng

Lệnh hồ đồ ơi Lệnh hồ đồ
Không hiểu tấm lòng của ni cô
Mầy lần nàng nhờ người ngỏ ý
Mà cứ ngu ngơ như thằng khờ

Lệnh Hồ điên ơi Lệnh Hồ điên
Nàng Nhậm Doanh Doanh đẹp như tiên
Đêm ngày ở cạnh ngươi chăm sóc
Mà chỉ khiến cho nàng muộn phiền

Lệnh Hồ hên ơi Lệnh Hồ hên
Ba chìm bảy nổi chín túi lênh đênh
Té núi lọt hầm đều lượm bí kiếp
Tưởng banh xác pháo lại được ôm cô mình
There is no way leading to happiness. Happiness is just the way.
The Buddha

#5
QHHH

QHHH

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 98 Bài viết
Khiếp bác chamngo nói thế em mà phải là bác mèo ú và không biết bác là em cũng đổ luôn rùi đấy :D :D, bác mèo ú học k7 trường TN phải không bác cho em làm wen cái, chắc bác lấy bằng rồi ấy nhỉ. Bác chamngo vẫn khỏe chứ ạ, mấy cuốn sách của bác hay quá :D

#6
Doraemon

Doraemon

    Mèo Ú

  • Hiệp sỹ
  • 239 Bài viết

Binh loan vê Lênh Hô Xung môt chut

Lệnh Hồ Xung hỡi Lệnh Hồ Xung
Nhạc Linh San đâu có yêu anh hùng
Năm phen bảy lượt nàng mắng chửi
Mà còn nhớ nhung như thằng khùng

Lệnh hồ đồ ơi Lệnh hồ đồ
Không hiểu tấm lòng của ni cô
Mầy lần nàng nhờ người ngỏ ý
Mà cứ ngu ngơ như thằng khờ

Lệnh Hồ điên ơi Lệnh Hồ điên
Nàng Nhậm Doanh Doanh đẹp như tiên
Đêm ngày ở cạnh ngươi chăm sóc
Mà chỉ khiến cho nàng muộn phiền

Lệnh Hồ hên ơi Lệnh Hồ hên
Ba chìm bảy nổi chín túi lênh đênh
Té núi lọt hầm đều lượm bí kiếp
Tưởng banh xác pháo lại được ôm cô mình


Bài thơ hay quá! Thơ của anh làm đó à anh TLCT? hehe , Lệnh hồ Xung mà nghe bài thơ này chắc cay cú rủ anh vào tửu quán làm mấy vò quá ! :|
Lúc đó Lệnh Hồ Xung nói : Này, toilachinhtoi, thực sự các hạ là ai mà biết rõ chuyện tình của ta vậy? Hôm nay ko say ko về nhe! :|
Thân lừa ưa cử tạ ! :)

#7
hungkhtn

hungkhtn

    Tiến sĩ diễn đàn toán

  • Hiệp sỹ
  • 1019 Bài viết
Hi hi, em thích Thiên Long bát bộ với Anh Hùng Xạ điêu nhất. Hôm nào nhờ anh Doremon chỉ giáo với :D
Hiện tại mình không lên diễn đàn toán thường xuyên, thế nên nếu không trả lời đc Private Message trên diễn đàn được, mong các bạn thông cảm.

Visit www.hungpham.net/blog, where I am more available to talk with you.

#8
HUYVAN

HUYVAN

    CTCVAK08

  • Hiệp sỹ
  • 1126 Bài viết

Binh loan vê Lênh Hô Xung môt chut

Lệnh Hồ Xung hỡi Lệnh Hồ Xung
Nhạc Linh San đâu có yêu anh hùng
Năm phen bảy lượt nàng mắng chửi
Mà còn nhớ nhung như thằng khùng

Lệnh hồ đồ ơi Lệnh hồ đồ
Không hiểu tấm lòng của ni cô
Mầy lần nàng nhờ người ngỏ ý
Mà cứ ngu ngơ như thằng khờ

Lệnh Hồ điên ơi Lệnh Hồ điên
Nàng Nhậm Doanh Doanh đẹp như tiên
Đêm ngày ở cạnh ngươi chăm sóc
Mà chỉ khiến cho nàng muộn phiền

Lệnh Hồ hên ơi Lệnh Hồ hên
Ba chìm bảy nổi chín túi lênh đênh
Té núi lọt hầm đều lượm bí kiếp
Tưởng banh xác pháo lại được ôm cô mình

Hay quá!

#9
Doraemon

Doraemon

    Mèo Ú

  • Hiệp sỹ
  • 239 Bài viết

Hi hi, em thích Thiên Long bát bộ với Anh Hùng Xạ điêu nhất. Hôm nào nhờ anh Doremon chỉ giáo với :D

Okay thôi chú Hùng! Cùng là độc giả của văn hào Kim Dung có gì mà chỉ giáo đâu. Đố chú biết sự khác biệt giữa những nhân vật chính trong các bộ tiểu thuyết của Kim Dung và Thiên Long bát bộ ? (*)
Thân lừa ưa cử tạ ! :)

#10
hungkhtn

hungkhtn

    Tiến sĩ diễn đàn toán

  • Hiệp sỹ
  • 1019 Bài viết

Okay thôi chú Hùng! Cùng là độc giả của văn hào Kim Dung có gì mà chỉ giáo đâu. Đố chú biết sự khác biệt giữa những nhân vật chính trong các bộ tiểu thuyết của Kim Dung và Thiên Long bát bộ ? :D


Hiểu biết của em cũng hạn hẹp lắm... nên em có trả lời sai nhờ sư huynh chỉ giáo...

Trong thiên long bát bộ em thấy có sự khác biệt... hơi bị lớn là Kim Dung xây dựng được nhân vật Vương Ngữ Yên xinh quá xá (*) Mà nếu muốn bít xinh thế nào thì cứ xem phim là thấy, có Lưu Diệc Phi đóng -> quá xinh he he (*)
Hiện tại mình không lên diễn đàn toán thường xuyên, thế nên nếu không trả lời đc Private Message trên diễn đàn được, mong các bạn thông cảm.

Visit www.hungpham.net/blog, where I am more available to talk with you.

#11
Doraemon

Doraemon

    Mèo Ú

  • Hiệp sỹ
  • 239 Bài viết
He he, chú Hùng đúng là sành môn .. mỹ nhân :D . Anh muốn nói đến các nhân vật anh hùng của Kim Dung cơ ! :D
Trong các tiểu thuyết như: Anh hùng xạ điêu, thần điêu đh, tiếu ngạo giang hồ, hiệp khách hành,... các anh hùng của chúng ta đều trưởng thành về mặt võ công và nhận thức. Từ những đứa trẻ tưởng chừng ko có gì đặc biệt (tất nhiên phải có căn cốt :D), họ trên đường phấn đấu trở thành những cao thủ võ lâm. Riêng Kiều Phong trong Thiên long bát bộ là trưởng thành về nhận thức (về hận thù, chiến tranh và cuối cùng anh đã hy sinh cho hòa bình); võ công của Kiều Phong cao sẵn rồi ! :D

Lưu Diệc Phi thì xinh roài :D, trôg cô ấy đóng Tiểu Long nữ mà mình cứ thấy tức cái thằng cha Doãn Chí Bình chết tiệt :perp . Thấy tiếc tiếc :D ... :D
Thân lừa ưa cử tạ ! :)

#12
hungkhtn

hungkhtn

    Tiến sĩ diễn đàn toán

  • Hiệp sỹ
  • 1019 Bài viết
He he, zay nếu anh ... là Doãn chí Bình thì sao nhỉ :D có thấy tức ko?
Hiện tại mình không lên diễn đàn toán thường xuyên, thế nên nếu không trả lời đc Private Message trên diễn đàn được, mong các bạn thông cảm.

Visit www.hungpham.net/blog, where I am more available to talk with you.

#13
*Quang_Huy*

*Quang_Huy*

    Là ai ko quan trọng !

  • Hiệp sỹ
  • 652 Bài viết

He he, zay nếu anh ... là Doãn chí Bình thì sao nhỉ :) có thấy tức ko?

có người xấu mới tôn lên người tốt chứ ko có người xấu mà toàn người tốt thì làm gì có chuyện mà viết :D

Chẳng bao giờ em đến được với anh.
Chỉ một lần ... một lần thôi và mãi mãi
Vần thơ em vẫn nhuốm màu dang dở
Một nửa anh...một nửa em..nửa dại khờ.
Chẳng bao giờ ta đến được với nhau...
Phút yêu thương chỉ là trong mộng tưởng
Cố gạt lòng...dừng nhớ lại nhớ thêm...


 


#14
Doraemon

Doraemon

    Mèo Ú

  • Hiệp sỹ
  • 239 Bài viết

VÕ CÔNG TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG





C ác nhân vật trong tác phẩm của Kim Dung hợp lại thành một giới - giới võ lâm – và đương nhiên, sinh hoạt của họ là sự thể hiện võ công để giết người, mưu đồ địa vị quyền lực; võ công để cứu người, trừ gian diệt bạo, biểu dương cái lẽ công bằng ở đời. Nói đến những nhân vật của Kim Dung, không thể không nói đến võ công.
Một cách khái quát, Kim Dung đã đặt vào cho những nhân vật của mình những loại hình võ công (hay công phu, kungfu) mà họ cần phải có. Các loại hình võ công bao gồm chưởng pháp (phép đánh bằng tay), quyền pháp (phép đánh bằng nắm tay), chỉ pháp (phép đánh bằng ngón tay), cầm nã thủ pháp (phép đánh bằng câu, bắt, móc, giật) trảo pháp (phép chụp bằng ngón tay), cước pháp (phép đá), bộ pháp (phép di chuyển), khinh công (phép đi nhanh). Nếu các nhân vật của ông chuyên sử dụng vũ khí thì mỗi loại vũ khí được kết hợp với một pháp để hình thành võ công riêng cho họ (đao pháp, thương pháp, kiếm pháp, trượng pháp, côn pháp... Đối với một số nhân vật đặc biệt, Kim Dung đã tạo ra cho họ những thứ võ công đặc biệt: thần công Sư tử hống (tiếng rống của sư tử) của Tạ Tốn (Ỷ thiên Đồ long ký), Hấp tinh đại pháp (phép hút kình lực và công lực kẻ khác làm công lực và kình lực của mình) của Nhậm Ngã Hành (Tiếu ngạo giang hồ), Nhiếp hồn đại pháp (phép thôi miên) của Đinh Xuân Thu (Thiên Long bát bộ)...
Kim Dung tạo ra cho nhân vật của mình những hoàn cảnh, những tình huống để họ thủ đắc võ công. Có những nhân vật không chịu học võ, suốt ngày chỉ lo học sách thành hiền, học kinh Phật như vương tử Đại Lý Đoàn Dự hay như nhà sư trẻ Hư Trúc cùng bị đẩy đưa vào hoàn cảnh phải học võ công để tự cứu mình và cứu người, trở thành bậc thượng thừa. Có kẻ say mê võ công, đi tìm suốt đời mà chẳng thấy. Con đường mà Kim Dung dẫn dắt những nhân vật trung tâm của mình đến với các thứ võ công không khỏi khiến cho người đọc cười thầm.
Nhân vật của Kim Dung thể hiện võ công qua kình lực. Đứng trên quan điểm triết học Trung Hoa, ông chia kình lực ra làm hai loại: dương cương và âm nhu. Dương cương là loại kình lực mãnh liệt, khi xuất chiêu phát ra tiếng động. Âm nhu là kình lực mềm mại, khi xuất chiêu không phát ra tiếng động. Hai loại kình lực đó loại nào cũng có thể giết người, làm tan bia vỡ đá! Ông lấy Nhu chế Cương, lấy Cương chế Nhu. Kẻ thắng cuộc là kẻ có công lực cao hơn. Căn cứ vào võ học Trung Hoa, Kim Dung để cho các nhân vật của mình thi triển võ công theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp. trong cách đánh trực tiếp; chưởng, trảo, chỉ, quyền... phải đụng đến người địch thủ. trong cách đánh gián tiếp; chưởng, trảo, chỉ, quyền... không đụng đến người địch thủ, Kim Dung gọi đó là cách không. Cách không điểm huyệt chỉ pháp của Kiều Phong, Lục mạch thần kiếm của Đoàn Dự, Thất thương quyền của Tạ Tốn... đều có cái khả năng cách không này. Đặc biệt Kim Dung có đề cập đến Cách sơn đả ngưu thần công (thần công đánh con trâu cách trái núi). Trong Thiên Long bát bộ, ông đã để cho quốc sư nước Thổ Phồn dùng Tiểu Tu ni chưởng đánh vào đỉnh đồng bên này, đủnh đồng không phát ra tiếng động và vẫn lành lặn nhưng phía bên kia lại lủng. Cách diễn tả như vậy nghe hơi phi khoa học nhưng lại làm thoả mãn trí tưởng tượng vốn phong phú của con người.
Kim Dung đặt tên cho các loại võ công rất độc đáo và riêng trong khía cạnh này, ông cũng đã tự chứng mình được trình độ viết tiểu thuyết của mình. Một là – võ công thường gắn liều với nguồn gốc xuất thân. Thí dụ các nhà sư xuất thân từ phái Thiếu Lâm thì phài biết sử La Hán quyền, Niêm hoa chỉ, Thiếu Lâm trường quyền, Di Đà chưởng, Giáng ma trượng... Ai xuất thân từ đạo gia Võ Đang thì có Thái cực quyền, Võ Đang miên chưởng. Hư Trúc học được võ công của phái Thiên Sơn thì võ công đó được gọi là Thiên Sơn lục dương chưởng, Thiên Sơn lục dương chỉ, Thiên Sơn chiết mai thủ... Hai là – tên của võ công thường gắn liền với những chiêu thức, đòn thế của môn võ công ấy. trong tinh thần này, người đọc tìm thấy Hàng long thập bát chưởng (18 chưởng hạ rồng), Liên hoàn thập tam cước (13 thế đá liền nhau), Độc Cô cửu kiếm (9 thế kiếm của Độc Cô Cầu Bại). Ba là – tên của môn võ công thường gắn liền với sinh hoạt, đặc điểm của động vật. Trong tinh thần này, ta thường gặp trong tác phẩm của Kim Dung những Xà quyền (rắn), Đại Thánh quyền (khỉ), Áp hình công (vịt), Hàm mô công (ếch), Ưng trảo công (chim ưng), Kê trảo công (gà). Ngay cả đến con rồng - một động vật trong linh thoại cổ Trung Hoa – cũng có công phu: Long trảo công. Bốn là – tên của võ công gắn liền với tính chất, hậu quả khi sử dụng võ công đó. Trong tinh thần này, ta thường gặp Tam tiếu tiêu dao tán (thuốc bột làm người ta cười 3 lần trước khi chết), Thất thương quyền (loại quyền pháp muốn luyện được phải bị 7 thứ nội thương trong phủ tạng), Hoá thi phấn (loại thuốc bột làm tan xác chết ra nước)...
Kim Dung có một bề dày kiến thức về y học cổ Trung Hoa. Một cố nhân vật của ông trường vừa giỏi võ công, vừa tinh thâm y thuật, phối hợp y thuật với võ công hoặc để cứu người, hoặc để chế ngự người. Trong Tiếu ngạo giang hồ, ta bắt gặp nhân vật Sát nhân danh y bình Nhứt Chỉ, cứu người chỉ cần một ngón tay và giết người cũng chỉ cần một ngón tay. Trong Ỷ thiên Đồ long ký, ta gặp Điệp cốc y tiên Hồ Thanh Ngưu và sau đó là Trương Vô Kỵ, giỏi về chữa thương, phục hồi kỳ kinh bát mạch. Thuốc độc và phóng độc cũng là một loại võ công. Trong Tiếu ngạo giang hồ, ta gặp Lam Phượng Hoàng, giáo chủ Ngũ độc giáo Vân Nam. Trong Phi hồ ngoại truyện, ta gặp Độc thủ dược vương chuyên đánh thuốc độc.
Cũng theo Kim Dung, âm nhạc cũng là một dạng võ công có thể chế ngự địch thủ. Một số nhân vật của ông như Côn Lôn tam thánh Hà Túc Đạo (Ỷ thiên Đồ long ký), Cầm điên Khang Quảng Lăng (Thiên Long bát bộ), Nhậm Doanh Doanh và Lưu Chính Phong (Tiếu ngạo giang hồ)... đã dùng tiếng đàn, tiếng sáo, hoặc để chữa thương, hoặc để khắc chế địch thủ. Đoạn cảm động nhất là đoạn Doanh Doanh đàn khúc Thanh tâm phổ thiện trú để xoa dịu thần kinh cho Lệnh Hồ Xung khi chàng trai này bị trọng thương.
Viết về võ công nên kiến thức võ học của Kim Dung rất uyên bác. Ông Yên Thị Đồ Cẩu Khách trên tờ Tân Họa báo cho biết rằng Kim Dung thường tham khảo ý kiến của các võ sư về đòn thế, về cách xuất chiêu, nhả kình lực của từng thế võ. Ông dung hợp võ công với y học Trung Hoa, tạo cho người đọc sự thú vị tuyệt vời, điều mà những tác giả truyện võ hiệp khác chưa làm được. Đặc biệt, khi viết về những võ công của các bang hội, giáo phái khác ngoài lãnh thổ Trung Quốc, kiến thức võ học của ông đã được thực hiện rất tinh tường. Đại thi hào Ba Tư Omar Khayan đã ghi nhận võ công Bái hỏa giáo (Minh giáo) Ba Tư được ghi lại trên 8 tấm thẻ Thánh hỏa lệnh và tâm pháp thì được ghi lại trên những tấm da dê. Kim Dung nghiên cứu đoạn kinh mở đầu của Bái hỏa giáo Ba Tư, đã dung hợp ý kiến của Omar Khayan để xây dựng nên những đoạn mô tả về sinh hoạt của Minh giáo Trung Hoa (Ỷ thiên Đồ long ký).
Một điều cần chú ý là Kim Dung không lạm dụng khuynh hướng đa sát trong tiểu thuyết võ hiệp, điều mà ta thường gặp trong các loại phim cao bồi Viễn Tây (Mỹ) và phim chưởng Hongkong cũng như ở một số tiểu thuyết gia khác viết truyện võ hiệp. Trong 12 bộ tiểu thuyết, Kim Dung có mô tả 2 trận đa sát: một là đoạn Kiều Phong bị quần hùng Trung Nguyên vây hãm ở Tụ hiền trang (Thiên Long bát bộ), hai là đoạn phái Tung Sơn bịt mặt giả làm người của Ma giáo vây hãm phái Hằng Sơn ở Long Tuyền (Tiếu ngạo giang hồ). Chữ Nhân của đạo Khổng đã được ông tôn trọng một cách hết sức nghiêm túc đúng như quan niệm của Khổng Tử: ìNhân giả nhân dã” (Đạo nhân là đạo của con người vây). Đọc văn của ông, người ta chỉ thấy cái thiện chế ngự cái ác, cái chính nghĩa thắng cái gian tà và tinh thần nhân đạo được đề cao triệt để. Những nhân vật bình thường nhất cũng biết tha thứ cho kẻ thù, cũng nói được ìOán thù nên giải chứ không nên kết” hoặc ìHồi đầu thị ngạn” (Quay đầu là bờ)... Và họ đã tha thứ cho nhau. Những nhân vật ma đầu, đầy mình tội lỗi như Đinh Xuân Thu, Du Thản Chi, Lâm Bình Chi, Thạch Trung Ngọc,... cuối cùng rồi cũng chỉ bị phế võ công, đưa cho những người nhân hậu quản chế để khỏi đi gieo rắc cái ác. Không có ai bị giết, bị hành hạ, bị trả thù đau đớn.
Tất cả nỗ lực của Kim Dung nhằm mình họa một nguyên tắc lớn: chữ Võ không bằng chữ Hiệp. Các nhân vật chính phái của ông hành hiệp cứu đời, xả thân vì cuộc sống, cứu vớt kẻ trầm luân, đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ hòa bình hạnh phúc cho trăm họ. Họ không mưu cầu lợi danh, địa vị cho riêng mình. Đoạn tiêu biểu nhất cho cái Hiệp trong tác phẩm Kim Dung là đoạn Trương Vô Kỵ, giáo chủ Minh giáo, chỉ huy các lực lượng kháng Nguyên, bị một thuộc tướng của mình là Chu Nguyên Chương đánh thuốc mê và bắt giam. Chu Nguyên Chương có tham vọng lên ngôi thống lãnh. Trương Vô Kỵ có thể giết Chu Nguyên Chương chỉ với một ngón tay, nhưng đã không làm điều đó. Anh đã lặng lẽ bỏ ra đi để được suốt đời ngồi vẽ lông mày cho người yêu là Triệu Minh. Chu Nguyên Chương kháng chiến chống quân Nguyên thành công lên ngôi cửu ngũ, mở ra nhà Minh, truyền được 263 năm (1380-1643).
Cái mà người ta tìm được trong tác phẩm Kim Dung chính là lòng nhân ái. Lòng nhân ái đó đặt trên cơ sở của tư tưởng Khồng giáo, Phật giáo, Đạo giáo phương Đông. Trong khi các nhân vật của ông sử dụng võ công để đánh nhau, họ vẫn tôn trọng lòng nhân ái mà ìhạ thủ lưu tình” (xuống tay nhưng vẫn giữ được tình người). Hai kẻ thù đánh nhau, đến khi chia tay vẫn có thể nói được lời từ biệt: ìNon xanh trơ đó, nước biếc còn đây, còn ngày gặp gỡ.” Chiêu thức nào có tên gọi độc ác quá, được đổi tên ngay: Thế Lưỡng bại câu thương (đôi bên cùng chết) của phái Võ Đang được đổi tên thành Thiên địa đồng thọ (đất trời cùng tồn tại) và được khuyến khích không đem ra sử dụng. Võ công làm nên tiểu thuyết võ hiệp nhưng không quyết định nội dung tiểu thuyết võ hiệp. Cái quyết định chính là chữ Hiệp, đứng sau chữ Võ.

Trích : "Kim Dung giữa đời tôi" - Vũ Đức Sao Biển

Doraemon -st-
Thân lừa ưa cử tạ ! :)

#15
*Quang_Huy*

*Quang_Huy*

    Là ai ko quan trọng !

  • Hiệp sỹ
  • 652 Bài viết
tui thấy võ công trong chuyện KD cứ phét phét thế nào ý 1 người đấu cả nghìn người sợ quá nhân vật chính thì ko chết nửa chuyện nên nguy hiểm chẳng sao :D

Chẳng bao giờ em đến được với anh.
Chỉ một lần ... một lần thôi và mãi mãi
Vần thơ em vẫn nhuốm màu dang dở
Một nửa anh...một nửa em..nửa dại khờ.
Chẳng bao giờ ta đến được với nhau...
Phút yêu thương chỉ là trong mộng tưởng
Cố gạt lòng...dừng nhớ lại nhớ thêm...


 


#16
Doraemon

Doraemon

    Mèo Ú

  • Hiệp sỹ
  • 239 Bài viết

tui thấy võ công trong chuyện KD cứ phét phét thế nào ý 1 người đấu cả nghìn người sợ quá nhân vật chính thì ko chết nửa chuyện nên nguy hiểm chẳng sao :P


Hôm nay vào đọc mới thấy chú mình đây ko hiểu rồi. :D Truyện chưởng Kim Dung là chuyện bịa 100% mà ! :)
Thân lừa ưa cử tạ ! :)

#17
Magus

Magus

    Trung tá

  • Hiệp sỹ
  • 2781 Bài viết

Hôm nay vào đọc mới thấy chú mình đây ko hiểu rồi. biggrin.gif Truyện chưởng Kim Dung là chuyện bịa 100% mà !

Xem bịa mới thấy hay chứ :P. Kể cả các phim bây giờ như người nhện, cướp biển .... toàn bịa đấy thôi :D

tui thấy võ công trong chuyện KD cứ phét phét thế nào ý 1 người đấu cả nghìn người sợ quá nhân vật chính thì ko chết

Ai bảo ko chết? Thiên Long Bát Bộ - Kiều Phong chết ở cuối truyện :)

Lưu Diệc Phi thì xinh roài biggrin.gif, trôg cô ấy đóng Tiểu Long nữ mà mình cứ thấy tức cái thằng cha Doãn Chí Bình chết tiệt beat.gif . Thấy tiếc tiếc

Tiếc thật, em chỉ muốn đóng vai Doãn Chí Bình ở cảnh đó thôi >_< , kể cả đóng thử cũng được :D

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Magus: 20-07-2007 - 08:39

<div align="center"><img src="http://img221.images...4795706ld2.jpg" border="0" class="linked-image" /><br />

<!--fonto:Verdana--><span style="font-family:Verdana"><!--/fonto--><a href="http://diendantoanho...0&#entry168717" target="_blank">Hướng dẫn gõ công thức toán lên diễn đàn cho người mới</a><!--fontc--></span><!--/fontc--></div>

<br /><div align="center"><!--fonto:Verdana--><span style="font-family:Verdana"><!--/fonto--><a href="http://diendantoanho...howtopic=38505" target="_blank">Cách gõ công thức toán mới</a><br /><a href="http://diendantoanho...id=1&Itemid=18" target="_blank"><!--coloro:#008000--><span style="color:#008000"><!--/coloro--><b>Bạn có muốn gửi bài viết của mình lên trang chủ không?</b><!--colorc--></span><!--/colorc--></a><!--fontc--></span><!--/fontc--></div><br /><div align="center"><!--fonto:Courier New--><span style="font-family:Courier New"><!--/fonto--><!--sizeo:2--><span style="font-size:10pt;line-height:100%"><!--/sizeo-->em=Console.ReadLine();Console.Write("Anh yêu {0}",em);<!--sizec--></span><!--/sizec--><!--fontc--></span><!--/fontc--></div>

#18
Doraemon

Doraemon

    Mèo Ú

  • Hiệp sỹ
  • 239 Bài viết

Mỹ Nhân Trong Truyện Kim Dung


Phải công nhận một điều là phụ nữ ở đâu cũng thế, thời nào cũng vậy.
Cô giáo của tui, sau khi phê bình bài văn của tui cho đã rồi mới hỏi một câu muôn thủa: Ai là người đẹp nhất trong các tác phẩm Võ hiệp của Kim Dung?
Hên là mới chỉ hỏi tới đó à nghe, chứ mà hỏi đại loại như: Các giai nhân trong Kim Dung hay xài nước hoa loại gì, hoặc Đoàn Chính Thuần làm gì mà mấy bả theo dữ vậy ... thì tui bí luôn, đành phải forward tới ông Kim Dung trả lời giùm .

Vậy thì ... Không phải vô cớ mà người ta gọi tiểu thuyết chưởng bằng cái tên văn hoa: Tiểu thuyết võ hiệp kỳ tình. Võ hiệp thì biết rồi, đại khái là nội công thâm hậu, ngoại công chiêu thức điêu luyện với các màn chiến đấu duel hoặc theo từng nhóm v.v... Còn kỳ tình, tui ráng cố ý hiểu một cách thô thiển đần độn nhứt là: Tình tức là tình yêu nam nữ, đàn ông đàn bà, còn "Kỳ" đây là kỳ lạ, đáng được xem xét ... hì hì hì ... tui biết thế nào cũng có cao nhân dũa tui tội nói quàng xiên, nhưng là tán láo nên nói thế nào chả được, miễn sao có người tin thì thôi. Nói tóm lại, "kỳ tình" là tình cởm trai gái kỳ lạ. Vậy thì các giai nhân trong chuyện Kim Dung ra sao ?
Nói một cách thô thiển theo như con mắt của dân phàm phu tục tử thì: Về sắc đẹp, ai cũng phảI công nhận có hai người đẹp nhứt, Tiểu Long Nữ và Vương Ngọc Yến.

Tiểu Long Nữ từ nhỏ đã sống trong Cổ Mộ, lại được sư phụ rèn luyện triệt tiêu thất tình lục dục nên không hề vướng bụi trần hay tơ tưởng sự đời cũng như tình cảm trai gái. Cái đẹp của Tiểu Long Nữ, theo như Kim Dung tả là ... cái gì mà Băng Thanh Ngọc Khiết ... nghĩa là trong đầu óc không có nghĩ gì, tơ tưởng gì đến chiện này chiện kia, chỉ cần biết tập trung luyện tập nội công phái Cổ Mộ, đến năm 16 tuổi gần như cả đời không hề bước chân ra ngoài chợ để mua con cá hay mớ rau, mọi việc để Tôn bà làm ráo. Sướng như vậy nên theo Kim Dung thì nàng ... trắng trẻo lắm (Xin lỗi cho tui phàm phu tục tử một chút nha bà con), nước da lại hơi xanh, hổng phảI tại thiếu máu mà tại tối ngày trong hang. Con người trinh trắng nên lúc nào cũng chơi toàn đồ trắng. Điểm đặc biệt của văn Kim Dung là ổng không tả sắc đẹp phụ nữ tập trung trong cả một đoạn văn dài cả trang, mà tả rất nhẹ nhàng, rải rác cả bộ tiểu thuyết đây đó bằng những câu rất đơn giản. Sắc đẹp của Tiểu Long Nữ đầu tiên chỉ được đề cập tới trong chuyện các anh hùng thiên hạ háo sắc tụ nhau về dưới chân núi Toàn Chân phái, để cố coi mặt cho được người con gái họ Long, làm cho Quách Tỉnh lúc đó lỡ tay quơ bậy làm bể tấm bia đá, báo hại mấy ông lóc cóc ở Toàn Chân hiểu lầm, giàn luôn Thiên Cang Bắc Đẩu trận vây hai chú cháu ... Hổng biết con gái nhà ai mà đẹp đến nỗi bao nhiêu anh hùng hào kiệt kéo đến xem cho biết, rồi lại được mấy ông đạo sĩ xa lánh trần tục cũng động lòng đứng ra làm gạc đờ co.
Độc giả thắc mắc dữ nhưng Kim Dung chỉ đề cập tới đó thôi. Rồi sau đó nhan sắc của Tiểu Long Nữ được tả rải ra trong toàn bộ tiểu thuyết dày cộm, mỗi lần chỉ có hai ba câu. Đến chừng tới chương chót "Tiếng nói sau cùng", độc giả tưởng tượng một trai anh hùng dày dạn phong trần nắm tay một trang tuyệt sắc giai nhân từ từ đi về một phương trời ... Đó, sắc đẹp của Tiểu Long Nữ được tả rất kín đáo cho đến cả chương cuối cùng ...

Còn về nhan sắc của Vương Ngọc Yến?
Phải nói là Kim Dung tả nhan sắc của nàng thật ly kỳ, huyền bí. Bắt đầu chỉ là một pho tượng đá của một nữ nhân, thế tử Đoàn Dự nhìn thấy mà điên đảo thần hồn, u mê ám chướng, ôm ghì riết lấy chân pho tượng. Đoàn Dự ở chỗ lầu son gác tía chắc thấy gái đẹp đã nhiều, vậy mà mới nhác thấy tượng đá thôi mà đã si mê đến độ tương tư, vậy thì pho tượng phải đẹp kinh khủng lắm. Thiệt ra chỗ này ông Kim Dung tả cũng hơi ... phăng-ta-di quá đáng. Sau này Đoàn Dự được gặp Vương Ngọc Yến bằng xương bằng thịt, lúc đó chỉ kịp kêu lên mấy tiếng "Nương tử ơi ..." rồi đại khái là có mếu máo kể lể, tui nhớ hình như vậy.
Chao ơi ! Sáu đường kiếm khí vô hình giết người chớp nhoáng cũng không qua nổi ánh mắt giai nhân. Sắc bất ba đào dị nịch nhân, quả thiệt là đúng mà. Buồn cười ở chỗ ông cha thì đi đến đâu phụ nữ theo đến đó, gieo tình cảm tùm lum; còn cậu con thì cả bộ truyện chỉ biết lẽo đẽo theo riết một người, vậy phải biết sắc đẹp Vương Ngọc Yến đáng giá lắm. Phải nói so sánh giữa các nhân vật thì Đoàn Dự xứng đáng cao thủ háo sắc. Nhưng cái háo sắc của Đoàn Dự là cảm nhận vẻ đẹp thuần khiết và cố gắng để xứng đáng với nó, chứ không háo sắc kiểu ba trợn như cha nội Cốc chủ Tuyệt Tình Cốc Công Tôn Chỉ, đụng ai cũng quơ, hay như Hắc hoa Đại đạo Điền Bá quang hở ra là chọc, hở ra là ghẹo, thấy vắng người là thừa cơ làm tới. Cũng phải nói qua bộ Lục Mạch Thần Kiếm, chữ thời cơ đáng giá vô cùng. Suốt cả bộ truyện, Vương Ngọc Yến nào có để tâm gì đến Đoàn Dự, trái tim nàng đã trao trọn vẹn cho biểu ca Mộ Dung Phục rồi. Gặp nguy hiểm thì cứ lo không biết biểu ca có sao không. Trong khi thằng kia đang lè lưỡi cõng chạy muốn đứt hơi, nói hông ra lời vậy mà cũng không thí cho một cái liếc mắt, hoặc ít ra cũng đưa khăn mù-soa ra lau nhẹ lên trán một cái ... Chỉ biết nói cám ơn xã giao thôi.
Ôi! Đoàn công tử ơi là Đoàn công tử, thân mang tuyệt kỹ vô địch thiên hạ Lục Mạch Thần Kiếm, chỉ một ngón tay thôi đủ làm cho quần hùng khiếp vía; vậy mà từ đầu truyện tới cuối truyện chỉ thấy có cõng Vương Ngọc Yến là nhiều nhứt. Ôi ! Lăng Ba Vi Bộ giỏi lắm cũng chỉ làm ... ngựa cho giai nhân. Sắc đẹp của Vương Ngọc Yến sao mà bí hiểm dường vậy. Đặc biệt nhan sắc của nàng còn phải khiến cho cả Thiên Sơn Đồng Mỗ và Lý Thu Thủy tức muốn chết. Hồi đó cả hai người si mê Tiêu Dao tử, Chưởng môn phái tiêu Dao đến độ ám hại lẫn nhau. Té ra sau này là ông già kia si mê cô em họ nào đó của Lý Thu Thủy, đặc biệt rất giống Vương Ngọc Yến.

Còn các giai nhân khác?
Kim Dung ít khi chịu tả các nhân vật nữ của mình với một sắc đẹp tầm thường, chí ít cũng phảI là nước da trắng trẻo, mặt trái xoan, môi son má phấn v.v... theo đúng quan niệm phương Đông và cái đẹp phụ nữ. Nhưng chú ý một điều, ngoại trừ một số ít như Tiểu Siêu, Nghi Lâm, A Châu, Vương Ngọc Yến; kỳ dư các người khác đều mang một chút tà khí trong người, tỷ như đầu óc quỷ quái, trăm phương ngàn kế của Hoàng Dung gây ra cảnh biệt ly giữa Dương Qua - Tiểu Long Nữ, tính e thẹn của Nhậm Doanh Doanh khiến hào kiệt lao đao, lòng dạ độc ác quỷ quyệt của A Tử làm cho một trong bốn vị Ngư, Tiều, Canh, Độc vì tự ái mà tự tử chết uổng. Chu Chỉ Nhược và Triệu Minh cũng có lúc bày mưu hạ lẫn nhau ... Tiểu thuyết của Kim Dung không đề cao sắc đẹp bên ngoài của nữ giới, mà trái lại, như Hân Tố Tố dặn dò cậu quý tử trước lúc lâm chung :"Đàn bà càng đẹp càng dễ gạt người".

Tâm sừu
Thân lừa ưa cử tạ ! :)

#19
Doraemon

Doraemon

    Mèo Ú

  • Hiệp sỹ
  • 239 Bài viết

Còn về nhan sắc của Vương Ngọc Yến?
Phải nói là Kim Dung tả nhan sắc của nàng thật ly kỳ, huyền bí. Bắt đầu chỉ là một pho tượng đá của một nữ nhân, thế tử Đoàn Dự nhìn thấy mà điên đảo thần hồn, u mê ám chướng, ôm ghì riết lấy chân pho tượng. Đoàn Dự ở chỗ lầu son gác tía chắc thấy gái đẹp đã nhiều, vậy mà mới nhác thấy tượng đá thôi mà đã si mê đến độ tương tư, vậy thì pho tượng phải đẹp kinh khủng lắm. Thiệt ra chỗ này ông Kim Dung tả cũng hơi ... phăng-ta-di quá đáng. Sau này Đoàn Dự được gặp Vương Ngọc Yến bằng xương bằng thịt, lúc đó chỉ kịp kêu lên mấy tiếng "Nương tử ơi ..." rồi đại khái là có mếu máo kể lể, tui nhớ hình như vậy.
Chao ơi ! Sáu đường kiếm khí vô hình giết người chớp nhoáng cũng không qua nổi ánh mắt giai nhân. Sắc bất ba đào dị nịch nhân, quả thiệt là đúng mà. Buồn cười ở chỗ ông cha thì đi đến đâu phụ nữ theo đến đó, gieo tình cảm tùm lum; còn cậu con thì cả bộ truyện chỉ biết lẽo đẽo theo riết một người, vậy phải biết sắc đẹp Vương Ngọc Yến đáng giá lắm. Phải nói so sánh giữa các nhân vật thì Đoàn Dự xứng đáng cao thủ háo sắc. Nhưng cái háo sắc của Đoàn Dự là cảm nhận vẻ đẹp thuần khiết và cố gắng để xứng đáng với nó, chứ không háo sắc kiểu ba trợn như cha nội Cốc chủ Tuyệt Tình Cốc Công Tôn Chỉ, đụng ai cũng quơ, hay như Hắc hoa Đại đạo Điền Bá quang hở ra là chọc, hở ra là ghẹo, thấy vắng người là thừa cơ làm tới. Cũng phải nói qua bộ Lục Mạch Thần Kiếm, chữ thời cơ đáng giá vô cùng. Suốt cả bộ truyện, Vương Ngọc Yến nào có để tâm gì đến Đoàn Dự, trái tim nàng đã trao trọn vẹn cho biểu ca Mộ Dung Phục rồi. Gặp nguy hiểm thì cứ lo không biết biểu ca có sao không. Trong khi thằng kia đang lè lưỡi cõng chạy muốn đứt hơi, nói hông ra lời vậy mà cũng không thí cho một cái liếc mắt, hoặc ít ra cũng đưa khăn mù-soa ra lau nhẹ lên trán một cái ... Chỉ biết nói cám ơn xã giao thôi.
Ôi! Đoàn công tử ơi là Đoàn công tử, thân mang tuyệt kỹ vô địch thiên hạ Lục Mạch Thần Kiếm, chỉ một ngón tay thôi đủ làm cho quần hùng khiếp vía; vậy mà từ đầu truyện tới cuối truyện chỉ thấy có cõng Vương Ngọc Yến là nhiều nhứt. Ôi ! Lăng Ba Vi Bộ giỏi lắm cũng chỉ làm ... ngựa cho giai nhân.



Đọc câu cuối thấy ông tướng Đoàn Dự này chán thế chứ. Nhưng công nhận cũng chai lì phải ko anh em ? :D

Sắc đẹp của Vương Ngọc Yến sao mà bí hiểm dường vậy. Đặc biệt nhan sắc của nàng còn phải khiến cho cả Thiên Sơn Đồng Mỗ và Lý Thu Thủy tức muốn chết. Hồi đó cả hai người si mê Tiêu Dao tử, Chưởng môn phái tiêu Dao đến độ ám hại lẫn nhau. Té ra sau này là ông già kia si mê cô em họ nào đó của Lý Thu Thủy, đặc biệt rất giống Vương Ngọc Yến.


Cái này mình coi là 2 cái chết độc đáo, tức tưởi và tức cười nhất trong truyện Kim Dung cũng như Thiên Long bát bộ. 2 bà cao thủ thù nhau vì một ông từ lúc còn trẻ, luyện công cao cường tìm nhau để ám hại nhau. Cuối cùng chả vì cái gì cả, sau khi ông kia công bố kết quả là hồi trẻ tui yêu cái bà khác chứ ko phải 2 bà, đừng có tưởng bở :D thì lúc đó 2 bà kia xem tranh xong, cùng cười lên một tiếng, khóc lên một tiếng rồi ra đi sau khi đã đánh nhau sứt đầu mẻ trán đến mức trọng thương ! Ôi chao, tình ơi là tình ! Quả là cái chết thật độc mà Kim Dung có thể nghĩ ra được ! :namtay:

Còn các giai nhân khác?
Kim Dung ít khi chịu tả các nhân vật nữ của mình với một sắc đẹp tầm thường, chí ít cũng phảI là nước da trắng trẻo, mặt trái xoan, môi son má phấn v.v... theo đúng quan niệm phương Đông và cái đẹp phụ nữ. Nhưng chú ý một điều, ngoại trừ một số ít như Tiểu Siêu, Nghi Lâm, A Châu, Vương Ngọc Yến; kỳ dư các người khác đều mang một chút tà khí trong người, tỷ như đầu óc quỷ quái, trăm phương ngàn kế của Hoàng Dung gây ra cảnh biệt ly giữa Dương Qua - Tiểu Long Nữ, tính e thẹn của Nhậm Doanh Doanh khiến hào kiệt lao đao, lòng dạ độc ác quỷ quyệt của A Tử làm cho một trong bốn vị Ngư, Tiều, Canh, Độc vì tự ái mà tự tử chết uổng. Chu Chỉ Nhược và Triệu Minh cũng có lúc bày mưu hạ lẫn nhau ... Tiểu thuyết của Kim Dung không đề cao sắc đẹp bên ngoài của nữ giới, mà trái lại, như Hân Tố Tố dặn dò cậu quý tử trước lúc lâm chung :"Đàn bà càng đẹp càng dễ gạt người".

Câu in đậm nhắc nhở anh em ta đó! Bà Hân Tố Tố đúng là hiểu cậu con quý tử của bà ! :D
Thân lừa ưa cử tạ ! :)

#20
Magus

Magus

    Trung tá

  • Hiệp sỹ
  • 2781 Bài viết

Đàn bà càng đẹp càng dễ gạt người

Đúng :) xem chú Du Thản Chi cưa A tử mà tội ghê :D
<div align="center"><img src="http://img221.images...4795706ld2.jpg" border="0" class="linked-image" /><br />

<!--fonto:Verdana--><span style="font-family:Verdana"><!--/fonto--><a href="http://diendantoanho...0&#entry168717" target="_blank">Hướng dẫn gõ công thức toán lên diễn đàn cho người mới</a><!--fontc--></span><!--/fontc--></div>

<br /><div align="center"><!--fonto:Verdana--><span style="font-family:Verdana"><!--/fonto--><a href="http://diendantoanho...howtopic=38505" target="_blank">Cách gõ công thức toán mới</a><br /><a href="http://diendantoanho...id=1&Itemid=18" target="_blank"><!--coloro:#008000--><span style="color:#008000"><!--/coloro--><b>Bạn có muốn gửi bài viết của mình lên trang chủ không?</b><!--colorc--></span><!--/colorc--></a><!--fontc--></span><!--/fontc--></div><br /><div align="center"><!--fonto:Courier New--><span style="font-family:Courier New"><!--/fonto--><!--sizeo:2--><span style="font-size:10pt;line-height:100%"><!--/sizeo-->em=Console.ReadLine();Console.Write("Anh yêu {0}",em);<!--sizec--></span><!--/sizec--><!--fontc--></span><!--/fontc--></div>




2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 2 khách, 0 thành viên ẩn danh