Đến nội dung

Hình ảnh

Sự phân biệt quá lớn


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 44 trả lời

#21
hellscream

hellscream

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 94 Bài viết

Sách ở Việt Nam không hiếm, nói đúng hơn là sách (90% là lậu, 9% là sách vớ vẩn, may chăng 1% là thực sự chất lượng - số liệu tớ bịa ra nghe cho vui thôi) nhiều đến nỗi đa số sinh viên và nghiên cứu sinh không biết đọc sách nào và đọc như thế nào

Tớ cũng tán thành ý kiến cho rằng HS Việt Nam không thể gọi là giỏi so với thế giới được

HS mình giỏi thế nào được khi sự học chưa bắt nguồn từ nhu cầu thiết yếu của mỗi người, mà phần lớn là học vì nghĩa vụ với cha mẹ, nhà trường (chỗ này có dính chút xíu tới vấn đề bệnh thành tích !!)

Mọi người cứ thử đi hỏi học sinh xem các em ấy đang học để làm gì. Hồi phổ thông, tớ cũng đã thử hỏi mấy đứa cùng lớp (chuyên toán !!), và kết quả nhận được cũng chỉ là: học để trả bài, học để thi, học để đậu đại học, thậm chí có nhiều câu trả lời là "ko biết"


Có thể lúc nhỏ chúng ta còn bé không suy nghĩ được hết nhưng bây giờ khi đã lớn, đã đi làm thì phải có mục đích hơn; có ích hơn; nếu ai cũng trăn trở về đất nước thì mới khá lên được. Và phải đi liền hành động.

Tại sao có người nông dân nghĩ ra cái máy này; máy kia; vì họ thấy cần thiết và tăng được năng suất lao động của họ. Nếu các nhà khoa học cũng đặt mình vào vị trí người nông dân cũng mong muốn chế tạo cái máy thì sẽ tốt.

Còn các nhà toán học; thì một phần nên chuyển sang nghiên cứu toán kinh tế, toán tối ưu, toán ứng dụng phục vụ nhu cầu cụ thể của công ty, doanh nghiệp. Như thế họ sẽ tự chủ được nguồn kinh phí, sẽ có ích thực sự hơn.

Ví dụ : chạy sang nhà máy điện hòa bình, tính xem sản xuất điện như nào thì không lãng phí; ... xây dựng trạm điện ở đâu ...

Còn mình bây giờ thì chưa làm được gì nhiều: chỉ chia sẻ sách vở cho mọi người, giúp sv có nhiều tài liệu, nắm vững kiến thức, như vậy sẽ có ích hơn là cất riêng học cho mình.

Nếu ai cũng có hoài bão, có cố gắng thì mọi việc sẽ tốt. Nhất là thanh niên tri thức chúng ta. Chúng ta không cần phải quá giỏi; cũng chẳng cần phải quá thông minh sáng tạo, nhưng cũng có nhiều cách để công hiến, giúp sức cho đất nước.
Sách ebook tiếng Anh nhiều lĩnh vực : Toán, tin, lý, hóa, sinh, kỹ thuật, cơ học ... đang cập nhật

xhttp://www.mediafire.com/?sharekey=b707da971ed43e1695af63b7d44918aac6a4ac4097f68de3
Đã up hết sách lên và xóa hết trong ổ cứng rồi - về xin copy lại.

Link các thư mục sách
http://diendantoanho...mp;#entry162888

Cách download = torrent
http://diendantoanho...mp;#entry162934

Chúng ta có thể không giỏi nhất nhưng chúng ta luôn cố gắng để có ích hơn.

#22
Khách- Khách- hungkhtn_*_*

Khách- Khách- hungkhtn_*_*
  • Khách

Sách ở Việt Nam không hiếm, nói đúng hơn là sách (90% là lậu, 9% là sách vớ vẩn, may chăng 1% là thực sự chất lượng - số liệu tớ bịa ra nghe cho vui thôi) nhiều đến nỗi đa số sinh viên và nghiên cứu sinh không biết đọc sách nào và đọc như thế nào

Tớ cũng tán thành ý kiến cho rằng HS Việt Nam không thể gọi là giỏi so với thế giới được

HS mình giỏi thế nào được khi sự học chưa bắt nguồn từ nhu cầu thiết yếu của mỗi người, mà phần lớn là học vì nghĩa vụ với cha mẹ, nhà trường (chỗ này có dính chút xíu tới vấn đề bệnh thành tích !!)

Mọi người cứ thử đi hỏi học sinh xem các em ấy đang học để làm gì. Hồi phổ thông, tớ cũng đã thử hỏi mấy đứa cùng lớp (chuyên toán !!), và kết quả nhận được cũng chỉ là: học để trả bài, học để thi, học để đậu đại học, thậm chí có nhiều câu trả lời là "ko biết"


Học để thi, và thi để cho cuộc sống sau này...

#23
Khách- khách_*

Khách- khách_*
  • Khách

Học để thi, và thi để cho cuộc sống sau này...

Ừ! tất nhiên rồi!

#24
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết
Hùng nói thế thì hiển nhiên đúng. Nếu đã có project rồi thì thi cử chỉ là những gạch đầu dòng buộc phải có mà thôi, khi đó mình làm chủ được việc học hành (học những gì, học ra sao, học trong thời gian nào, ... ), như thế bản chất mọi chuyện đã khác rồi

Như học sinh sinh viên trong nước thì khác, học sinh sinh viên lứa nào cũng phải học những thứ "chỉ hữu ích cho các kì thi". Tại sao tớ nói như vậy

Tại vì học sinh thì phải học đột biến gen, lai tạo gen, lịch sử "4000" năm đất Việt, rồi cả công nghệ sản xuất thuốc nổ (ít nhất 3 loại, nếu tớ nhớ không nhầm - cái này để viết chuỗi phản ứng hóa học ấy mà). Để rồi sau khi thi tốt nghiệp, đại học, những thứ đó bay biến cả (dựa theo quan sát trên bản thân và bạn bè)

Sinh viên thì phải học theo một chương trình cứng nhắc, sắp xếp chủ yếu trên cơ sở khớp thời gian của các giảng viên (năm vừa rồi tớ học Sác Xuất - kì tới chắc sẽ học Measure theory ?!). Học chỉ thấy thi và thi !! Kì rồi tớ học 8 môn, vị chi đi thi 16 lần, thế thì quá nhiều ?! Thực ra nếu chất lượng các môn học tốt thì không nói, nhưng chất lượng không tốt mà cứ phải cắm đầu thi thì thật khó mà học được thứ gì ra hồn (sẽ có ví dụ cụ thể nếu cần thiết)

Còn sau khi ra trường, những ai về đi dạy rồi mới đi học cao học thì kiến thức cứ thế rơi rụng dần theo các dấu bất đẳng thức, các phép đạo hàm, đến khi đi học cao học trở lại thì bỡ ngờ như thời sinh viên (một số anh giáo trẻ tớ quen đã tâm sự chân thành với tớ như vậy - họ thật thà đấy chứ). Ngay cả những người đi học cao học thì đa phần cũng thấy là kiến thức của mình khá tủn mủn, và có lẽ quá trình học đại học trong nước có ích với rất ít người trong số đó (phỏng đoán !!)

Tóm lại, ý kiến của tớ là nếu mình không chủ động được trong học tập thì chắc chắn sẽ trở thành nạn nhân của một hệ thống giáo dục chưa tốt về chuyên môn. Có thể dự án đào tạo thạc sỹ trình độ quốc tế sẽ cải thiện được rất nhièu vấn đề (ý tưởng này có lẽ bắt nguồn từ bác Lê Tuấn Hoa và anh Ngô Bảo Châu)

#25
Khách- khách_*

Khách- khách_*
  • Khách
Ừ, ý kiến của Khánh khá hợp lý và tớ h vọng sau này Mrmath sẽ trở thành nhà toán học hàng đầu...

Với tớ thì... học chỉ vì tương lai thôi. Mọi người nói là học để thi cũng đúng, học để lấy cái giải cũng không sai, nhưng không phải chỉ học vì những điều đó (mọi người có thể nghĩ như vậy, nhưng bản thân thì không). Tất cả chỉ giúp mình có sự khởi đầu thuận tiện thôi. Chứ như tớ bây giờ, sang năm sang Stanford thì mới thực sự là... bắt đầu lại mọi thứ hoàn toàn từ đầu. Tất cả cố gắng ở phổ thông cũng chỉ là để cho cái bắt đầu ấy.

Quan điểm của tớ thì hệ thống giáo dục vĩ mô không quá quan trọng, mà quan trọng là môi trường học tập của mình, ví dụ như bạn bè, thày cô... Nếu có những người bạn, người thày xuất sắc thì mới là điều tốt nhất giúp mình tiến bộ.

#26
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết

Quan điểm của tớ thì hệ thống giáo dục vĩ mô không quá quan trọng, mà quan trọng là môi trường học tập của mình, ví dụ như bạn bè, thày cô... Nếu có những người bạn, người thày xuất sắc thì mới là điều tốt nhất giúp mình tiến bộ.

Tớ sẽ suy ngẫm về quan điểm này

#27
hellscream

hellscream

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 94 Bài viết

năm vừa rồi tớ học Sác Xuất


Anh đề nghị chú học lại môn này, các thầy dậy chú môn "Xác Suất" chứ không phải "Sác Xuất". Các thầy hẳn sẽ đau lòng lắm đây, hii

Dự án đào tạo thạc sỹ trình độ quốc tế


Giống mô hình IFI, đào tạo thạc sĩ tin học trình độ quốc tế, học miễn phí, học bổng được cấp, thực tập tại nước ngoài học kỳ 4.

Nhưng không rõ quốc tế thì như nào : các thầy bay sang dạy 2 tuần rồi về thì chất lượng cũng bằng không. A là sợ cái kiểu học cuốn chiếu lắm, học thì học không học thì thôi, chỉ được mỗi cái tên môn học trong bảng điểm. Kiểu như chưa kịp quen với tích phân một lớp các thầy đã tương 2,3 lớp. Mà môn nào cũng quan trọng cũng hàng đống bài tập.
Mà khốn khổ nhất là kô có sách học mấy cái môn cuốn chiếu ấy hoặc sách dày quá, lại không có lời giải nữa. Đọc ít thì không hiểu hết. Đọc nhiều thì kô có thời gian. Có lẽ mấy môn advanced như thế nên thay bằng introduction to advanced cho nhẹ.
Sách ebook tiếng Anh nhiều lĩnh vực : Toán, tin, lý, hóa, sinh, kỹ thuật, cơ học ... đang cập nhật

xhttp://www.mediafire.com/?sharekey=b707da971ed43e1695af63b7d44918aac6a4ac4097f68de3
Đã up hết sách lên và xóa hết trong ổ cứng rồi - về xin copy lại.

Link các thư mục sách
http://diendantoanho...mp;#entry162888

Cách download = torrent
http://diendantoanho...mp;#entry162934

Chúng ta có thể không giỏi nhất nhưng chúng ta luôn cố gắng để có ích hơn.

#28
Khách- khách_*

Khách- khách_*
  • Khách

Nhưng không rõ quốc tế thì như nào : các thầy bay sang dạy 2 tuần rồi về thì chất lượng cũng bằng không. A là sợ cái kiểu học cuốn chiếu lắm, học thì học không học thì thôi, chỉ được mỗi cái tên môn học trong bảng điểm. Kiểu như chưa kịp quen với tích phân một lớp các thầy đã tương 2,3 lớp. Mà môn nào cũng quan trọng cũng hàng đống bài tập.
Mà khốn khổ nhất là kô có sách học mấy cái môn cuốn chiếu ấy hoặc sách dày quá, lại không có lời giải nữa. Đọc ít thì không hiểu hết. Đọc nhiều thì kô có thời gian. Có lẽ mấy môn advanced như thế nên thay bằng introduction to advanced cho nhẹ.


Mấy cuốn này đều áp dụng cách tổng hợp ( nhập các bước và các công thức cũ ). Nên nhìn họ giải rất nhanh nhưng nếu phân tích nhỏ ra từng bước cho dễ hiểu thì chắc hết cả trang à. Có nhiều sách chỉ dạy rất sơ, khó diễn đạt hết các luật, cách giải căn bản. Nhất là những bài dài và nâng cao, đều chỉ có đáp án. Mà cuốn nào cũng đắt mới khổ, lên mạng kiếm thì khó đúng sách mình cần .

#29
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết

Anh đề nghị chú học lại môn này, các thầy dậy chú môn "Xác Suất" chứ không phải "Sác Xuất". Các thầy hẳn sẽ đau lòng lắm đây, hii

Em cũng định thế, nhưng dù thế nào chắc các thầy cũng chẳng đau lòng vì em đâu, hì hì.

Có chuyện vui thế này, hồi năm ngoái khi chúng em (lớp K9) đề nghị đổi thứ tự học 2 môn (Xác Suất và Lý thuyết độ đo) với thầy Nguyễn Hữu Dư (dạy em môn này - năm nay trưởng khoa toán HUS rồi). Thì thầy thở dài rồi than với chúng em rằng "đến tôi đề nghị mấy cô ấy (chắc giáo vụ gì đó) đổi mà còn chả được, các anh thì kêu gì được" (đại ý thôi - em modife chút xíu)

Còn đoạn sau về dự án đào tạo thạc sỹ, thì anh sang bên này thảo luận đi
http://diendantoanho...mp;#entry163268

#30
Khách- khách_*

Khách- khách_*
  • Khách

Đọc các bài viết và các ý kiến của Stutant em đoán anh đang là một giáo viên ở nước ngoài.

Tớ thì đoán cóc phải. Câu cú thì lủng củng, chẳng ăn nhập gì với nhau. Nói toàn những cái giáo điều, đọc xong chỉ biết láng máng là đang cá trê chứ dek hiểu người viết đang viết gì nữa.

Thôi tán hươu tán vượn thế thôi, tớ đi dắt trâu ra đồng cày tiếp.

leoteo

#31
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết
Thế anh leoteo có ý kiến chi khác ko, tán chuyện với anh em cho vui cửa vui nhà đi chứ

#32
Khách- khách_*

Khách- khách_*
  • Khách
Ý kiến thì ai mà chả có em, nhưng thấy dân tình cực đoan quá nên nghĩ cũng oải. Phải té sớm ko mình cũng bị lây cách suy nghĩ thì mệt.

Với những bác đang học ĐH trong nước. Tớ nghĩ là ko có gì phải quá bi quan. Môi trường ở nhà đúng là có khó khăn thật, nhưng học tốt hay ko là đều do mình. Các bác cứ nhìn gương KK thì thấy. Công lực được như KK thì ko mấy người cùng thế hệ sánh được. Nên nếu các bác ko học được thì đừng đổ tại hoàn cảnh. Nhất là trong thời điểm như bây giờ, sách ebook trên mạng rất nhiều, muốn sách gì cũng gần như có thể kiếm được. Vấn đề là có đủ sức và kiên nhẫn để tìm và đọc ko thôi.

Cuối cùng cũng coi như để kể một câu chuyện cho vui, xin hầu các bác chuyện này. Cách đây khoảng nửa năm, báo điện tử BBC của Anh có đưa 1 bài báo về giáo dục tại bậc PTTH của Trung Quốc [lâu ngày nên giờ kiếm lại link cũng hơi khó]. Trong đó bài báo có đưa ví dụ 1 bài toán hình học không gian thi tốt nghiệp cấp 3 của TQ. Cũng khá giống với mấy bài HH không gian của VN, cũng kẻ rất nhiều đường, rất nhiều mặt phẳng... rồi bắt tính góc giữa 2 mặt phẳng... Nói chung nhìn rất phức tạp. Trong khi đó bài báo so sánh với 1 bài tập của SV đại học năm thứ nhất môn Toán ở Anh, một trong những bài khởi đầu là: Cho tam giác vuông, 2 cạnh bên là 3cm, 4cm. Tính cạnh huyền :D. Kết luận cuối cùng, BBC đưa ra phần thưởng £100 cho 1 sinh viên nào ở Anh làm được bài toán kia của TQ. Tất nhiên nếu nhiều người gửi đến thì sẽ rút thăm 1 người ngẫu nhiên trong đó.

Nói vậy để các bác đừng có so sánh này nọ. Đào tạo ĐH bên này rất thoải mái, vì đến 90% những thằng học ĐH Toán bên này, hết ĐH là đi ra làm các ngành khác luôn. Bên Anh nhiều tay giáo viên đang đề nghị bỏ việc bắt buộc học Giải tích 1 cho SV năm thứ nhất, vì lý do họ đưa ra là đa số những thằng học nó đều ko làm Toán nên việc dạy môn đấy là thừa. Thằng nào thích học thì cứ tự chọn mà học. Cho nên bác nào còn đang ngồi đọc cái chủ đề này thì đi học tiếp đi, đừng mất thời gian vào những việc bình luận vô bổ làm gì. Đừng nên nhìn đâu cũng chỉ thấy những cái xấu của vấn đề. Cái gì nó cũng có 2 mặt của nó cả. Nói đại khái như trong "Đôi mắt" của Nam Cao, "cứ nhìn đời bằng đôi mắt thế này thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm, người ta chỉ càng thêm chua chát và chán nản" mà thôi.

#33
Khách- khách_*

Khách- khách_*
  • Khách
Quên ko ký leoteo ở dưới bài vừa rồi :D.

leoteo

#34
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết
Ok, anh Hùng (leoteo) tham gia một tay với đề án Atlas Toán Học đi

#35
Khách- Khách- Niels Henrik Abel_*_*

Khách- Khách- Niels Henrik Abel_*_*
  • Khách

HS mình giỏi thế nào được khi sự học chưa bắt nguồn từ nhu cầu thiết yếu của mỗi người, mà phần lớn là học vì nghĩa vụ với cha mẹ, nhà trường (chỗ này có dính chút xíu tới vấn đề bệnh thành tích !!)

Mọi người cứ thử đi hỏi học sinh xem các em ấy đang học để làm gì. Hồi phổ thông, tớ cũng đã thử hỏi mấy đứa cùng lớp (chuyên toán !!), và kết quả nhận được cũng chỉ là: học để trả bài, học để thi, học để đậu đại học, thậm chí có nhiều câu trả lời là "ko biết"



Ở chỗ em cũng vậy , ko cần biết thi j` , chỉ cần đỗ ĐH là đc nhưng mà 1 phần hiện tượng này cũng là do khách quan mà thôi
Ko phải ai học toán cũng theo nghiệp toán như anh Mr. MATH , hay làm 1 Gv dạy toán , có thể do hoàn cảnh xô đẩy hay ko còn lựa chọn # , Vd lên lớp 12 , bố mẹ anh khá giàu , anh học khá giỏi , nhưng anh lại muốn theo nghề mộc cơ , anh ko thi ĐH mà muốn học nghề , 90 % bảo anh là điên , 9% bảo anh là dở ( số liệu em cũng bịa ra cho vui thôi :D ) Lúc đó có lựa chọn ko , mà 1 học sinh lớp 12 làm sao mà có thể làm "chính biến" thay đổi 4 tưởng của xã hội đc . Em cũng do hoàn cảnh xô đẩy và ko còn lựa chọn khác mà giờ phải học 1 lớp chuyên Hóa trong khi đó em lại theo toán , biết sao đc .

#36
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết
Anh đâu có nói học gì nghĩa là theo đấy đâu ...

#37
Niels Henrik Abel

Niels Henrik Abel

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 174 Bài viết

Anh đâu có nói học gì nghĩa là theo đấy đâu ...


Thì em cũng có bảo anh bảo học j` theo đấy đâu , ý em là việc học đôi khi cũng ko phải muốn học những cái m` thích là đc
ko co j` thi` cg~ chang~ co' j` !!!

#38
lavieestunemerde

lavieestunemerde

    Trung sĩ

  • Founder
  • 104 Bài viết

Ý kiến thì ai mà chả có em, nhưng thấy dân tình cực đoan quá nên nghĩ cũng oải. Phải té sớm ko mình cũng bị lây cách suy nghĩ thì mệt.

Với những bác đang học ĐH trong nước. Tớ nghĩ là ko có gì phải quá bi quan. Môi trường ở nhà đúng là có khó khăn thật, nhưng học tốt hay ko là đều do mình. Các bác cứ nhìn gương KK thì thấy. Công lực được như KK thì ko mấy người cùng thế hệ sánh được. Nên nếu các bác ko học được thì đừng đổ tại hoàn cảnh. Nhất là trong thời điểm như bây giờ, sách ebook trên mạng rất nhiều, muốn sách gì cũng gần như có thể kiếm được. Vấn đề là có đủ sức và kiên nhẫn để tìm và đọc ko thôi.

Bạn leoteo nói vậy không đồng ý đâu nhé. Học Toán đâu phải chỉ ôm sách đóng cửa luyện công (nếu thế thì cả nước thành Ramanujan :)) mà còn phải trao đổi, hỏi han người khác nữa, có chỗ nào không thông suốt thì còn có người chỉ điểm. Bọn Mỹ có trò office hours rất hay mà ở VN và ở Pháp không có.

Ngoài ra mình thấy nội dung chương trình Toán dạy ở VN kinh ấy chứ, cái gì cũng đầy đủ, nhưng thấy giống kiểu "nhồi sọ" hơn. SV không được tự chọn cua học mà phải đi theo chương trình học đã được áp đặt sẵn, cũng không được học các môn khác ngoài Toán để mở mang thế giới quan. Ở Mỹ bọn undergrad học thử các thứ chán chê trước rồi mới declare major sau, và đổi khi nào cũng được. Ở Pháp thì không vậy nhưng cũng có nhiều môn tự chọn. Ở VN, chỉ học Toán và những môn mà ai cũng biết là môn gì, chẳng có lợi ích cho ai ngoài giai cấp thống trị :D.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi lavieestunemerde: 24-08-2007 - 00:55


#39
Khách- khách_*

Khách- khách_*
  • Khách
Học gì thì học, quan trọng là góp công sức xây dựng đất nước.

#40
Khách- khách_*

Khách- khách_*
  • Khách

Bạn leoteo nói vậy không đồng ý đâu nhé. Học Toán đâu phải chỉ ôm sách đóng cửa luyện công (nếu thế thì cả nước thành Ramanujan :D) mà còn phải trao đổi, hỏi han người khác nữa, có chỗ nào không thông suốt thì còn có người chỉ điểm. Bọn Mỹ có trò office hours rất hay mà ở VN và ở Pháp không có.

Hehe, tất nhiên là về mặt môi trường thì mình không thể nào sánh bằng. Nhưng tại vì chủ đề này toàn thấy các bác ở trên than phiền chuyện không có tài liệu nên chỉ vặn mặt đấy thôi :).




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh