Đến nội dung

Hình ảnh

Khi nào đề thi Toán phổ thông mới hợp lý ?

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 11 trả lời

#1
Doraemon

Doraemon

    Mèo Ú

  • Hiệp sỹ
  • 239 Bài viết

Đề toán tú tài Việt dưới mắt giáo sư ngoại quốc




Mùa thi lại đến, là thời điểm thích hợp để bình tĩnh nhìn lại các kỳ thi vừa rồi. Chúng tôi vừa có dịp gặp gỡ các giáo sư đại học ở một số nước để hỏi trao đổi về đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2004. Đề thi được chọn để hỏi ý kiến các giáo sư là đề thi Toán. Lý do: Toán và Văn là hai môn chính, mà tất nhiên không thể hỏi giáo sư ngoại quốc về đề Văn Việt. Toán là một thứ môn học có tính quốc tế không lệ thuộc vào ngôn ngữ. Toán cũng là môn học thuần túy giấy bút không cần phòng thí nghiệm, nên sự khác biệt về cơ sở vật chất giữa các trường Việt Nam và các trường ngoại quốc không quan trọng.


Tại Mỹ, Thanh Niên đã tiếp xúc với tiến sĩ Keith E. Schwingendorf, giáo sư trưởng khoa Toán tại đại học Purdue University North Central, bang Indiana. Sau khi xem câu hỏi và bài giải môn Toán kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (TNTHPT) vừa qua, TS Schwingendorf cho ý kiến: ìĐề thi này có một số ý hay để kiểm tra kiến thức về toán. Tuy nhiên, đề thi này thiếu bề rộng. Trong 10 điểm có đến 4 điểm cho một bài giải tích kinh điển. Nếu đây là một đề thi làm trong 3 giờ thì hơi dài, trừ phi những bài gần y hệt thế này đã thấy nhiều lần trong quá trình dạy học hoặc trong những kỳ thi các năm trước”. Ông nói thêm: ìĐề thi này có một số yếu tố đánh đố. Có thể thích hợp cho một kỳ thi tuyển, lọc lựa học sinh giỏi, khá, nhưng không thích hợp cho một kỳ thi tốt nghiệp. Đối với tôi, một đề thi tốt nghiệp vừa kiểm tra sự học của học sinh, vừa kiểm tra hiệu năng của nền giáo dục. Bài thi kiểu cần "mánh" theo tôi là không thích hợp với loại bài thi tốt nghiệp”. Ông ví dụ: ìNhư câu số 2, một thí sinh bình thường sẽ để nguyên hàm số như vậy mà lấy đạo hàm, sẽ thiệt thòi nhiều so với một thí sinh biết "mánh" đổi biến số. Bài số 4 cho bốn điểm có tọa độ z cùng như nhau, đối với một thí sinh lanh trí sẽ được điểm không mất tí công nào. Nếu mục đích của kỳ thi là kiểm tra học lực thì những ìmánh” như thế không nên khuyến khích”.

Sử dụng Toán trong ngành của mình nhưng không phải là một nhà toán học thuần túy, Tiến sĩ Mark Kaiser là giáo sư nghiên cứu ngành kỹ nghệ năng lượng tại đại học Louisiana State University, bang Louisiana. Dưới con mắt của một người ứng dụng toán học, tiến sĩ Kaiser góp ý: ìTrước hết, các bạn ở Việt Nam nên hiểu cho là ở Mỹ cho tới cách đây vài năm không có kỳ thi tốt nghiệp nên cách nhìn của tôi tất nhiên phải khác đồng nghiệp ở nước khác. Theo tôi, đề thi này trừu tượng và lý thuyết, chưa kể là rất khó. Nhưng nếu học sinh Việt Nam thông minh đặc biệt tiếp thu được những kiến thức như thế này thì rất hoan nghênh. Tuy nhiên, ngay cả khi giả sử rằng chương trình trung học đã dạy tất cả kiến thức cần có để giải các bài toán này, thì tôi vẫn thấy bài toán còn khó". Tiến sĩ Kaiser giải thích thêm: ìÝ tôi muốn nói là cũng với những kiến thức này, thì một kỳ thi tốt nghiệp nên cho bài đơn giản hơn, nhưng rộng ra, để soát lại khả năng của học sinh”.

Cả hai giáo sư đều nêu vấn đề chấm thi. TS Schwingendorf nói: ìĐề thi càng có nhiều yếu tố đánh đố, thì càng khó chấm, vì sẽ có nhiều cách giải khác nhau, hoặc cùng một cách giải thì mỗi em có thể trình bày nhiều hoặc ít chi tiết khác nhau. Một người chấm nhiều bài có khi còn không thống nhất, nhiều người chấm nhiều bài ở nhiều nơi khác nhau, khả năng chấm thi không đồng nhất lại càng cao”. Tiến sĩ Kaiser góp ý: ìCho những kỳ thi đông thí sinh, tôi ủng hộ lối thi trắc nghiệm. Đề thi trắc nghiệm thực ra khó làm hơn đề thi viết, nhưng bảo đảm sẽ không có vấn đề chấm sai, hay chấm thi không đồng nhất”.

Nếu hai giáo sư ở Mỹ đều cho rằng đề thi khó, thì một giáo sư khác cho ý kiến khác hẳn. Tiến sĩ Apostolos Thoma, giáo sư Toán tại Đại Học Ioannina, Hy Lạp, nói: ìỞ Hy Lạp cũng như ở châu Âu nói chung, chương trình Toán ở trình độ trung học rất nặng, ngược lại lên đại học lại nhẹ hẳn đi. Ngoài ra, trong 20 năm qua cũng có khuynh hướng xem nhẹ môn hình học. Qua đề thi này tôi thấy ở Việt Nam cũng giống như ở đây”. Tiến sĩ Thoma không cho đề thi này là khó: ìĐề thi này, trừ bài số 5, không có gì khó”. Bài số 5 , theo cả 3 giáo sư trên thì vừa khó, rắc rối, vừa nhiều tính toán. Nếu đọc bài giải thì sẽ nghĩ không có gì khó, nhưng nếu phải đối đầu với bài toán như thế này trong phòng thi thì thật gay go”.

Có thể rút ra điều gì qua cuộc trao đổi nêu trên? Phải chăng là việc cần có những đề thi nhằm đánh giá được hiệu quả tiếp thu giáo dục nhưng không đánh đố học sinh?

Theo Tuổi trẻ.
Do's comment:
Theo quan điểm của các bạn hay các em học sinh thì những đề thi tốt nghiệp cần thay đổi thế nào? Riêng Do thấy là sách giáo khoa cải cách lần này cũng đưa được một số thực tế vào sách toán, tuy nhiên đề thi thì vẫn thế
Thân lừa ưa cử tạ ! :)

#2
NPKhánh

NPKhánh

    Tiến sĩ toán

  • Thành viên
  • 1115 Bài viết
Chà ; bài này tôi đọc khá lâu rồi . Nhưng đó là nhận xét từ phía nhà ngoại quốc . Với tôi đề thi Việt Nam hợp lý khi không thể thi nữa . Ai hiểu được một đề tú tài 150 phút mà học sinh trung bình chỉ làm 30 phút trọn vẹn 10 điểm . Nếu thi thế này thì mất cả ý chí phấn đấu . Nếu không thi thì tốt hơn nhiều đỡ bao nhiêu khoảng kinh khí và công sức .

Dốt nhất là lấy kỳ thi để đo kiến thức của mỗi người . Nếu học tốt mà hôm đó sức khỏe không tốt thì có thể trượt đại học mà

http://mathsvn.violet.vn trang ebooks tổng hợp miễn phí , nhiều tài liệu ôn thi Đại học



http://www.maths.vn Diễn đàn tổng hợp toán -lý - hóa ... dành cho học sinh THCS ;THPT và Sinh viên


#3
ngtl

ngtl

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 131 Bài viết
Em không hiểu ý của thầy:'' Với tôi đề thi Việt Nam hợp lý khi không thể thi nữa ".Quả thực đề thi tôt nghiệp năm nay có phần dễ so với mọi năm.Nhưng theo thầy thì nếu không thi nữa thì cho tôt nghiệp hết à ( tỉ lệ tôt nghiệp năm nay không cao,có nhiều học sinh trượt).Không thi nữa thì chắc ngành giáo dục phải cực kỳ phấn khởi bởi vì tỉ lệ đỗ tốt nghiệp sẽ là 100%.Theo em chỉ cần ra đề khó hơn một chút nữa thôi (có câu phân loại) thì kỳ thi sẽ chất lượng hơn.Thi cử không thể đo kiến thức của mỗi người,nhưng học hành không thể không có thi cử.Đứng về một phương diện nào đó thi cử là một biện pháp tuyển chọn và phân loại học sinh,nhất là tuyển chọn học sinh vào đại học.Còn học tốt mà hôm thi bị ốm chẳng hạn thì kém may mắn thôi,nhưng đâu phải ai cũng kém may mắn thế đâu.
Càng học càng thấy mình ngu.
Không học lại thấy thông minh hơn người.

#4
song_ha

song_ha

    Sống là chiến đấu

  • Pre-Member
  • 321 Bài viết
Tôi cho là muốn làm đề thi khó (mà lại ko sợ bị dân phàn nàn kêu ca) thì chỉ cần thả mấy bài kiểu "tính giới hạn bằng định nghĩa" vào là các cháu đi hàng loạt. Vì sao ư! vì các bác giáo viên của bọn chúng cũng chả nắm vững các kn toán học ấy, đề bây giờ dễ (đến độ bị mấy thằng mất nhân tính đi luyện trẻ con lớp 6 giải được) là vì ko kiểm tra được các khái niệm và ý nghĩa bản chất của đối tượng Toán Học....
<span style='color:red'>...Này sông cứ chảy như ngày ấy
Có người đi quên mất lối về.....</span>

#5
hungkhtn

hungkhtn

    Tiến sĩ diễn đàn toán

  • Hiệp sỹ
  • 1019 Bài viết

Tôi cho là muốn làm đề thi khó (mà lại ko sợ bị dân phàn nàn kêu ca) thì chỉ cần thả mấy bài kiểu "tính giới hạn bằng định nghĩa" vào là các cháu đi hàng loạt. Vì sao ư! vì các bác giáo viên của bọn chúng cũng chả nắm vững các kn toán học ấy, đề bây giờ dễ (đến độ bị mấy thằng mất nhân tính đi luyện trẻ con lớp 6 giải được) là vì ko kiểm tra được các khái niệm và ý nghĩa bản chất của đối tượng Toán Học....


Em thấy cho HS tính giới hạn bằng... đạo hàm thì sinh viên cũng trượt ấy chứ :D
Hiện tại mình không lên diễn đàn toán thường xuyên, thế nên nếu không trả lời đc Private Message trên diễn đàn được, mong các bạn thông cảm.

Visit www.hungpham.net/blog, where I am more available to talk with you.

#6
Doraemon

Doraemon

    Mèo Ú

  • Hiệp sỹ
  • 239 Bài viết

Tôi cho là muốn làm đề thi khó (mà lại ko sợ bị dân phàn nàn kêu ca) thì chỉ cần thả mấy bài kiểu "tính giới hạn bằng định nghĩa" vào là các cháu đi hàng loạt. Vì sao ư! vì các bác giáo viên của bọn chúng cũng chả nắm vững các kn toán học ấy, đề bây giờ dễ (đến độ bị mấy thằng mất nhân tính đi luyện trẻ con lớp 6 giải được) là vì ko kiểm tra được các khái niệm và ý nghĩa bản chất của đối tượng Toán Học....


Bác song_ha vui tính phết :D , riêng Do đã được xem qua đề thi tốt nghiệp của Pháp năm 1992, còn hơn đề thi 2007 của mấy bác Việt nhà ta :D . Đề thi của Pháp cũng có tính toán các vấn đề nhưng đc lồng vào thực tế nên sự tính toán trông rất tự nhiên, trong khi đề thi của ta rặt khảo sát, đạo hàm tích phân. Làm các em học sinh khi học tích phân đạo hàm tính nhoay nhoáy nhưng thốt lên: "Em chả hiểu em làm nhiều thế này để làm gì ?!"

P/S: Diễn đàn vẫn chưa ổn định, mình vừa viết 1 bài mà khi send thì mất, cụt hứng chả muốn viết thêm :D
Thân lừa ưa cử tạ ! :)

#7
NPKhánh

NPKhánh

    Tiến sĩ toán

  • Thành viên
  • 1115 Bài viết
Thi thố kiểu này ngay cả giáo viên cũng không hứng dạy . Giải nghĩa khan cả cổ cái khái niệm toán học ; cái hay của toán . Cuối cùng thì sao ; một đề thi đơn giản đến mức không cần hiểu gì nhiều khái niệm của toán ; thuộc công thức toán như hát một bài hát là làm được những 9 - 10 điểm ; dễ đến nỗi không cần hiểu khái niệm là gì ; 4 nhóc mới lớp 6-7 giải được 9;75 điểm . Trong đó mấy anh chỉ đèo bống đến lớp 12 mà thi thố có 6 - 7 điểm ; trong khi đó tôi nghĩ ai làm dưới 9 điểm là vứt đấy !!!.

Thi mà ra đề kiểu đó thì khoảng ngàn năm nữa chúng ta mới tìm được giáo viên giỏi ở bậc THPT . Đề dễ thế nghiên cứu chuyên môn chi cho mệt ; cứ phè phè nhận lương ; thời gian rỗi nghĩ kế ; hiến kế làm kinh tế ; đầu tư cổ phiếu ( cờ bạc tí ) để mà làm giàu . Khẩu hiệu tìm nhân tài chỉ lừa trẻ con mà thôi

Rõ chán

http://mathsvn.violet.vn trang ebooks tổng hợp miễn phí , nhiều tài liệu ôn thi Đại học



http://www.maths.vn Diễn đàn tổng hợp toán -lý - hóa ... dành cho học sinh THCS ;THPT và Sinh viên


#8
ngtl

ngtl

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 131 Bài viết
Thi tốt nghiệp để chọn nhân tài à?Nhưng kể ra thì cũng buồn thật ,mấy bác lớp 12 nhà ta học đến 12 năm mà chẳng bằng mấy đứa trẻ con học trong mấy tháng.Quả là đáng xấu hổ.Có lẽ ta nên đổi mới cách dạy học toán:Dạy học thuộc toán hay hơn là dạy cách làm toán và cách tư duy toán,bởi có kẻ áp dụng phương pháp này rất có hiệu quả đó thôi!!!!
Càng học càng thấy mình ngu.
Không học lại thấy thông minh hơn người.

#9
NPKhánh

NPKhánh

    Tiến sĩ toán

  • Thành viên
  • 1115 Bài viết

Thi tốt nghiệp để chọn nhân tài à?Nhưng kể ra thì cũng buồn thật ,mấy bác lớp 12 nhà ta học đến 12 năm mà chẳng bằng mấy đứa trẻ con học trong mấy tháng.Quả là đáng xấu hổ.Có lẽ ta nên đổi mới cách dạy học toán:Dạy học thuộc toán hay hơn là dạy cách làm toán và cách tư duy toán,bởi có kẻ áp dụng phương pháp này rất có hiệu quả đó thôi!!!!


Tốt nghiệp cấp 3 mà chọn nhân tài cái gì? ý tôi là nếu ra đề thế này thì giáo viên và học sinh đều không thể phấn đấu được ; hiển nhiên sẽ rất nhiều giáo viên không bồi dưỡng chuyên môn ; dù có giỏi thì có truyền thụ học sinh được đâu? giỏi mà không truyền thụ cho ai chẳng khác nào tỷ phú không tiền ? có vợ mà không sinh được con ; đó là một điều đáng buồn . Ra đề thế chán dạy và chán học ; lấy đâu ra thầy giỏi thì nhân tài làm gì ai dám nghĩ tới ???.

http://mathsvn.violet.vn trang ebooks tổng hợp miễn phí , nhiều tài liệu ôn thi Đại học



http://www.maths.vn Diễn đàn tổng hợp toán -lý - hóa ... dành cho học sinh THCS ;THPT và Sinh viên


#10
Doraemon

Doraemon

    Mèo Ú

  • Hiệp sỹ
  • 239 Bài viết
Nói chung bộ sách giáo khoa mới hiện nay (mới in cho đến lớp 10 ,chưa có sách 11) có vẻ thay đổi khá tích cực:

Thứ nhất là viết sách theo kiểu của Tây, đó là nêu ví dụ trước để hs hình dung khái niệm rồi sau đó mới nêu lý thuyết chứ ko phải bùm một phát là có ngay lý thuyết như xưa nữa.
Thứ hai là những tính toán kĩ thuật từ thực tế đã được đưa vào, làm cho hs ko còn cảm thấy môn toán quá ư là khô khan nữa (vì sách giáo khoa cũ ko hiểu học toán dùng làm giè :D), vd như khi học hàm bậc 2 ở lớp 10 có bài tập về quĩ đạo cú sút bóng hay tính toán phương trình cổng parabol của một địa danh !
Thứ ba là lồng những khái niệm lịch sử toán học vào bài học, thay vì trước đây không một học sinh nào biết rằng Việt nam có nhà toán học nào ngoài Lương Thế Vinh thì nay nhà toán học hiện đại Lê Văn Thiêm cũng được đưa vào sách !

Còn gì nữa ko nhỉ ... so good :)
Thân lừa ưa cử tạ ! :)

#11
wavelet

wavelet

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 65 Bài viết
Lương Thế Vinh mà là nhà Toán học à: Để lấy quả bưởi dưới hồ, không hiểu lấy đâu ra lắm nước thế mà đổ xuống hồ;
Sách sgk cứ nhìn tên người viết là suy ra được ngay mấy thứ hổ lốn đấy đáng giá đến đâu.

#12
Doraemon

Doraemon

    Mèo Ú

  • Hiệp sỹ
  • 239 Bài viết
- Lương Thế Vinh cũng là một nhà toán học ! Thử xem khi bên châu Âu đang chìm đắm trong đêm trường trung cổ và chờ đợi thời phục hưng thì trong khi tìm diện tích một số mảnh đất hình cong lưỡi cày, ông đã có những suy nghĩ về khái niệm tích phân. Còn lấy nước ao hay sông đổ xuống cái hố thôi, ko phải cái hồ ! Hồ ở quê Lương Thế Vinh chắc chắn phải có nước chứ !

- Sách gk mới so với ngày xưa thế là hay rồi, còn hơn viết theo kiểu ngày xưa.

@bác wavelet: Thật sự thì sách gk mới cũng có một số nhược điểm: đó là có nhiều đoạn lủng củng và khiên cưỡng. Bác cố gắng thay mấy ông tác giả kia để viết sách giáo khoa mới nhé. Chứ ko thì lại hại thế hệ trẻ bác nhỉ :P. Các em thơ đang chờ bác đấy ! Nếu được thế thì phúc cho thế hệ sau đấy !
Thân lừa ưa cử tạ ! :)




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh