Đến nội dung

Hình ảnh

Về tên các lớp toán đặc biệt

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 26 trả lời

#1
vui_khỏe_có ích

vui_khỏe_có ích

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết
tôi có 1 quyển sách nằm trong khuôn khổ chương trình đào tạo kĩ sư chất lượng cao tại VN ( nhưng cũng dễ lắm )
mà trong đó 1 số chương họ nói là chỉ dành cho 1 số lớp toán đặc biệt MP* , MP , PSI* , PSI
còn 1 số thì dành cho tất cả các ngành có cả PC*, PC,PT* , PT... cho hỏi những từ MP , PSI... là j` vậy ?

#2
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết
MP là ban Toán còn PS là ban Lý. Cuốn của bạn có lẽ là sách mình dịch của Pháp, thường được dùng để ôn thi X (Polytechnique) hoặc các trường đại học khác của Pháp

#3
vui_khỏe_có ích

vui_khỏe_có ích

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết
cam on anh Mr MATH , dung vay , day la sach cua Monier , chac nhieu nguoi biet , còn những cái kia thì sao ạ ?

Cuốn của bạn có lẽ là sách mình dịch của Pháp, thường được dùng để ôn thi X (Polytechnique) hoặc các trường đại học khác của Pháp

Sao anh biết thế :equiv

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vui_khỏe_có ích: 17-08-2007 - 21:26


#4
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết
Bạn đọc mấy trang giới thiệu sẽ thấy, có mấy dòng ghi rõ đấy, đại để là "sách này dùng cho sinh viên dự bị - nghĩa là những người chuẩn bị thi vào đại học"

Bộ 7 tập dành cho Toán (của J.Monier) thì tớ không thấy mấy người dùng, bộ dành cho Lý (~ 10 tập) có vẻ chất lượng hơn và được khuyên dùng nhều hơn

Thầy dạy Lý bọn tớ năm ngoái (GS. Đàm Trung Đồn) có khuyên nếu muốn thi X thì tốt nhất là học Toán khá vào (giáo trình của thầy Tiến và thầy Hưng là ok, cộng thêm 1 cuốn của W.Rudin và 1 cuốn của S.Lang nữa), Vật Lý thì dùng sách của Halliday (Foundations of Physics - Cơ sở Vật Lý, bộ này đã dịch ra tiếng việt gồm 6 tập) cùng với bộ sách dịch của Pháp (ko nhớ tên tác giả) là ổn

#5
vui_khỏe_có ích

vui_khỏe_có ích

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết

Bạn đọc mấy trang giới thiệu sẽ thấy, có mấy dòng ghi rõ đấy, đại để là "sách này dùng cho sinh viên dự bị - nghĩa là những người chuẩn bị thi vào đại học"

Đó là sách của SV đại học đấy chứ

Em ko có thi X đâu , chẳng qua em tình cờ có đc bộ của Monier , lối viết của ông này khá sáng sủa .
Bộ 6 tập của Halliday em mới tìm đc từ tập 1_4, tâp 5,6 tìm hoài mà ko có , anh biết tìm 2 quyển này ở đâu ko ? ( em đang ở HN )

#6
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết
Đại học à - tớ chả tin, hì hì

Về sách của Haliday thì bạn có thể ra hiệu sách 332 đường Nguyễn Trãi (Hà Nội) (cạnh trường ĐH KHTN) để tìm, có lẽ có đủ

#7
vui_khỏe_có ích

vui_khỏe_có ích

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết
Cạnh ĐHKHTN a`, the ma` em ra tan Lang' ma ko co' , de hom nao em ra trg` anh xem thu

Đại học à - tớ chả tin, hì hì

Sao lai ko tin , em ko nghĩ sach pho thong ma day ca KGV định chuẩn và ĐSTT , DS trừu tượng , ...

#8
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết
Mỗi chương trình đào tạo mỗi khác. Ở Láng chỉ có nhiều truyện và sách cấp 3 trở xuống thôi

#9
Niels Henrik Abel

Niels Henrik Abel

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 174 Bài viết
Anh đi qua Nguyễn chí Thanh thì sách nhiều vô kể , mấy quyển của Monier em cũng sắm ở đó , nhưng chỗ này toàn là sách cũ hoài , toàn dịch của Nga , sách mới ít lắm
ko co j` thi` cg~ chang~ co' j` !!!

#10
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết
Anh cám ơn - sách anh đủ dùng rồi

#11
StuSant

StuSant

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 15 Bài viết
Mấy cuốn này thì toàn phiên bản cũ thôi ( khoàng 2 - 20 năm ), các bản mới ( 2006 - 2007 ) bây giờ đều chia ra nhiều cuốn, mà cuốn nào cũng gần $100. Ít người có, mà hàng Copy thì khó kiếm lắm, chỉ ở các tiệm lớn hay chợ đen thôi.

Tiện thể, ai biết tên bộ nào hay thì báo luôn.

#12
phamleminh

phamleminh

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 30 Bài viết
không hiểu sao tôi lại đánh giá cao bộ sách toán của Mornier(không hẳn vì tầm kiến thức)mà do cách trình bày khoa học sáng sủa,chặt chẽ(ví dụ không đưa vào khái niệm vi phân cấp cao(một khái niệm vừa trực quan,lại thiếu tính chặt chẽ)như các sách của Việt Nam,Nga)riêng tập 6 về Đại số Tuyến tính có nhiều bài tập hay,lạ,khó so với những sách bài tập truyền thống trong nước hay của Nga,nhiều bài ở mức độ rất khó lại có tính hệ thống cao do được phát triển qua cả quá trình dài(theo kiểu bộ sách bài tập giải tích của Polya),còn bộ sách Lí của chương trình kĩ sư chất lượng cao tôi lại cho là ở mức trung bình thôi(còn dễ so với chương trình vật lí của Việt Nam).Riêng bộ sách gì đó về Vật Lí của Halliday tôi cực kì không đồng tình về những lời khen của các bạn(nó quá dễ,có khi học sinh cấp ba đọc cũng hiểu)

#13
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết
Tớ chưa bày tỏ cảm nhận của mình về các bộ đó đâu nhé, toàn là nghe nói cả thôi, vì chính ra tớ không học nghiêm chỉnh theo các sách đó. Chỉ có năm ngoái lúc làm một ít bài tập Halliday thì thấy các bài tập bằng số khá đơn giản, bài tập hiện tượng thì khá là hay. Bộ hơn 10 tập thì chính xác là sách luyện thi đại học. Sách Monier thì đúng là tớ không thích, về ĐSTT thi tớ chuộng 3 tác giả người Việt hơn (thầy Hưng, thầy Hoa và thầy Trung). Bữa sau tó lập vài topic về ĐSTT cho năm nhất nhé, hi vọng ban phamlemlnh tham gia cho vui

#14
Niels Henrik Abel

Niels Henrik Abel

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 174 Bài viết
Sách của Monier thì hay vì cách xây dựng các khái niệm của ông , chỉ tiếc là hiện em chẳng biết quyển nào nữa của ổng đã đc dịch ra TV ( đọc sách Pháp thì bất lực ) . Còn Vật lí của Halliday thì đúng là để H/s cấp 3 đọc mà ,
em đang học cấp 3 :wacko:

về ĐSTT thi tớ chuộng 3 tác giả người Việt hơn (thầy Hưng, thầy Hoa và thầy Trung).


Thế hôm nào anh giới thiệu em vài quyển nhé , em nghe anh "ca ngợi " sách của các thầy ấy , hi vọng nó sẽ đúng như lời giới thiệu :D
ko co j` thi` cg~ chang~ co' j` !!!

#15
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết
Tớ mới tìm hiểu lại, thì có lẽ là thế này:

Khác với ở VN, học sinh cấp 3 thi tuyển trực tiếp vào đại học thì ở US họ có giai đoạn đào tạo A-Level, và ở Pháp thì là hệ dự bị đại học. Tạm gọi chung là giai đoạn "lửng lơ con cá vàng". Khóa đào tạo "con cá vàng" thường kéo dài khoảng 2 năm. Học sinh bên đó có thể học "lửng lơ" trước, sau đó mới quyết định vào trường dạy nghề hoặc vào đại học

Như thế hệ "con cá vàng" này "lửng lơ" giữa THPT (cấp 3) và ĐH ở mình, nó cũng có thể coi là tương đương với 2 năm đầu đại cương ở VN

Trên thực tế các bộ sách của J.Monier (Toán) và của Hatchettle (Lý ~ 10 tập) dùng cho hệ dự bị đại học ở Pháp. Và đã được dịch sang Tiếng Việt theo dự án hợp tác đào tạo KS (nhớ là KS nhé) chất lượng cao (bộ Lý đang được dùng chính thức trong 1 chương trình nào đó bên ĐHBK, tớ ko nhớ rõ)

Như thế theo cảm nhận của tớ thì 2 bộ này dùng nhiều cho dân kỹ thuật hơn là dân lý thuyết. Không hiểu cảm nhận này có đúng không. Không biết có bác nào bên Pháp vào giải thích cho anh em được rõ không

@ NHA: em cứ kiếm sách của 3 thầy anh nên tên mà xem, rồi tự cảm nhận. Anh chĩ nói là thích thôi - chứ ca ngợi gì đâu !!

#16
StuSant

StuSant

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 15 Bài viết
Bộ HaliDay dùng để luyện lại và nâng cao cho HS cấp 3. Nó có nhiều bài giảng hay và dễ hiểu. Đúng như tên gọi Vật Lý Cơ Sở .

Nếu ai có hứng về Kỹ Sư cấp cao thì nên đọc bộ Advance Ênginreer Mathemactic của Michael D. Greenberg, Engineering Mathematics 4th ed. - J. Bird, ...

Bộ sách của Monier thì em chưa đuợc đọc, Ai biết tên sách chỉ dùng em .

#17
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết

Bộ sách của Monier thì em chưa đuợc đọc, Ai biết tên sách chỉ dùng em .

Bộ này gồm 7 tập: Giải tích 1, Giải tích 2, Giải tích 3. Giải tích 4. Đại số 1, Đại số 2, Hình học

#18
Niels Henrik Abel

Niels Henrik Abel

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 174 Bài viết

Bộ sách của Monier thì em chưa đuợc đọc, Ai biết tên sách chỉ dùng em .

Ngoài ra anh có thể mua ở gần cầu Giấy , hi vọng vễ còn
Mấy hàng ở Thanh Xuân cũng có đấy

Tớ mới tìm hiểu lại, thì có lẽ là thế này:

Khác với ở VN, học sinh cấp 3 thi tuyển trực tiếp vào đại học thì ở US họ có giai đoạn đào tạo A-Level, và ở Pháp thì là hệ dự bị đại học. Tạm gọi chung là giai đoạn "lửng lơ con cá vàng". Khóa đào tạo "con cá vàng" thường kéo dài khoảng 2 năm. Học sinh bên đó có thể học "lửng lơ" trước, sau đó mới quyết định vào trường dạy nghề hoặc vào đại học

Như thế hệ "con cá vàng" này "lửng lơ" giữa THPT (cấp 3) và ĐH ở mình, nó cũng có thể coi là tương đương với 2 năm đầu đại cương ở VN

Trên thực tế các bộ sách của J.Monier (Toán) và của Hatchettle (Lý ~ 10 tập) dùng cho hệ dự bị đại học ở Pháp. Và đã được dịch sang Tiếng Việt theo dự án hợp tác đào tạo KS (nhớ là KS nhé) chất lượng cao (bộ Lý đang được dùng chính thức trong 1 chương trình nào đó bên ĐHBK, tớ ko nhớ rõ)

Như thế theo cảm nhận của tớ thì 2 bộ này dùng nhiều cho dân kỹ thuật hơn là dân lý thuyết. Không hiểu cảm nhận này có đúng không. Không biết có bác nào bên Pháp vào giải thích cho anh em được rõ không


Ưm , xem lại mới thấy , đúng là của Monier thì còn thiếu nhiều phần , nếu cho lớp toán thì đây đúng là chỉ là những bổ sung cho cấp 3 vì ko có đs tr` tg ( chính xác là chỉ lướt qua ) , Hình thì cũng chỉ là hình sơ cấp , hh giải tích , giải tích thì chỉ có kh gian vector định chuẩn và chuỗi , làm nền trc' cho topology
Hatchettle thì em ko rõ lắm nhưng của Monier thì tính toán khá nhiều , và có thể thấy 1 cách trực tiếp các ứng dụng từ những phần ổng đề cập
Em cũng muốn ở Việt Nam mình có cái thời kì "lửng lơ" này , vào ĐH làm chi cho vội , vì chương trình # xa cấp 3 , nếu có sự chuẩn bị trc' thì tốt hơn

@ NHA: em cứ kiếm sách của 3 thầy anh nên tên mà xem, rồi tự cảm nhận. Anh chĩ nói là thích thôi - chứ ca ngợi gì đâu !!


Anh nói rõ họ tên các thầy , em tìm cho dễ

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Niels Henrik Abel: 20-08-2007 - 19:18

ko co j` thi` cg~ chang~ co' j` !!!

#19
phamleminh

phamleminh

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 30 Bài viết

Ưm , xem lại mới thấy , đúng là của Monier thì còn thiếu nhiều phần , nếu cho lớp toán thì đây đúng là chỉ là những bổ sung cho cấp 3 vì ko có đs tr` tg ( chính xác là chỉ lướt qua ) , Hình thì cũng chỉ là hình sơ cấp , hh giải tích

Còn có thêm phần về hình học vi phân nữa đấy(tuy không nhiều).
À nhân tiện nói thêm về quan điểm của tôi không chỉ về bộ sách của Mornier mà còn về sách Toán cũng như cách đọc,tiếp thu một lí thuyết toán học nói chung.(qua đó có liên hệ trực tiếp luôn).
Thứ nhất kiến thức Toán học theo tôi dù ở tầm nào(không kể cao hay thấp) phải được trình bày rõ ràng mạch lạc,có cấu trúc và quan trọng là phải chặt chẽ(tiêu chuẩn quyết định).Đặt vấn đề phải súc tích,cô đọng và giải quyết vấn đề phải triệt để cho đến cùng.Về điểm này nếu đọc sách của Mornier các bạn sẽ nhận thấy phong cách riêng rất độc đáo của ông.Ví dụ nhé:
*Khi trình bày về lí thuyết giới hạn của hàm,trong quá trình tính toán giới hạn một hàm f(x) tại điểm x0 nào đó chúng ta hay có thao tác hình thức kiểu như "đặt y=g(x)" sau đó quy biểu thức định nghĩa f(x) về hàm h(y) nào đó đồng thời chuyển giới hạn tới điểm g(x0).Trên quan điểm chặt chẽ mà nói điều này là không hiển nhiên một chút nào và cần phải có chứng minh rõ ràng.Về điểm này tôi chỉ thấy mỗi sách của Mornier là có trình bày thôi.
*Khái niệm vi phân có định nghĩa rõ ràng nhưng trên thực tế việc sử dụng khái niệm vi phân qua kí hiệu kiểu như dx,dy,dz.....trong các sách là hết sức tùy tiện,lạm dụng kí hiệu
,thiếu chặt chẽ.Ví dụ như người ta có thể trình bày các khái niệm quan trọng trong giải tích mà không cần phải thông qua kí hiệu vi phân(còn nếu muốn trình bày bằng cách này luôn luôn phải ghi nhớ rằng đây chỉ là vì sự thuận tiện,giản lược kí hiệu cho các khái niệm có được sự ngắn gọn,đỡ nặng nề),ví dụ biểu thức định nghĩa tích phân :in không cần thiết(về mặt nguyên tắc) phải có kí hiệu vi phân dx(chẳng qua đưa vào kí hiệu này chỉ để thuận tiện về phương diện trực quan cho phép đổi biến hay tích phân từng phần mà thôi),do đó cần giải thích rõ ràng tại sao và vì sao người ta lại làm như vậy(về điều này Mornier luôn luôn cảnh báo người đọc về kí hiệu vi phân chẳng qua chỉ là sự lạm dụng kí hiệu một cách máy móc).
*Cũng gần giống như vậy việc giải phương trình vi phân bậc nhất theo kiểu lạm dụng bằng các kí hiệu vi phân như các sách của ViệtNam hay thậm chí của Nga(theo tôi) không đạt được chuẩn mực cao về tính chặt chẽ,ví dụ như cách giải phương trình vi phân mà một vế có dạng vi phân từng phần được "giải" truyền thống theo các sách trên theo kiểu "chuyển vế" các kí hiệu vi phân hình thức sau đó lại thực hiện phép tích phân là hoàn toàn sai về mặt học thuật(tuy có đúng về ý tưởng).Vấn đề này chỉ có thể thực hiện một cách chặt chẽ về mặt toán học nếu lập luận qua ngôn ngữ hàm ẩn và dạng vi phân đóng.
Cũng vậy ví dụ khi giảiPTVP "kinh điển" y'=y,phần lớn các sách Việt Nam "giải" như sau:
y'=y :wacko: dy/y=dx :D :in dy/y = :in dx :in y=Ce^x.
Giải như vậy miễn bàn về tính chặt chẽ!!
Về tất cả các vấn đề này theo tôi Mornier đã giải quyết tương đối tốt.
Cách trình bày của tác giả có thể là khá rề rà thậm chí có phần khiến cho những độc giả khá khó chịu(vì nó quá chặt chẽ!!) thế nhưng theo tôi như vậy mới đạt được sự chặt chẽ vốn có của toán học(không dùng hay hạn chế tối đa yếu tố trực quan trong toán học).
Thứ hai,một cuốn sách hay phải có chiều sâu về tư tưởng,đường lối,phương hướng mở rộng chứ không phải là nặng về khối lượng kiến thức được trình bày(điều này là vô cùng quan trọng với những học viên dự bị đại học mới bắt đầu ở ngưỡng cửa tiếp xúc với toán học hiện đại).Với tư cách là tài liệu xây dựng kiến thức nhập môn toán học trừu tượng,theo tôi Mornier đã làm tốt.Sau đó nếu bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu sâu thêm mới cần dùng tới những tài liệu kiểu "vũ khí hạng nặng"(loại này tôi và các bạn có thể tìm được nhiều lắm).

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phamleminh: 20-08-2007 - 22:17


#20
phamleminh

phamleminh

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 30 Bài viết

Tớ chưa bày tỏ cảm nhận của mình về các bộ đó đâu nhé, toàn là nghe nói cả thôi, vì chính ra tớ không học nghiêm chỉnh theo các sách đó. Chỉ có năm ngoái lúc làm một ít bài tập Halliday thì thấy các bài tập bằng số khá đơn giản, bài tập hiện tượng thì khá là hay. Bộ hơn 10 tập thì chính xác là sách luyện thi đại học. Sách Monier thì đúng là tớ không thích, về ĐSTT thi tớ chuộng 3 tác giả người Việt hơn (thầy Hưng, thầy Hoa và thầy Trung). Bữa sau tó lập vài topic về ĐSTT cho năm nhất nhé, hi vọng ban phamlemlnh tham gia cho vui


Ok,ba cuốn Đại số tuyến tính:một của TS Nguyến Hữu Việt Hưng(bìa xanh,NXB ĐHQG),một của GS Lê Tuấn Hoa(có thêm phần bài tập),một của GS Ngô Việt Trung(bộ sách cao học viện Toán) thì đương nhiên là hay rồi nhưng tôi vẫn mạo muội đề xuất thêm cuốn tập 6(đại số 2 của Mornier)(các bạn cứ nghiêm túc đọc thử xem:chất lượng học thuật(academic) không hề kém hơn đâu mà còn bổ sung khá tốt cho ba cuốn đó đấy).
Về bài tập ĐSTT tiếng Việt có thêm cuốn bài tập của NXB ĐHSP Hà Nội(chương trình cho sv Toán chất lượng cao) cũng nên dùng.Nếu các bạn sv có thêm thời gian tôi đề nghị thêm cuốn đại số đa tuyến tính(Multilinear Algebra) của Greub(1977)(rất hay).
Hai cuốn MrMATH nói đến của W.Rudin và Lang cụ thể là gì vậy?
Phải nói rằng đây không chỉ là hai nhà toán học lớn mà còn là những nhà sư phạm hàng đầu thế giới,về W.Rudin tôi chỉ biết có hai cuốn nổi tiếng của ông:Real and Complex Analysis,3th edition,McGraw-Hill,Inc.1987 và Principles of mathematical analysis,2nd edition,McGraw-Hill,Inc. 1964.
Còn Lang thì viết nhiều khủng khiếp không rõ MrMATH nói đến cuốn nào?




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh